GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM CP HÀNG HẢI CHI NHÁNH cÇu giÊy
3.1.2 Định hướng mở rộng huy động vốn tại chi nhánh MSB Cầu giấy.
Mục tiêu kinh tế xã hội từ nay đến 2010 cũng như lâu dài ở Việt Nam là phát triển kinh tế trên cơ sở ổn định tiền tệ, lành mạnh hóa các hoạt động của tổ chức tín dụng, tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hoạt động huy động vốn phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước.
Về hoạt động huy động vốn cần được tập trung đẩy mạnh để tạo ra những chuyển biến mới, tăng cường huy động vốn trung và dài hạn trên cơ sở đảm bảo sự ổn định của tiền tệ và đổi mới hoạt động ngân hàng, đặc biệt là sự cải cách của hệ thống thanh toán, gắn liền việc huy động vốn với việc cung cấp các tiện ích ngân hàng cho khách hàng, mở rộng và tăng cường các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Hiện nay, để đạt được những mục tiêu đó thì có rất nhiều quan điểm khác nhau, cùng hướng đến mục tiêu là bằng mọi biện pháp đồng bộ và có hiệu quả để thu hút tiền gửi của công chúng, khai thác tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.Cụ thể, MSB chi nhánh Cầu giấy đưa ra các định hướng:
Thứ nhất: Huy động vốn phải gắn liền với sử dụng vốn, tránh tình trạng lãng phí hay thiếu hụt vốn.
Thứ hai: Huy động vốn thông qua hệ thống ngân hàng phải đảm bảo gắn chặt với TCKT và hệ thống tiền tệ, thị trường vốn, đặc biệt là xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán.
Thứ ba: Có chính sách quan tâm đặc biệt tới các đối tượng khách hàng tiềm năng để mở rộng huy động vốn về mặt đối tượng khách hàng đạt hiệu quả.
Thứ tư: Phát huy tiềm năng và các thế mạnh vốn có của chi nhánh về con người.
Thứ năm: Đổi mới toàn diện các hoạt động ngân hàng cùng với sự đổi mới về công nghệ kĩ thuật, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên.