Các giải pháp hổ trợ khác 1 Từ phía Nhà Nước

Một phần của tài liệu Giam đốc tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp (Trang 65 - 69)

1. Từ phía Nhà Nước

Tách bạch quyền quản lý và quyền sở hữu

Đó là một trong những giải pháp vĩ mô quan trọng nhất mà Nhà Nước cần phải thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các côngty cổ phần trong giai đoạn hiện nay. Việc sửa đổi luật doanh nghiệp Nhà Nước là một vấn đề hệ trọng, có liên quan đến nhiều chủ trương chính sách lớn của đảng và Nhà Nước .Với 51% cổ phần tham gia, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần vẫn chịu sự chi phối rất lớn từ phía từ phía Nhà Nước .Quyền sở hữu và quyền quản lý phải tách bạch rỏ ràng và đã đến lúc cần phải phải xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của “thành viên Nhà Nước” trong Công ty cổ phần, phân biệt giữa nội dung quản lý Nhà Nước với nội dung quản lý doanh nghiệp của Nhà Nước với tư cách là người góp vốn để tránh “bình mới, rượu củ” cho mô hình này.

Xây dựng chiến lược cạnh tranh quốc gia

Trong bối cảnh hiện nay nâng cao năng lực cạnh tranh sẳn sàng cho việc hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là con đường duy nhất để Việt Nam thoát khỏi nguy cơ bị chèn ép, thôn tính khi hội nhập và trong hành trình này, các DN phải chủ động và tự thân vận động là chính cộng với sự hổ trợ của Nhà Nước chứ không thể đòi hỏi Nhà Nước duy trì mãi chính sách bảo hộ. Vì thế, nếu không sớm cải thiện hoặc giải quyết tốt vấn đề này thĩ nguy cơ đánh mất thị trường nội địa cho các đối tác kinh tế hùng mạnh của nước ngoài là điều rất dễ xảy ra .

Do vậy, để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế của nền kinh tế cần xây dựng chiến lược cạnh tranh Quốc Gia mà cốt lõi là hệ thống các chính sách cạnh tranh. Việc xây dựng và thực hiện các chính sách cạnh tranh cần theo hướng giảm dần, tiến tới xóa bỏ phân biệt trong kinh doanh, chống hạn chế cạnh tranh, giảm thiểu các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, hạn chế kiểm soát độc quyền.

Theo hướng này, cần nhanh chóng ban hành luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Ngoài ra cần phải cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện quá trình cải cách hệ thống thuế nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, mở cửa nền kinh tế, tiến tới xây dựng hệ thống thuế thống nhất cho các thành phần kinh tế, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua điều chỉnh cơ cấu đầu tư nhằm phát huy lới thế so sánh. lợi thế cạnh tranh, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược tổng thể hội nhập kinh tế quốc tế.

Xét về chiến lược cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương đã chỉ ra rằng, nhóm sản phẩm được đánh giá là có năng lực cạnh tranh của Việt Nam hiện nay chủ yếu là những nông sản, khoáng sản chưa qua chế biến do có lợi thế về thiên nhiên nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng thấp. Thường những ngành hàng này đang được bảo hộ và sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt do phần lớn chưa có thương hiệu, kiểu dáng riêng, chưa tạo được cơ sở nguyên liệu ổn định lâu dài, năng suất, chất lượng ổn định… Đó là chưa kể đến việc chúng ta còn phải chịu không ít sức ép về thay đổi cơ cấu sản phẩm, nghĩa là chúng ta phải sản xuất các sản phẩm theo nhu cầu, thị hiếu, chất lượng và tiêu chuẩn của thị trường quốc tế chứ không phải tạo ra những sản phẩm mà chúng ta có khả năng sản xuất.

Trong xu thế của nền kinh tế toàn cầu, mọi Quốc Gia đều phải mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài, nâng cao sức cạnh tranh là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Bối cảnh đó đòi hỏi các doanh nghiệp, các Quốc Gia không những phải thay đổi, vượt lên chính mình để phát triển mà còn phải tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc hơn các đối thủ cạnh tranh để tránh nguy cơ tụt hậu .

2. Từ phía doanh nghiệp

Bên cạnh giải pháp về giám đốc tài chính, và chiến lược tài chính cho doanh nghiệp để tranh thủ các cơ hội và điều kiện thuận lợi do việc tham gia WTO mang lại, đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của quá trình này các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện tốt các vấn đề sau :

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ nhân lực, những chuyên gia có đủ trình độ và khả năng để tiếp cận những cái mới của quá trình hội nhập, những chuyên gia về để theo kịp, nắm bắt những cái mới, tiến triển của thế giới về thị trường

Thứ hai, xây dựng và tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong toàn doanh nghiệp nhận thức đầu đủ và đúng đắn vấn đề hội nhập quốc tế và tham gia WTO, thấy rõ cả cơ hội và thách thức để chủ động chuẩn bị .

