f) Định hướng phân bố cơ cấu bán buôn và bán lẻ của ngành thương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nộ
2.2.5. Đổi mới phương thức và tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với thương mại trên địa bàn thành phố
với thương mại trên địa bàn thành phố
Theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT/BTM- BNV ngày 8 tháng 4 năm 2005 Hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về thương mại ở địa phương.
Sở Thương mại là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn thành phố, bao gồm lưu thông hàng hoá trong nước xuất khẩu, nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thương mại điện tử, quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá, xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành thương mại trên địa bàn thành phố; Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND thành phố và theo quy định của pháp luật.
Với những nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Thương mại hiện nay, đòi hỏi cần phải tăng cường năng lực quản lý của Sở trên rất nhiều phương tiện mà hiện nay còn hạn chế, như:
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Xây dựng chính sách và cơ chế quản lý thương mại hàng hoá và dịch vụ trong địa phương
- Quản lý chiến lược và quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển ngành thương mại của đia phương
- Xây dựng và phát triển các hệ thống thị trường hàng hoá trên địa bàn - Tổ chức thực hiện và hoàn thiện các chế độ quản lý thương mại của Chính Phủ
- Thúc đẩy trình độ kinh doanh hiện đại của ngành
- Phối hợp đồng bộ và tổng hợp giữa nội thương và ngoại thương để tăng cường hệ thống thị trường thống nhất phù hợp với tiến trình mở cửa thị trường và đảm bảo trình độ tổ chức cao
- Phối hợp liên ngành để thích ứng với những điều kiện của ngành kinh tế thị trường…
Vì vậy, các giải pháp nhằm tăng cường năng lực quản lý của Sở Thương mại và của các phòng kinh tế Quận, Huyện cần tập trung vào việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiền thức và kỹ năng để nâng cao trình độ chuyên nghiệp cho từng cán bộ; Xây dựng và vận hành quy trình tác nghiêp thống nhất trong tổ chức đồng thời với tăng cường trang thiết bị máy móc và thiết bị công nghệ hiện đại; Thực hiện phân công và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng cho từng cấp quản lý; Thường xuyên tổ chức nghiên cứu và học tập, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại của các Thủ đô và các thành phố lớn của các nước trong khu vực và trên thế giới; Có cơ chế lựa chọn và sử dụng nhân tài đúng đắn, công khai, thúc đẩy tính năng động sáng tạo của mỗi cán bộ; Tranh thủ sự ủng hộ và tham gia của đội ngũ chuyên gia và tư vấn trong nước và nước ngoài…
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn Thủ đô; Từng bước tách dần chức năng quản lý hành chính với chức năng cung cấp dịch vụ công; Phân định và làm rõ các quy chế phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành, các cấp chính quyền đảm bảo tính thống nhất theo mục tiêu phát triển ngành thương mại của thành phố và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và cạnh tranh công
bằng cho các doanh nghiệp thương mại; Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý thương mại và giao quyền chủ động cho chính quyền các phường – xã của thành phố đi đôi với công tác kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm đối với các doanh nghiệp đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Để nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành quản lý đối với thương mại của thành phố Hà Nội, trước mắt cần đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, hợp chuẩn và tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định về tiêu chuẩn của ngành thương mại. Trong đó, cần chú trọng đảm bảo sự phối hợp giữa Sở Thương mại, Sở Kế hoạch- Đầu tư, Sở Xây dựng và Sở Kiến trúc về ban hành và thực hiện thống nhất các tiêu chuẩn cho các loại hình thương mại ở thành thị và nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.