Nền kinh tế của nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi theo một cơ cấu mà tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu, công nghiệp lạc hậu, dân số tăng nhanh, đói nghèo còn nhiều, nguồn tài chính còn hạn chế. Cùng với việc tăng trưởng kinh tế, quá trình công nghiệp hoá và phát triển đô thị tăng nhanh đã tác động xấu đến môi trường sinh thái như sự gia tăng phát thải nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt; gia tăng số lượng chất thải rắn trong sinh hoạt và trong công nghiệp; gia tăng phát thải các chất gây ô nhiễm không khí từ cả quá trình sản xuất công nghiệp và sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm; ô nhiễm ngày càng gia tăng cả trên mặt đất, trong lòng đất, nước và trong không khí.
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 20/4/2008 cả nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. ến hết năm 2008, cả nước có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. ến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Tại Hội nghị triển khai ề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông ồng Nai
57
ngày 26/2/2008, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn - ồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy, lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần... Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông ồng Nai. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông ồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân [20].
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp..
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển
58
các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là ồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ, ồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở ồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước. Hình thức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
59
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. ó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi [20].
60
Hình 2: Các cơ sở vô tư xả khói đen ngòm ra khu dân cư
Như vậy, cùng với quá trình phát triển kinh tế đã phát sinh những yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường, dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng, sự phát triển bền vững đang đứng trước những thách thức lớn.
61
CHƢƠNG III: KẾT LUẬN
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho cuộc sống con người thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, suy giảm tầng ôzôn, tình trạng hoang mạc hóa cũng như vấn đề ô nhiễm biển và đại dương trầm trọng đe dọa sự phát triển bền vững.
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, à Nẵng, các thành phố du lịch biển: Hạ Long, Nha Trang...đang là mối quan tâm của các cơ quan quản lí nhà nước cũng như cộng đồng. Phần lớn các nhà máy xí nghiệp chưa có hệ thống xử lí ô nhiễm không khí, chất thải, các hoạt động khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc có những hoạt động không thật hiệu quả và đôi khi mang tính đối phó. Bên cạnh đó, với đặc điểm của một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, các hoạt động khai thác biển, hoạt động du lịch không kế hoạch, tự phát không có sự quản lí … ã thải vào môi trường sống một khối lượng lớn khói bụi, rác thải, chất bẩn vào môi trường, phá hủy thiên nhiên đất, nước, không khí … gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả cộng đồng.
Như vậy, ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp thiết không chỉ là trách nhiệm của một hay hai quốc gia mà cần có sự tham gia của toàn xã hội, cả thế giới nhân loại. Hiện nay có rất nhiều dự án đã và đang thực hiện bảo vệ môi trường nhưng chưa đủ để “cứu” mẹ Trái ất, Vậy nên, chúng ta cần có những kế hoạch to lớn hơn, xa hơn và hiệu quả hơn nữa để trả lại một một bầu không khí trong lành, một môi trường xanh, sạch đẹp nhất như tạo hóa đã tạo ra.
62
CHƢƠNG IV: GIẢI PHÁP
Trước tình hình thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng và suy thoái nguồn tài nguyên đe dọa sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Việc đưa ra giải pháp hữu hiệu để khắc phục là điều cấp thiết, dưới đây là một số giải pháp đã và đang được sử dụng đã thu được kết quả đáng kể.
1. Nhân rộng mô hình 3R (Reduce - Reuse – Recycle) Tiết giảm - Tái sử dụng - Tái chế khắp cả nước kể cả khu vực nông thôn, miền núi. Sử dụng hạn chế tối đa bao bì nilon, tăng cường sử dụng các sản phẩm từ giấy hay bao bì thân thiện có tính tự hủy để giảm thiểu lượng chất thải rắn ra ngoài môi trường.
2. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, quy hoạch và sử dụng hợp lí đất đồng thời có các chính sách hỗ trợ trồng rừng che phủ đất trống, đồi trọc, trồng rừng phòng hộ. Sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp, giảm thiểu chất hóa học, sử dụng các biện pháp sinh học để diệt trừ sâu bệnh hại cây trồng. Sử dụng hợp lý tài nguyên biển.
3. Xây dựng môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp. Xử lý chất thải rắn từ các nhà máy, bệnh viện trước khi thải ra ngoài môi trường. Quy hoạch và quản lý khu đô thị ở vị trí thích hợp.
4. Giáo dục cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường qua thông tin đại chúng, trường học, bệnh viện hay thông qua các cuộc thi tìm hiểu về môi trường. Tổ chức khen thưởng đối với những công dân có ý thức bảo vệ môi trường, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.
