Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 47)

* Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ - Về giá trị và tốc độ tăng:

Theo Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội, trong giai đoạn 2005-2008, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn có tốc độ tăng bình quân là 20%/năm, đạt 113.560 tỉ đồng vào năm 2008. Cũng trong giai đoạn này, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của cả nước đạt mức tăng 21,1%/năm. Như vậy, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của Hà Nội thấp hơn chút ít so với mức chung của cả nước trong cùng thời kỳ.

Bảng 7: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội Hà Nội giai đoạn 2005-2008 Đơn vị 2005 2006 2007 2008 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội Tỉ đồng 96.403 99.467 104.470 113.560 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội bình quân đầu người

Tr.đồng/người 12,52 13,28 14,66 17,15

Nguồn: Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội - Về cơ cấu:

Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn, khoảng 71-73% tổng mức lưu chuyển bán lẻ. Sự chuyển dịch về cơ cấu thành phần trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội đang diễn ra đúng như dự đoán, đó là tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài, giảm tương ứng khu vực kinh tế Nhà nước. Trên thực tế, việc chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế đã diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Năm 2008, khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng 15,55%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 70,89% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 13,56% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội của Hà Nội.

Bảng 8: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội Hà Nội giai đoạn 2005-2008

Đơn vị tính: %

2005 2006 2007 2008

I.Phân theo thành phần kinh tế

100,00 100,00 100,00 100,00

1. Khu vực kinh tế trong nước 91,34 90,31 88,73 86,44

+ Kinh tế Nhà nước 16,42 17,96 16,11 15,55

+ Kinh tế tập thể 0,69 0,65 0,61 0,57

+ Kinh tế cá thể 58,48 57,18 42,95 40,00

+ Kinh tế tư nhân 15,75 14,52 29,06 30,32

2. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

8,66 9,69 11,27 13,56

II.Phân theo ngành kinh tế

( Khu vực kinh tế trong nước, không tính thành phần kinh tế tư nhân)

+ Thương nghiệp 66,77 65,49 65,24 75,01

+ Khách san, nhà hàng 20,58 19,81 19,86 10,34

+ Dịch vụ 20,58 8,57 8,60 7,73

+ Doanh nghiệp sản xuất trực tiếp bán sản phẩm

5,87 6,12 6,22 6,92

Nguồn: Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội

Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội phân theo ngành kinh doanh: Ngành thương nghiệp chiếm tỉ trọng lớn( 65-75%) nhưng cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng, giảm tỉ trọng ngành thương nghiệp. Do có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển và mở rộng cơ cấu tiêu dùng trên địa bàn nên tỉ lệ các ngành kinh doanh không bị mất cân đối nhiều như so với cơ cấu chung

của cả nước. Kinh doanh thương nghiệp trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của Hà Nội năm 2007 chiếm 65,2%, các ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng chiếm 20,7% trong khi tỉ trọng này của cả nước lần lượt là 81,0% và 17,3%. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh doanh trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 2004-2008 diễn ra chưa rõ nét và chưa ổn định. Tỉ trọng ngành thương nghiệp trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2007 chỉ giảm hơn 3% so với năm 2004, sau đó năm 2008 lại tăng lên 7,35% so với năm 2004.

* Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn tăng với nhịp độ trung bình 21,37%/năm trong giai đoạn 2005-2008, đạt 289.207 tỉ đồng năm 2008, cao hơn mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ cả về giá trị và nhịp độ tăng bình quân hàng năm.

Bảng 9: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá bán buôn Hà Nội giai đoạn 2005-2008

2005 2006 2007 2008

Tổng mức( tỉ đồng) 263.692 268.311 276.896 289.207

Cơ cấu(%)

+ Kinh tế Nhà nước 62,2 57,6 57,3 57,1

+ Kinh tế ngoài Nhà nước 36,7 42,5 41,6 41,4

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1,1 0,9 1,1 1,5 Nguồn: Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội

Không giống như trong lĩnh bán lẻ, khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong bán buôn, khoảng 57-62% qua các năm. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đang ngày càng khẳng định được vị trí trong lĩnh vực bán buôn, tỉ trọng của các thành phần kinh tế này tăng từ 36,7% năm 2005 lên 41,4% năm 2008. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã phát triển kinh doanh bán buôn tới những mặt hàng trước đây là thế mạnh của các doanh nghiệp Nhà nước như điện, điện tử, xe máy, vật liệu xây dựng, hàng may mặc…Tuy có mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao nhưng khu vực kinh

tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỉ trọng không đáng kể trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn của thành phố Hà Nội.

Nhận xét chung:

- Những đóng góp của ngành thương mại Hà Nội vào tăng trưởng GDP hàng năm của thành phố đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của ngành thương mại đối với phát triển kinh tế Hà Nội, góp phần làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo đúng hướng.

- Mức tăng trưởng liên tục và khá cao về lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn Hà Nội những năm qua cho thấy các hoạt động thương mại trên địa bàn đã có bước phát triển tốt, đảm bảo lưu thông hàng hoá đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng theo hướng văn minh hiện đại.

- Nhưng cũng có thể thấy, với lợi thế quan trọng là địa bàn thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước với rất nhiều tiềm năng có thể khai thác để phát triển thương mại như: Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, mật độ các cơ sở sản xuất và các cơ quan, trường học lớn, mức sống dân cư cao, khách vãng lai, khách du lịch lớn, hoạt động thương mại trên địa bàn phát triển sớm, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại khá phát triển thì sự tăng trưởng của ngành thương mại những năm qua là chưa tương xứng. GDP thương mại của thành phố tăng chậm hơn so với mức tăng của lưu chuyển hàng hoá cho thấy sự phát triển của ngành thương mại phần lớn vẫn chỉ đơn thuần là hưởng chênh lệch giá với các phương thức kinh doanh truyền thống, lạc hậu. Các loại hình, phương thức kinh doanh hiện đại gắn với dịch vụ kinh doanh chưa phát triển nên phần giá trị gia tăng trong hoạt động thương mại chưa cao.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w