Hình thành côngty định mức tín nhiệm :

Một phần của tài liệu Giam đốc tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp (Trang 36 - 38)

III Chính phủ trước thực trạng của DNNN trong thời gian qua 1.Những động thái tích cực của Chính phủ

1.6 Hình thành côngty định mức tín nhiệm :

Công ty định mức tín nhiệm là một định chế tài chính cao cấp nhất của thị trường tài chính, hoạt động của công ty định mức tín nhiệm đòi hỏi tính độc lập, tính tin cậy và chuyên nghiệp để hướng dẫn đầu tư, hoạt động của công ty định mức tín nhiệm đòi hỏi phải tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư thì công ty định mức tín nhiệm mới tồn tại và phát triển. Chính vì những đặc tính này mà việc ra đời và hoạt động của công ty định mức tín nhiệm là một việc rất khó khăn trong điều kiện thị trường Việt Nam. Thị trường vốn và thị trường trái phiếu của Việt Nam

còn nhỏ bé, nhân sự đòi hỏi công nghệ cao mà kiến thức về công ty định mức tín nhiệm còn quá xa lạ đối với Việt Nam.

Nhu cầu làm sau đánh giá được năng lực tài chính của doanh nghiệp khi họ cùng hợp tác làm ăn. Đây chính là vấn đề khó thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế nước ta mới phát triển, chưa có đầy đủ các công cụ pháp lý để kiểm soát sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và các hoạt động liên quan đến họat động tài chính. Tuy nhiên, để lành mạnh hóa các hoạt động kinh tế, không thể không triển khai các giải pháp đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp.

Một cuộc hội thảo mới tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Xây dựng các giải pháp thành lập CRA ( công ty định mức tín nhiệm) tại Việt Nam vừa được Hiệp Hội Các Nhà Đầu Tư Tài Chính tại Việt Nam và Công Ty Tài Chính Quốc Tế ( IFC) tổ chức đã đề xuất một giải pháp minh bạch hóa tài chính doanh nghiệp được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý tài chính Việt Nam. Đó là việc triển khai các dịch vụ đánh giá tín nhiệm và thành lập các công ty định mức tín nhiệm cung cấp những thông tin tin cậy về tài chính của từng doanh nghiệp để khi các nhà đầu tư hay các doanh nghiệp hợp tác có thể tham khảo, so sánh, đối chiếu trước khi đưa ra quyết định.

Nghị quyết 01/2005 của Chính Phủ có giao cho Bộ Kế Hoạch và đầu tư tham mưu để chính phủ ban hành văn bản quy định về các điều kiện kinh doanh cho công ty định mức tín nhiệm có vốn đầu tư nước ngoài.

Công ty định mức tín nhiệm ra đời, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng cường nhận thức về ý nghĩa và sự cần thiết của định mức tín nhiệm đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Kêu gọi các doanh nghiệp đại chúng, kinh doanh hiệu quả tiến hành thực hiện các dịch vụ của công ty định mức tín nhiệm như đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, tư vấn hoặc đánh giá quản trị doanh nghiệp.

Kết quả của định mức tín nhiệm những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả sẽ được quảng bá sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng .

Nghiên cứu mô hình công ty định mức tín nhiệm, có đề nghị bắt buộc đối với các doanh nghiệp Nhà Nước bởi những lý do sau

• Quản lý vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp Nhà Nước mang nặng cơ chế quản lý hành chính vì đơn vị chủ quản đều là các Bộ, Ngành, UBND tỉnh, việc đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là không được chuyên nghiệp, không chính xác.

• Các đơn vị chủ quản đều tiến hành phân loại đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp theo quy định hiện hành nhưng cách thức tiến hành và đánh giá quá đơn giản sơ sài.

• Đánh giá xếp hạng doanh nghiệp theo phương pháp và được thực hiện bởi công ty định mức tín nhiệm sẽ manh tính độc lập, chuyên nghiệp- Là cách tham mưu tốt nhất cho các cơ quan Nhà Nước đanh quản lý doanh nghiệp.

• Với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp, Nhà Nước hoàn toàn có quyền yêu cầu các DNNN thực hiện vệc xếp hạng doanh nghiệp bởi định chế tài chính trung gian, độc lập và chuyên nghiệp .

• Việc đánh giá xếp hạng các doanh nghiệp này có thể theo chu kỳ 3 năm 1 lần. Trên thực tế công ty định mức tín nhiệm có uy tín đánh giá doanh nghiệp sẽ mang lại những thông tin phân tích chất lượng cho nhà đầu tư. Đánh giá được chính xác và đầy đủ những rủi ro trong các hoạt động của doanh nghiệp.

• Việc đánh giá các công ty này sẽ giúp cho các doanh nghiệp được cổ phần hoá được tư vấn kiến thức về quản trị tài chính, quản trị rủi ro, hiểu được đầy đủ cách thức xây dựng kiến thức về quản trị doanh nghiệp làm cơ sở để xây dựng cấu trúc tài chính lành mạnh sau cổ phần hoá .

• Việc đánh giá định mức tín nhiệm sẽ làm cho doanh nghiệp gặp thuận lợi vì không thể loại bỏ những chi phí của công ty cổ phần, mọi chi phí về định mức tín nhiệm do Nhà Nước chi trả và được tính vào chi phí cổ phần hoá .

Một phần của tài liệu Giam đốc tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)