5. Xây dựng và phát triển nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học về môi trường và sự phát triển bền vững để tìm ra những giải pháp tối ưu hơn phù hợp cho từng địa phương, vùng miền, từng đối tượng để công tác bảo vệ ngày được nhân rộng và hiệu quả cao hơn.
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Báo cáo khoa học của công ty Môi trường đô thị Hà Nội
2. Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 1997-2000 (Báo cáo trình Quốc hội của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi trường).
3. Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 1997-2000 (Báo cáo trình Quốc hội của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi trường.
4. Bệnh nghề nghiệp bủa vây người lao động – báo điện tử Lao động.com 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo Môi trường Quốc gia, năm
2007. Môi trường không khí đô thị Việt Nam
6. Các trạm QT&PTMT vùng ( ất liền 1,2,3) – Mạng lưới QT&PTMT quốc gia, 2010.
7. Cục bảo vệ thực vật, 2004.
8. Cục Đăng kiểm Việt Nam và Vụ KHCN&MT, Bộ GTVT, 2009
9. Công bố kết quả điều tra tình hình vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở Việt Nam, : Ông John Hendra, iều phối viên Thường trú Liên Hợp Quốc, ngày 25 tháng 3 năm 2008.
10. ào Văn Tiến, 1985; Võ Quý, 1997; ặng Huy Huỳnh, 1978. 11. ịa lý vùng biển nước ta – Viện khoa học và Công nghệ Việt nam. 12.GS. Nguyễn Viết Phổ, Hiện trạng môi trường đô thị và các khu công
nghiệp Việt Nam.
13. ánh giá tổng quan về thực trạng nông thôn, nôngnghiệp từ kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011, Bộ kế hoạch và đầu tư tổng cục thống kê, ngày 25 tháng 10 năm 2012.
14.Luận văn ô nhiễm biển Việt Nam – ths. Nguyễn Thị Nhung
15.Ô nhiễm môi trường nông thôn- Nỗi lo không của riêng ai, hoinongdanhungyen.org.vn, hội nông dân hưng yên .
64
17.Phạm Ngọc ăng. Bàn về xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị. Tạp chí BVMT, số 4/2009.
18.Phạm Ngọc ăng. Các giải pháp phát triển giao thông đô thị bền vững - giao thông đô thị xanh ở nước ta. Tạp chí xây dựng và Quy hoạch, số 10/2010.
19.Phạm Ngọc ăng. Các thách thức về ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta. Tạp chí BVMT, số 8/2007.
20.TS. Trần ắc Hiến ( Văn phòng chính phủ),Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay – Thực trạng và một số giải pháp khắc phục,
http://moitruong.com.vn/Home/Default.aspx?portalid=33&tabid=19& distid=1636
21.Khu vực nông thôn gia tăng ô nhiễm do chất thải rắn nguy hại,
http://www.monre.gov.vn ,Thứ sáu, ngày 17 tháng 08 năm 2012, bộ tài
nguyên và môi trường)
22.Nguy cơ bệnh nghề nghiệp trong sản xuất – báo Lao ộng.
23.Tài liệu dùng cho khoá học đào tạo của Bộ Giao Thông Vận Tải( 5/1999)
24.Theo Báo cáo về các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển của chương trình môi trường LHQ (UNEP) được công bố tại Hội nghị quốc tế ở Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 16-10-2011.
25.http://www. yeumoitruong.com 26. http://khotailieu.com 27.http://giadinh.vnexpress.net 28.http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/quoctuan/O%20nhiem%20nuoc%20 va%20hau%20qua%20cua%20no%20-%20DH08DL.pdf 29.http://hoitrongrung.gov.vn/chi-tiet/154-10-tai-nguyen-rung-viet- nam.html 30.http://www.undp.org.vn/what-we-do/focus-areas/energy-and- environment/biodiversity/?&languageId=4&print=ok
65 31.http://www.thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/sinh-thai- hoc/2284-da-dang-sinh-hoc-o-viet-nam.html#ixzz2NWphwolx 32.http://dantri.com.vn/suc-khoe/benh-nghe-nghiep-tang-cao-672872.htm 33.http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tieu-luan-chien-tranh-viet-nam-va-anh- huong-den-moi-truong.1285707.html 34.http://www.thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/sinh-thai- hoc/2327-o-nhiem-moi-truong-o-viet-nam.html#ixzz2NVcJwHiv 35.http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/nguoi-dan-vn-con-thieu-hieu-biet-ve-