Chính Phủ và bảy thách thức còn phải giải quyết

Một phần của tài liệu Giam đốc tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp (Trang 38 - 40)

III Chính phủ trước thực trạng của DNNN trong thời gian qua 1.Những động thái tích cực của Chính phủ

2. Chính Phủ và bảy thách thức còn phải giải quyết

Điểm xuyến toàn bộ tình hình, chúng ta có thể đưa ra các 7 thách thức như sau :

Thứ nhất, chuyển đổi phải thành lập cơ quan quản lý tài sản trước áp lực tinh giảm bộ máy biên chế trong hòan cảnh đội ngũ cán bộ Nhà Nước vừa quá thừa lại vừa quá thiếu ( thiếu đội ngũ cán bộ có chất lượng ).

Thứ hai, chuyển đổi phải đòi hỏi đổi mới tư duy và quan niệm về quyền sở hữu Nhà Nước trong công ty, tức Nhà Nước sở hữu cổ phần, sở hữu phần góp vốn là người đầu tư chứ không phải Nhà Nước sở hữu công ty. Công ty chỉ là công cụ đề Nhà Nước thực hiện đầu tư nhắm tạo lợi nhuận .

Thứ ba, đòi hỏi phải thay đổi cơ bản quan niệm trong ý thức hệ truyền thống về vai trò của doanh nghiệp nhà nước, về thói quen truyền thống tư duy kiểu thành phần kinh tế .

Thứ tư, chuyển đổi có thể gặp sự phản đối, phê phán rất lớn bao gồm các động cơ tích cực và không tích cực đưới nhiều hình thức khác nhau của những ngưới bị tác động ( mất quyền và mất lợi ), ở nhiều cơ quan, cấp bậc, chức vụ khác nhau.

Thứ năm, Thách thức từ khía cạnh văn hóa với lối làm việc theo chế độ tập thể, thiếu niềm tin từ cá nhân, không dám trao hết quyền cho một người hay một cơ quan, chia quyền cho nhiều người nhưng không ai giải quyết được, nhiều người có quyền nhưng không có người chịu trách nhiệm .

Thứ sáu, còn thiếu đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh phù hợp, thiếu hụt lại càng thêm thiếu trong cơ chế huy họach cán bộ nên nguy cơ trao quyền cho người không đủ năng lực là rất lớn. Đó cũng là cái lý phản đối của cải cách phương thức và cơ chế thực hiện quyền sỡ hữu Nhà Nước .

Cuối cùng là thách thức về thị trường còn kém phát triển, kém cạnh tranh, giám sát và áp lực của thị trường yếu, hệ thống tư pháp chưa phát triển và giữ được vai trò cần thiết.

Trên đây toàn bộ là những vấn đề về động thái của chính phủ, bảy thách thức đặt ra mang tầm vĩ mô. Nhưng khi nói một cách chi tiết và cụ thể liên quan đến nội dung của luận văn này, thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải xem lại vấn đề kế toán tài chính tại các DNNN một cách cẩn trọng và chi tiết để từ đó xây dựng một mô hình giám đốc tài chính với đầy đủ những chi tiết về quyền hạn và trách nhiệm, được luật hoá một cách cụ thể, rõ ràng. Đây chính là nền tảng là cơ sở cho những bước tiến vững chắc của doanh nghiệp trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Chương 3 :

Một phần của tài liệu Giam đốc tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)