THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH CÇU GIÊY
2.2.3 Các phương thức huy động vốn tại chi nhánh MSB Cầu giấy 1 Tiền gửi tiết kiệm (của dân cư).
2.2.3.1 Tiền gửi tiết kiệm (của dân cư).
Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng, được nhân dân quen dùng và trở thành tập quán của dân cư khi có nhu cầu tiêu dùng trong tương lai.
Các tầng lớp dân cư đều có những khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm).Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm mục tiêu bảo toàn và sinh lời với các khoản tiết kiệm.Nhằm thu hút nhiều tiền gửi tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn…
Đối với MSB Cầu giấy,ngoài các hình thức tiền gửi tiết kiệm truyền thống là tiết kiệm không kì hạn và tiết kiệm có kì hạn thì chi nhánh còn bổ sung thêm nhiều hình thức tiết kiệm hấp dẫn như: tiền gửi tiết kiệm ngắn ngày với mức lãi suất tăng dần theo tuần và theo lượng tiền gửi vào; tiết kiệm dự thưởng “ Lộc xuân may mắn, chương trình tiết kiệm “ lãi suất vượt trội, quà tặng đặc biệt”,” Niềm vui nhân đôi”, “ Quà tặng vàng”.Bên cạnh đó ngân hàng luôn chú ý đưa ra mức lãi suất hợp lí đảm bảo tính cạnh tranh và mang lại hiệu quả cho ngân hàng.
Nhìn chung, hiện nay tiền gửi tiết kiệm vẫn là một công cụ huy động vốn hữu ích của ngân hàng vì nó vẫn được dân cư tín nhiệm và quen dùng, thủ tục gửi và lĩnh tiền đơn giản, dễ hiểu phù hợp với mọi tầng lớp dân cư.Trong các năm trở về trước tiền gửi tiết kiệm chưa phải là nguồn huy động chính của MSB Cầu giấy tuy nhiên hiện nay ngân hàng đã chú ý hơn đến nguồn vốn này và đang có những biện pháp thích hợp để thu hút thêm nhiều tiền gửi tiết kiệm từ dân cư.Cơ cầu tiền gửi tiết kiệm của MSB Cầu giấy được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: CƠ CẤU TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA CHI NHÁNH MSB cÇu giÊy GIAI ĐOẠN 2005- 2007
Đơn vị : tỷ đồng ( quy đổi)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng TG KKH 156.14 36% 46.93 20% 460.29 23% TG CKH 277.59 64% 187.74 80% 1540.97 6 77%
Tổng 433.73 100% 234.67 100% 2001.26 6
100%
Trong giai đoạn từ 2005 đến 2007, tiền gửi tiết kiệm có biến động tăng giảm.Năm 2005, tiền gửi tiết kiệm huy động từ dân cư là 433.73 tỷ đồng đến năm 2006 giảm xuống chỉ còn 234.67 tỷ đồng và cho đến năm 2007 lượng tiền gửi tiết kiệm từ dân cư tăng đột biến đạt 2001.266 tỷ đồng.Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kì hạn chiếm tỉ trọng cao hơn dao động từ 64% đến 80% trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm.Nguồn huy động bằng ngoại tệ của MSB Cầu giấy tương đối nhỏ nên không đề cập trong phần này.
Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm vẫn chưa hoàn thiện, nó vẫn tồn tại một số nhược điểm.Nhược điểm lớn nhất của loại tiền gửi này là vấn đề lãi suất.Do biến động của giá thị trường: chỉ số giá tiêu dùng biến động mạnh trong những năm vừa qua và do biến động với xu hướng tăng của giá vàng và bất động sản…đã ảnh hưởng lớn đến tâm lí người gửi tiền.
Mặt khác, mỗi lần gửi tiết kiệm có kì hạn ngân hàng phải phát hành một sổ tiết kiệm CKH giao cho khách hàng lưu giữ.Như vậy, mỗi người gửi tiết kiệm nhiều lần thì ngân hàng phải phát hành nhiều sổ tiết kiệm và ngưới gửi tiền phải lưu giữ, bảo quản nhiều sổ tiết kiệm đó.Điều này là không thuận lợi cho cả khách hàng và ngân hàng.Với ngân hàng, sẽ phát sinh chi phí cao, khó khăn trong việc hạch toán theo dõi còn đối với khách hàng thì việc bảo quản không thuận lợi, sổ tiết kiệm không mua bán được trên thị trường đồng thời cũng không được hưởng các dịch vụ của ngân hàng từ khoản tiền tiết kiệm này.Mặt khác, tiền gửi tiết kiệm này chưa phong phú về thể loại và hình thức, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của người gửi tiền, chưa động viên kích thích tiềm năng vốn có trong dân cư, chưa gắn tiết kiệm với mục đích thiết thực của cuộc sống.