Chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 81)

f) Định hướng phân bố cơ cấu bán buôn và bán lẻ của ngành thương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nộ

2.2.1.1. Chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển xuất khẩu

Chính sách khuyến khích xuất khẩu cần hướng vào những nội dung sau: + Trên cơ sở các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của thành phố, quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch phát triển ngành, có kế hoạch đầu tư cho những khu công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

+ Thành phố cần chỉ đạo các ngành chức năng sớm tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, dự án phát triển vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung, các làng nghề, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực với sản lượng lớn và chất lượng cao, từ đó có hướng đầu tư một cách thoả đáng cho lĩnh vực này.

+ Đổi mới chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập. Do vậy, đổi mới chính sách tài chính tín dụng xuất khẩu thông qua hệ thống quỹ hỗ trợ phát trển, cụ thể cần đa dạng hoá hình thức hỗ trợ như tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay đối với người bán với những hình thức, phương thức cho vay linh hoạt, đa dạng hơn. Bổ sung hoạt động cho vay đối với người mua( cho nhà nhập khẩu vay) để hỗ trợ việc bán hàng của doanh nghiệp trong nước. Đây là

hình thức cho vay đối với nhà nhập khẩu để thanh toán cho nhà xuất khẩu của Việt Nam. Đây là hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để hỗ trợ hoạt động cho vay và hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu, đã được áp dụng khá phổ biến trên thế giới nhưng chưa được áp dụng nhiều ở nước ta.

+ Xây dựng và ổn định danh mục mặt hàng thuộc đối tượng được hưởng chính sách trong vài năm, đảm bảo tính ổn định của chính sách, tạo thuận lợi cho người vay vốn tại quỹ hỗ trợ phát triển, đặc biệt là cho những mặt hàng mới, tiếp cận thị trường mới, phù hợp với đặc điểm cơ cấu hàng xuất khẩu của Hà Nội rất đa dạng, từ sản phẩm truyền thống đến những sản phẩm chất lượng cao và công nghệ hiện đại.

+ Thành phố cũng cần xây dựng một chương trình xúc tiến xuất khẩu có qui mô và thường xuyên hoạt động để cung cấp những thông tin cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. Nhà nước và thành phố Hà Nội cần đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, tập trung vào các thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Nga, ASEAN, Châu Phi; Phát triển các trung tâm thương mại, tiến hành các cuộc triển lãm và hội trợ ở nước ngoài cho các sản phẩm có tiềm năng, tư vấn về xuất khẩu, hội thảo về xuất khẩu.

+ Để hoạt động xúc tiến thương mại thực sự đem lại hiệu quả cho công tác xuất nhập khẩu của thủ đô, cần tiến hành xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp, mở rộng hệ thống thu thập và xử lý thông tin thị trường trong nước và thế giới để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp cận với công nghệ hiện đại và tiên tiến, thâm nhập sản phẩm vào thị trường quốc tế.

+ Để có một tổ chức xúc tiến thương mại tốt hơn, Hà Nội nên nghiên cứu mô hình CETRA của Đài Loan, bởi vì Đài Loan giống Việt Nam ở chỗ có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú trọng vào sản xuất để xuất khẩu. Đây là mô hình tổ chức do chính quyền và tư nhân cùng lập ra, kinh phí hoạt động

được tài trợ bởi ngân sách và các hiệp hội công nghiệp- thương mại. Tổ chức hoạt động hiệu quả nhờ mạng lưới văn phòng đại diện ở hầu hết các nước.

+ Thực hiện tốt các nội dung cơ bản của hoạt động xúc tiến thương mại như tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, tư vấn kinh doanh cho các doanh nghiệp( nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ) về thị trường; Giới thiệu doanh nghiệp và tìm kiếm bạn hàng, thông qua tổ chức các đoàn doanh nghiệp trong nước giao tiếp với bạn hàng nước ngoài và ngược lại, thông qua các cuộc gặp mặt, toạ đàm… để các doanh nghiệp tự tìm kiếm bạn hàng; Giới thiệu và phổ biến thông tin thị trường trong và nước ngoài, thông qua hệ thống báo chí, đĩa CD, mạng thông tin; Tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm thương mại, giới thiệu, quảng cáo hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng và thị trường tiêu thụ; Tổ chức Trung tâm thương mại ở nước ngoài, giúp các doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc thành lập công ty Việt Nam ở nước ngoài, hoặc cửa hàng bán thử sản phẩm; Tổ chức thực nghiệm và giới thiệu các hình thức thương mại mới như: thương mại điện tử, đặt hàng qua bưu điện, kinh doanh trên thị trường kỳ hạn hàng hoá; Hợp tác quốc tế về xúc tiến thương mại để mở rộng khả năng phát triển thị trường trong và ngoài nước với sự đa dạng hoá bạn hàng cho các doanh nghiệp.

- Để thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng hoá của Thủ đô, bên cạnh việc đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế khuyến khích xuất nhập khẩu, thành phố cần tiến hành một số giải pháp hỗ trợ, cụ thể:

+ Hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu của Thủ đô thông qua việc tiếp tục tạo ra các yếu tố cần thiết để xây dựng một môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp như hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực; Nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian cung cấp các dịch vụ công và giải quyết các thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở hành chính công; Hỗ trợ cung cấp thông

tin xúc tiến thương mại, dự báo thị trường nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

+ Nhóm các biện pháp hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu thông qua sắp xếp doanh nghiệp, ngành nghề; nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn; hỗ trợ tín dụng, tài chính đối với các nhà sản xuất thuộc những ngành công nghịêp non trẻ cần bảo hộ.

+ Nhóm biện pháp hỗ trợ các nhà sản xuất, xuất khẩu vượt qua các rào cản thương mại và phi thương mại, ứng phó hiệu quả các biện pháp tự vệ của thị trường nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w