phần kinh tế
* Phát triển các doanh nghiệp thương mại bán lẻ của các thành phần kinh tế
Phát triển các doanh nghiệp thương mại bán lẻ của các thành phần kinh tế theo những hình thái như:
+ Đại siêu thị, các chuỗi siêu thị vừa và nhỏ
+ Trung tâm mua sắm: Khu vực gồm nhiều doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ phụ thuộc vào nhau được quy hoạch thành một thể thống nhất ở một khu vực nội và ngoại thành. Khi mở rộng các khu dân cư, trung tâm mua sắm sẽ là bộ phận của dự án chung. Trung tâm mua sắm được quy hoạch thành một thể thống nhất trong một khu vực ở nội thành có thể là một khối nhà lớn có chung mái hoặc các dãy cửa hàng; ở ngoại thành là sự kết hợp giữa các doanh nghiệp bán lẻ với dịch vụ( nhà hàng, tín dụng, văn phòng du lịch, giải trí…) phục vụ chủ yếu cho khách hàng có ô tô, doanh nghiệp hạt nhân là cửa hàng bách hoá tổng hợp, các cửa hàng chuyên doanh lớn, chợ chuyên doanh. Người sở hữu và quản lý các trung tâm mua sắm được quy hoạch sẽ thành lập bộ máy quản lý trung tâm để tạo hình ảnh công ty và chiến lược kinh doanh, gồm các nhiệm vụ như: Lựa chọn các doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ cho trung tâm, xác định các biện pháp marketing cho toàn bộ trung tâm và quảng cáo trung….
+ Trung tâm thương mại
+ Các loại cửa hàng: cửa hàng bách hoá, cửa hàng bách hoá tự phục vụ, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng các loại thương hiệu, cửa hàng thời trang, cửa hàng giảm giá, cửa hàng trưng bày và giới thiệu hàng, cửa hàng tạp hoá.
+ Chợ tổng hợp, chợ chuyên doanh + Chi nhánh bán lẻ của nhà sản xuất
+ Mạng lưới bán hàng lưu động( không gắn với một địa điểm cố định, một cửa hàng nhất định) như những người bán hàng tại nhà, những người đến tận hộ gia đình để giới thiệu và bán hàng, xe bán hàng lưu động tại khu dân cư, xe bán hàng ngoài đường, chợ đêm, chợ tết…
* Phát triển các doanh nghiệp thương mại bán buôn của các thành phần kinh tế
Phát triển các doanh nghiệp bán buôn của các thành phần kinh tế theo các hình thái như:
+ Công ty bán buôn tổng hợp + Công ty bán buôn chuyên doanh
+ Công ty - hợp tác xã thương mại thu mua( thu gom hàng hoá, phân loại và đóng gói)
+ Công ty thương mại bán buôn tự phục vụ
+ Công ty thương mại bán buôn bày hàng( có diện tích bán hàng hoặc diện tích đặt giá bày hàng ở các trung tâm thương mại, các khu thương mại…)
+ Công ty cổ phần - hợp tác xã bán buôn của nhóm liên kết( nhóm liên kết của khách hàng mua buôn hoặc nhóm liên kết tự nguyện)
+ Trung tâm phân phối bán buôn( là toà nhà lớn mà trong đó các nhà sản xuất, đại diện thương mại, công ty bán buôn… thường xuyên trưng bày hàng mẫu, triển lãm bán hàng và giới thiệu hàng hoá)
+ Trung tâm kho vận và trung chuyển( phục vụ chung cho các hoạt động thương mại bán buôn, như sử dụng diện tích nhà kho, kỹ thuật bảo quản, chuyên trở, thiết bị…để nâng cao năng suất giao nhận - vận chuyển hàng hoá)
+ Trung tâm đại diện thương mại( quần tụ tại một địa điểm nhiều doanh nghiệp đại diện thương mại gắn liền với trưng bày hàng mẫu, sử dụng chung các diện tích văn phòng, diện tích kho, bãi để hàng, thiết bị thông tin hay bãi đỗ xe…)
* Phát triển các đại lý uỷ quyền
