Khả năng cạnh tranh yếu kém của các DNNN Việt Nam sau cổ phần hoá

Một phần của tài liệu Giam đốc tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp (Trang 40 - 44)

I. WTO – cơ hội và thách thức trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1. Khả năng cạnh tranh yếu kém của các DNNN Việt Nam sau cổ phần hoá

Sự phát triển và lớn mạnh của các doanh nghiệp mà đặc biệt là các DNNN góp phần rất quan trọng trong sự phát triển và lớn mạnh của Quốc Gia . Thế nhưng cho đến thời khắc này, những tháng cuối năm 2005 thông qua các buổi toạ đàm thảo luận, các phương tiện truyền thông đại chúng hằng ngày chúng ta vẫn nghe và thấy những yếu kém về khả năng cạnh tranh của các DNNN trong giai đoạn hội nhập . Những yếu kém này có xuất phát điểm từ cả hai phía: Nhà Nước và chính bản thanh doanh nghiệp. Do vậy, để nhìn nhận một cách đầy đủ nhất chúng ta hãy đi vào những vấn đề cơ bản nhất để giải quyết bàn toán khó này .

1.1 Rào cản từ phía Nhà Nước Chưa thoát khỏi cơ chế xin - cho Chưa thoát khỏi cơ chế xin - cho

Chưa tách bạch quyền quản lý và quyền sở hữu nảy sinh tình trạng “xin cho” trong việc cấp và sử dụng vốn. Chậm trể, tốn thời gian xem xét “ tờ trình” và phúc đáp của Ông Nhà Nước đã làm hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nó như một hàng rào cản lối làm giảm đi những nhiệt quyết, tính tự chủ và sáng tạo, sự mạo hiểm của những nhà lãnh đạo tài tình và điều này tất nhiên sẽ gây ra những hạn chế nêu trên .

Việc sửa đổi luật doanh nghiệp Nhà Nước là một vấn đề hệ trọng, có liên quan đến nhiều chủ trương chính sách lớn của Nhà Nước ta. Trong đó cần phải phân định và tách bạch rõ ràng giữa quyền hạn và trách nhiệm của Nhà Nước với tư cách là chủ sở hữu, với quyền hạn trách nhiệm của doanh nghiệp, phân biệt giữa nội dung quản lý Nhà Nước với nội dung quản lý doanh nghiệp của Nhà Nước với tư cách là người góp vốn .

Trên cơ sở bảo đảm thực hiện quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong kinh doanh, cần thực hiện đúng chủ trương khi góp vốn Nhà Nước chỉ tham gia quản lý doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu, người góp vốn, quản lý tính hiệu quả và việc sử dụng hợp pháp đồng vốn giao cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền thực sự trong việc thay đổi cơ cấu tài sản để mở rộng kinh doanh, chủ động huy động vốn và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn dưới các hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu.

Chưa xây dựng được chiến lược cạnh tranh quốc gia .

Hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Thực tế sẽ mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội như đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu hút vốn đầu tư và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài … song cũng đặt ra cho chúng ta phải đương đầu với nhiều thách thức đó là Nâng cao năng lực cạnh tranh trên cả 3 phương diện, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của sản phẩm .

Trên gốc độ vĩ mô, để kết hợp cả ba phương diện trên đả đến lúc Nhà Nước cần phải định hướng và hổ trợ cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cái mà thị trường Việt Nam cần, thị trường nước ngoài cần và cả thị trường Thế giới cần để thay thế cho cách sản xuất theo thói quen và lợi thế sẳn có như thời gian vừa qua. Thông qua đó xây dựng cho cả Quốc Giamột chiến lược dài hạn để nâng cao khả năng cạnh tranh của Quốc Gia .

1.2 Hạn chế từ phía doanh nghiệp

Chưa chủ động xây dựng chiến lược tài chính và chiến lược chung cho doanh nghiệp

“Chưa có tầm nhìn xa, chưa chủ động xây dựng chiến lược tài chính và chiến lược chung cho doanh nghiệp” đó là vấn đề tồn tại tại các DNNN Việt Nam. Con số khiêm tốn 5% các DNNN cho biết có xây dựng chiến lược tài chính và con số 28% cho biết thành công lớn nhất là xây dựng được chiến lược kinh doanh khả thi, 42% công ty cho biết mình có lập kế hoạch chi tiết và cụ thể cho năm, trong khi 41% thông báo chỉ xây dựng kế họach tổng quát và 15 % không lập kế họach là thực trạnh tình hình xây dựng chiến lược tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Khả năng quản lý thị trường của nhiều nhà quản lý doanh nghiệp dường như chưa tương xứng với sự đòi hỏi phát triển kể cả nơi không ít những người có bằng cấp. Ngay cả những người có bằng quản trị kinh doanh tỷ lệ lập kế hoạch chi tiết cũng mới đạt 48 %, chỉ cao hơn không nhiều so với những người chưa có bằng này 34%. Một khi công ty không có kế hoạch chi tiết thì e rằng chiến lược kinh doanh dài hạn chắc cũng chưa thể định hình mặc dù doanh nghiệp có thể có trực giác kinh doanh rất nhạy bén.

