II. Tài sản lưu động (hàng kém,
2.1.4/ Giai đoạn từ cuối năm 2004 đến nay
Để đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, ngày 16/11/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP về “Chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần” thay thế cho Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 với nhiều sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của nước ta.
Đến ngày 22 tháng 12 năm 2004, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 126/TT- BTC về “Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần ”.
Trong Nghị định và Thông tư mới ban hành, phương thức xác định giá trị doanh nghiệp đã được đổi mới, cụ thể:
Doanh nghiệp cổ phần hóa có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên thì việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện thông qua các tổ chức có chức năng định giá như: các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức thẩm định giá, ngân hàng đầu tư trong nước và ngoài nước có năng lực định giá. (xem thêm Phụ lục 1)
Với doanh nghiệp cổ phần hóa có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán dưới 30 tỷ đồng thì không nhất thiết phải thuê tổ chức định giá. Trường hợp không thuê tổ chức định giá thì doanh nghiệp sẽ tự xác định giá trị doanh nghiệp và báo cáo về cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp.
Thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp bằng 2 phương pháp cơ bản :
Phương pháp tài sản ròng, trong đó định giá doanh nghiệp đựa vào việc xác định giá trị các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp, với sự bổ sung các chuẩn mực trong việc xác định chất lượng tài sản, giá cả tài sản và giá trị lợi thế kinh doanh.
Phương pháp chiết khấu dòng tiền, căn cứ vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quá khứ và trong tương lai để xác định giá trị doanh nghiệp.