Phát triển các đại lý uỷ quyền theo hướng: Chức năng và vai trò của các đại lý thay đổi từ chức năng bán buôn đơn thuần sang cung cấp dịch vụ là chính. Các nhà bán buôn, đại lý sẽ chuyển trọng tâm từ mua bán, giao dịch,
lợi nhuận ngắn hạn chuyển sang xây dựng thương hiệu dịch vụ phân phối hàng hoá. Nguồn lợi nhuận chính của các nhà đại lý sẽ từ chênh lệch giá mua bán hàng hoá chuyển sang giá trị dịch vụ gia tăng. Tăng mức độ chuyên nghiệp hoá trong hệ thống đại lý, như đại lý nghiệp vụ bán lẻ; đại lý nghiệp vụ của trung tâm thương mại và chuỗi siêu thị, cửa hàng; đại lý nghiệp vụ mua hàng tập thể; đại lý nghiệp vụ thương mại bất động sản…
* Phát triển các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền thương mại Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy kinh doanh theo phương thức nhượng quyền có những ưu thế riêng so với các hình thức kinh doanh khác và rất phù hợp với doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Nhượng quyền thương mại sẽ làm cho cả người nhượng quyền và người nhận nhượng quyền cùng có lợi; người nhận quyền thương mại được kinh doanh thương hiệu đã có tiếng và họ sẽ dồn hết tâm sức với cửa hàng được nhượng quyền vì có vốn đầu tư của mình. Còn người nhượng quyền sẽ tiết kiệm được vốn đầu tư, nhân công cũng như chi phí quản lý. Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại Mỹ, cứ mỗi đô la hàng hoá bán ra ở Mỹ thì có 50 cent được bán hàng thông qua nhượng quyền thương mại. Ở Việt Nam hình thức kinh doanh này còn quá mới nên chưa có số liệu thống kê cụ thể. Nhưng nếu đánh giá qua ba hệ thống nhượng quyền thương mại của Việt Nam đang hoạt động ở Hà Nội là Cà phê Trung Nguyên, Phở 24 và Bakery Kinh Đô, cho thấy nhượng quyền thương mại có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, có quá ít các doanh nghiệp Hà Nội có thể kinh doanh theo hình thức nhượng quyền là do:
- Các doanh nghiệp chưa xây dựng được một quy trình quản lý chuyên nghiệp để có thể nhượng quyền.
- Đa số các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng thương hiệu một cách bài bản mà điều kiện tiên quyết để có thể nhượng quyền hàng hoá hoặc dịch vụ là phải có thương hiệu mạnh.
- Chưa có những quy định cụ thể về hợp đồng nhượng quyền thương mại, các quy tắc ứng xử trong nhượng quyền thương mại hoặc các liên doanh
nhượng quyền thương mại với nước ngoài, nên khi có tranh chấp xảy ra sẽ phức tạp.
Vì vậy, định hướng phát triển dịch vụ nhượng quyền thương mại của Hà Nội, trước hết cần đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp( về mặt xây dựng hệ thống và thương hiệu), cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau để xây dựng những thương hiệu mạnh.
Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận quyền kinh doanh thương hiệu hoặc kinh doanh cửa hàng bán lẻ, dịch vụ.
Thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp của Hà Nội xuất khẩu nhượng quyền ra nước ngoài.
* Phát triển các mô hình tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại
Phát triển các mô hình tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại theo các hình thức sau:
+ Cửa hàng bán lẻ
+ Công ty, chi nhánh – văn phòng đại diện + Tổng đại lý khu vực và đại lý
+ Bán hàng trực tiếp từ kho chứa
+ Kinh doanh theo hợp đồng nhượng quyền thương mại + Doanh nghiệp bán lẻ lớn
+ Tập đoàn – Công ty mẹ và các công ty con