Trong vòng 5 năm qua những thành công lớn nhất là 52% mở rộng địa bàn hoạt động tức là chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa theo chiều sâu và xu hướng tăng cường đầu tư nhân lực và vốn liếng vào những sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao dường như chưa được chú tâm. Về điều này nhiều nhận xét của các nhà kinh tế lâu nay cũng đã từng cảnh báo về việc chậm chuyển dịch cơ cấu và nguy cơ bị tụt hậu của nền kinh tế .

Có thể nói bên cạnh một số doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có khả năng thâm nhập các thị trường khu vực và quốc tế và luôn luôn chịu sức ép mất thị trường khi hàng rào bảo hộ thuế quan dần bãi bỏ. Có nhiều nguyên nhân như doanh nghiệp chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh, chiến lược tài chính không nghiên cứu thị trường, sự hiểu biết về khách hàng và đối thủ cạnh tranh đặt biệt ở nước ngoài còn rất ít, chất lượng quản lý doanh nghiệp thấp, những vấn đề về nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng lao động chưa được quan tâm đúng mức.

Để giải quyết tình trạnh trên, hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp vấn đề đặt ra để giải quyết không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn đối với chính sách của Nhà Nước .

Tồn tại cách quản lý bao biện, kiêm nhiệm và công tác kế toán tài chính tại các doanh nghiệp chưa được xem trọng

Con người là nhân tố quyết định trong thành công hay thất bại của doanh nghiệp, khi nói đến điều này thật không sai chút nào, cả Nhà Nước nói chung và cả doanh nghiệp nói riêng .Trong quá trình hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể đứng vững tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp đều phải xây dựng cho mình một đội ngũ quản lý ngày càng mạnh và bản lĩnh . Trong khuôn khổ một cuộc điều tra về văn hoá kinh doanh và nghệ thuật lãnh đạo có 30% doanh nhân trong mẫu điều tra đồng ý với ý kiến cho rằng “người lãnh đạo là người giải quyết mọi chuyện trong công ty từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn và 54% cho rằng cấp trên lúc nào cũng phải tận tình chỉ bảo chi tiết cho cấp dưới phải làm công việc của họ như thế nào”

Lẽ tất nhiên, sự tận tụy của người lãnh đạo là điều cần thiết trong việc điều hành công ty nhưng quản lý giỏi không nhất thiết phải luôn kèm cặp nhân viên. Trong thời bao cấp, chúng ta từng chứng kiến khá phổ biến hình ảnh các quản lý lúc nào cũng lu bu đầu tắt mặt tối với những chuyện cụ thể, lăn loan say sát với từng bộ phận. Cách làm ấy có thể phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ, nhưng khi doanh nghiệp đã phát triển tới mức nhất định thì tác phong bao biện khó lòng đem lại hiệu quả.

Người đúng đầu trong công tác kế toán tài chính tại các doanh nghiệp được chi phối bởi Nghị định 129, trong đó có những nội dung chủ yếu sau

Về đạo đức : Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành và đấu tranh bảo vệ nguyên tắc, chính sách, chế độ kinh tế, tài chính và pháp luật của Nhà Nước .

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ : Đối với kế toán trưởng của các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc, kế toán trưởng của Tổng công ty Nhà Nước và kế toán trưởng công ty mẹ phải có chuyên môn, nghiệp vụ kế toán từ trình độ đại học trở lên .

Về thời gian công tác thực tế kế toán : Đối với kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc kế toán trưởng của Tổng công ty Nhà Nước và kế toán trưởng công ty mẹ phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất 5 năm trở lên. Có chứng chỉ kế toán trưởng theo quy định tại quyết định số 43/2004/QĐ-BTC ngày 26/04/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng được cấp trươc ngày Quyết định số 43/2004/QĐ-BTC có hiệu lực thi hành theo quy định tại quy chế về tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng ban hành kèm theo quyết định số 159TC/CĐKT ngày 15/9/1989 và quyết định số 796 TC/QĐ/TCCB ngày 23/10/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính .

Cho đến hiện nay chứng chỉ kế toán trưởng, hay chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng thực ra cần có sự giám sát và xem xét lại. Bởi vì trên thực tế việc đào tạo tràn lan và kém chất lượng đã xảy ra tại không ít nơi, nếu chỉ căn cứ vào chứng chỉ kế toán trưởng thì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ nhân lực cao cấp này.

Hiện nay, tại một số các doanh nghiệp công tác kế toán tài chính chỉ dừng lại ở mức độ đi sau và ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà chưa có bước đột phá và sự đóng góp mang tính định hướng nào cho doanh nghiệp.

Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp luôn luôn trong tư thế đối phó và thích ứng đối với sự thay đổi của thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập sẽ bị chi phối không những bởi thị trường tài chính nội địa mà còn cả thị trường tài chính thế giới. Chính vì lẽ đó, công tác kế toán

ngày càng trở nên quan trọng, việc xây dựng một mô hình giám đốc tài chính với những tiêu chuẩn đặt ra phù hợp với sự phát triển ngày càng cao là một điều tất yếu.

Một phần của tài liệu Giam đốc tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)