Thứ ba, các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu xác định những lĩnh vực ngành hàng, mặt hàng mình có thế mạnh hoặc những điều kiện thuận lợi để phát triển, trên cơ sở đó chủ động điều chỉnh và thu hút các nguồn lực để tập trung phát triển các mặt hàng có hiệu quả và có sức cạnh tranh quốc tế .

Thứ tư, các doanh nghiệp cần có quan hệ chặc chẻ với các bộ ngành trung ương và các công ty họat động kinh doanh quốc tế để nắm bắt tình hình xu hướng thị trường quốc tế, trên cơ sở đó quyết định các kế họach sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới.

Thứ năm, Các doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt cho việc cùng cả nước tham gia hội nhập quốc tế, trong đó có WTO, tăng cường năng lực lãnh đạo và quản lý, tăng cường đảo tạo cán bộ đủ sức đáp ứng yêu cầu của quá trình tham gia vào các hoạt động kinh doanh quốc tế .

Nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và kinh doanh, cập nhật thông tin về thị trường kịp thời tiến hành những quan hệ thương mại trực tiếp với các đối tác nước ngoài, hạn chế phụ thuộc các khâu trung gian.

Tăng cường cử cán bộ đi nghiên cứu thị trường ở nước ngoài, tham gia một số cuộc hội chợ, triển lãm cần thiết về ngành hàng mà doanh nghiệp có thế mạnh, qua đó tìm hiểu nhu cầu thị trường, tìm đối tác. Cần giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan đại diện của việt nam ở nước ngoài để yêu cầu cung cấp thông tin thị trường và thẩm định đối tác .

Với các doanh nghiệp Việt Nam trong lúc này, cơ hội và thách thức luôn đan xen nhau, nếu không biết cách nắm bắt và tận dụng kịp thời thì cơ hội có thể quay trở lại thành thách thức. Vì vậy, bằng việc tích cực chuẩn bị kỹ mọi điều kiện đi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. với ưu thế trẻ, khỏe, năng động, chúng ta tin tưởng rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tranh thủ được vận hội mới mở ra, để đẩy mạnh phát triển và hạn chế tối đa các họat động tiêu cực của quá trình này.

Lời kết

Xây dựng chức danh giám đốc tài chính và chiến lược tài chính trong chu kỳ sống của doanh nghiệp là một chủ trương đúng đắn. Thế nhưng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này và đó chính là một trong những nguyên nhân gây ra yếu kém mà các DNNN Việt Nam đang phải gánh chịu.

Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, cơ hội & thách thức đang chờ đợi ở phía trước cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tồn tại hay không tồn tại, phát triển hay thụt lùi và biến mất là những vấn đề mà tự thân doanh nghiệp phải có câu trả lời. Đã đến lúc các DNNN mà cụ thể là các Công ty cổ phần chịu sự chi phối của Nhà Nước phải biết tự khẳng định mình và vững tiến đến thành công để tránh trượt ngã ngay trên sân nhà .

Để làm được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam phải có những cải tiến, một trong những cải tiến quan trọng là xây dựng chức danh giám đốc tài chính và chiến lược tài chính cho doanh nghiệp.

Thông qua luận văn này, người viết rất mong nhận được sự ủng hộ về mặt quan điểm của các Quý Thầy Cô, Anh Chị chuyên ngành. Luận văn này được viết để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ kinh tế của Trường Đại học kinh tế TP. HCM, bên cạnh đó luận văn này cũng chính là những trăn trở có tâm huyết của bản thân - người làm công tác kế toán tài chính tại Công ty cổ phần với tiền thân là DNNN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS-TS Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại – Nhà xuất bản Thống kê .

2. Cơ quan Thông Tin Lý Luận và Nghiệp Vụ của ngành tài chính – Tạp chí tài chính.

3. Cơ quan của Bộ Tài Chính – Thời báo Tài chính Việt Nam. 4. Cơ quan của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư – Thời báo Đầu tư

5. Cơ quan của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư – Thời báo Đầu tư chứng khoán 6. Cơ quan của Tổng Cục Thuế – Bộ tài chính - Tạp Chí Thuế Nhà Nước 7. Sở Thương mại TP. HCM – Thời báo kinh tế Sài gòn

8. Các trang Web của Bộ Tài Chính, Bộ Thương Mại, Tổng cục Thuế, Doanh nghiệp & doanh nhân và web CFO Asia www Cfoasia. Com.

Một phần của tài liệu Giam đốc tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)