Chức danh giám đốc tài chính và tình hình xây dựng chiến lược tài chính của các DNNN

Một phần của tài liệu Giam đốc tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp (Trang 28 - 29)

của các DNNN

1 Không tồn tại chức danh giám đốc tài chính

Theo tinh thần của nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều luật của kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh, chúng ta thấy rằng kế toán trưởng doanh nghiệp là chức danh cao nhất của kế toán mà Nhà Nước ta công nhận về mặt pháp lý. Thế nhưng trong điều kiện hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi người quản lý tài chính cho các DNNN cần phải được nâng cao lên một bậc mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, xứng đáng với tầm vóc của DNNN, do vậy xây dựng chức danh giám đốc tài chính trong DNNN là một việc mà theo tôi là rất cấp bách.

Trước thực trạng trên, chúng ta cần nhìn nhận đúng nghĩa về vai trò, vị trí của giám đốc tài chính trong DNNN, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức của những người đứng đầu về công tác tài chính kế toán trong doanh nghiệp là một điều hết sức cần thiết trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.

Bên cạnh đó sự công nhận về mặt pháp lý đòi hỏi Nhà Nước phải luật hoá chức danh này một cách cụ thể. Để nền kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển, để các doanh nghiệp có đủ lực tồn tại, phát triển, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc thì đây là một trong những vấn đề tiên phong mà cả về Nhà Nước và các doanh nghiệp phải hết sức quan tâm và chú trọng .

2. Sự vắng mặt của giám đốc tài chính và những tổn thất

Như chúng ta đã thấy qua số liệu minh chứng ở phần trên. 75% DNNN hoạt động thua lỗ trong năm 2004, 77% DNNN hoạt động có lãi trong năm 2003. Một sự sụt giảm nghiêm trọng về lượng, bên cạnh đó đa phần mức lãi chỉ đạt ở mức mà thực tế không một nhà đầu tư chân chính nào có thể chấp nhận được.

Nợ quá hạn, khoanh nợ, giảm nợ và việc Nhà Nước quá nhún nhường cưng chiều các “ con cưng “ này đã làm cho nền kinh tế của chúng ta phát triển chậm hơn so với tốc độ phát triển thực chất có thể có của nó .Theo ý kiến của riêng bản thân, tôi cho rằng điều này một phần là do không có những người giám đốc tài chính chân chính- những người có kiến thức, có kinh nghiệm, có bản lĩnh để đấu tranh trước những cái đúng, cái sai và quan trọng nhất là biết dừng lại đúng lúc .

Tổn thất to lớn của DNNN trong thời gian qua là rất lớn, những chỉ số tài chính, những khoản nợ, và việc phá sản, giải thể doanh nghiệp đã nói lên điều đó. Nhắc đến vấn đề này để làm gì ? Để chúng ta có một cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn đối những người làm công tác tài chính kế toán, tầm quan trọng của công tác tài chính là vô cùng to lớn, nếu công tác này và người đứng đầu quản lý công việc này trong các DNNN được luật hoá cụ thể chi tiết trách nhiệm và quyền hạn thì thiết nghĩ số tiền mà Nhà nước mất đi là không đến mức là con số nhức nhối như hiện nay.

Bao giờ cũng thế, trong cái sai cũng có cái đúng, trong thành công cũng có những thất bại. Vấn đề quan trọng là nhận biết đầy đủ những yếu kém, nguyên nhân thất bại của mình để từ đó có những hướng khắc phục toàn diện để đi đến thành công. Sự vắng mặt của giám đốc tài chính trong DNNN không nhiều thì ít nó cũng là một trong những nguyên nhân hết sức cơ bản của những yếu kém trong thời gian qua. Do vậy, trong tương lai không xa, các DNNN sau khi cổ phần hoá hoặc trở thành công ty TNHH chịu sự chi phối của luật doanh nghiệp thống nhất, tự phân vận động trong thị trường cạnh tranh nhiều rủi ro khi gia nhập WTO, thì việc ý thức xây dựng cho mình chức danh giám đốc tài chính và chi tiết những công việc cần thiết của giám đốc tài chính là vấn đề hệ trọng đặt lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu Giam đốc tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)