Định hướng phát triển các thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 76)

mại trên địa bàn thành phố

* Phương hướng phát triển thương mại Nhà nước

Phương hướng phát triển cơ bản của doanh nghiệp Nhà nước trong kinh doanh thương mại là hướng vào việc thực hiện vai trò nòng cốt trong một số kênh, một số hệ thống phân phối của một số ngành thuộc diện quan trọng và

đặc thù, tập trung vào những hoạt động mà các thành phần kinh tế khác chưa có điều kiện kinh doanh.

Với vai trò đó, phương hướng phát triển thương mại nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong những năm tới như sau:

- Thứ nhất, Củng cố và nâng cao sức cạnh tranh của các Tổng công ty kinh doanh hàng hoá chuyên ngành( xăng dầu, sắt thép, phân bón, xi măng….), trong đó xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển các hệ thống phân phối liên kết dọc theo ngành hàng kinh doanh của Tổng công ty; đồng thời xây dựng và quản lý các hệ thống phân phối Tổng đại lý - đại lý khu vực và hệ thống phân phối nhượng quyền kinh doanh của Tổng công ty; bênh cạnh đó cần có cơ chế kiểm soát và điều tiết của Nhà nước để đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường và giá cả.

- Thứ hai, Hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty thương mại Hà Nội. Là thành viên của WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ phân phối, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ phát triển hệ thống bán lẻ tại Việt Nam. Đây là thách thức không chỉ đối với thương nghiệp Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội mà còn là thách thức chung đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong nước. Để trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành, đòi hỏi Tổng công ty thương mại Hà Nội phải hình thành và liên kết nhiều loại hình tổ chức thương mại, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các công ty, trung tâm logistics, tổng kho bán buôn, trung tâm thương mại…

- Thứ ba, đối với các doanh nghiệp thương mại nhà nước khác, cần đẩy mạnh tiến độ thực hiện cổ phần hoá, khoán, bán, cho thuê; Khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào cải cách doanh nghiệp thương mại nhà nước qua việc tham gia cổ phần, mua lại, thuê…

* Phương hướng phát triển hợp tác xã thương mại

Bên cạnh thương mại Nhà nước, hợp tác xã thương mại là một hình thức tổ chức kinh tế đang được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển.

Do tính chất đa dạng và phức tạp của hoạt động sản xuất kinh doanh, hợp tác xã cũng có rất nhiều loại với mô hình tổ chức cũng rất đa dạng. Có nhiều loại hình hợp tác xã: Hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác thương mại, hợp tác xã tín dụng…

Cũng như các loại hình hợp tác xã khác, hợp tác xã thương mại được tổ chức trên nền tảng sở hữu tư nhân, liên kết với nhau theo nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. Do nhu cầu phải phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh, các hộ liên kết với nhau hoạt động thông qua góp vốn để thành lập và hợp tác lao động, xã viên được hưởng quyền lợi trên cơ sở vốn góp, công lao động và trên tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

* Phương hướng phát triển thương mại tư nhân

Trong ngành thương mại Hà Nội, hoạt động của thương nghiệp tư nhân chiếm phần lớn trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội, có số lượng đông đảo và chủ yếu trong tổng số các tổ chức kinh doanh thương mại. Chính lực lượng này tạo nên sự năng động và sống động của thị trường Hà Nội. Tuy nhiên, do quy mô nhỏ bé, phương thức kinh doanh còn lạc hậu, phân bố phân tán, lại chưa được sự hỗ trợ cần thiết của Nhà nước nên hiệu quả và sức cạnh tranh còn rất yếu, đang là thách thức lớn đối với ngành thương mại Hà Nội khi thị trường dịch vụ phân phối nước ta mở cửa và hội nhập kinh tế vào khu vực và thế giới.

Định hướng phát triển đối với thương mại tư nhân ở Hà Nội trong giai đoạn tới sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần ở các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, chợ đầu mối bán buôn…Nhà nước cần hỗ trợ thương mại tư nhân thực hiện tích tụ và tập trung vốn, khuyến khích các hộ kinh doanh lớn phát triển thành các công ty thương mại có quy mô mở rộng, pham vi hoạt động cả trong và ngoài nước, áp dụng phương thức kinh doanh hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Mở cửa thị trường dịch vụ phân phối có lộ trình vừa tạo sức ép cạnh tranh, theo đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải đẩy mạnh quá trình đổi mới hoạt động thương mại, tăng cường liên kết, đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung các nguồn lực, nâng cao hiệu quả và mở rộng quy mô phân phối. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi để hiện đại hoá ngành với tốc độ nhanh hơn nhờ đầu tư của các công ty phân phối nước ngoài.

Phương hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành thương mại Hà Nội sẽ tập trung vào các Tập đoàn, công ty phân phối bán buôn, bán lẻ hàng đầu thế giới của Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản; Khuyến khích và ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài vào những loại hình dịch vụ phân phối chất lượng cao, hiện đại, quy mô lớn, như các đại siêu thị, cửa hàng bách hoá, trung tâm thương mại, trung tâm văn phòng đại diện, chợ bán buôn nông sản; Thúc đẩy và khuyến khích liên kết giữa các công ty phân phối nước ngoài với các nhà cung ứng hàng hoá trong nước; Xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng trên thị trường dịch vụ phân phối.

* Thành lập và nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của hiệp hội các doanh nghiệp thương mại Hà Nội

Thúc đẩy sự hình thành và nâng cao vai trò của Hiệp hội các doanh nghiệp thương mại Hà Nội trong quá trình liên kết hình thành các chuỗi cung ứng hàng hoá, mở rộng mạng lưới kinh doanh, cung cấp các dịch vụ và đảm bảo được sức cạnh tranh bền vững cho các thành viên.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 76)