Môi trường lao động:

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường và bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 45)

1.1.9.1. Khái niệm chung về tác hại nghề nghiệp

Trong quá trình con người lao động sản xuất các yếu tố có trong quá trình công nghệ, quá trình lao động và hoàn cảnh nơi làm việc có thể gây ảnh hưởng xấu nhất định đối với trạng thái cơ thể và sức khỏe lao động. Tất cả yếu tố đó được gọi là yếu tố vệ sinh nghề nghiệp hay yếu tố nghề nghiệp.

Tác hại nghề nghiệp không có nghĩa trách nhiệm gắn chặt với nghề nghiệp và không thể tránh được.con người có khả năng thay đổi, hạn chế, loại trừ ra khỏi điều kiện làm việc. Giai đoạn đầu, khi mức độ tác động với thời gian cũng như nồng độ thấp, cơ thể khỏe mạnh thì yếu tố độc hai chưa gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

Tiếp theo, khi các yếu tố có hại cho nghề nghiệp phát triển theo hướng có hại đối với sức khỏe (cường độ ánh sáng, thời gian tiếp xúc lâu) có thể làm phát sinh những biến đổi xuất hiện “trạng thái bệnh lí”, với tình trạng sức khỏe thay đổi không rõ rệt, không ảnh hưởng đến khả năng lao động. Lúc này, tuy tác hại nghề nghiệp chưa gây ra những bệnh nghề nghiệp thực sự nhưng nó vẫn có thể làm cho những bệnh tật chung, không phải những bệnh nghề nghiệp như: sốt, viêm họng, lao tăng thêm, kéo dài hoăc nặng hơn. Tác dụng này gọi là tác dụng không đặc hiệu của tác hại nghề nghiệp.Trong điều kiện tác hại nghề nghiệp vượt qua giới hạn nhất định hoặc sức đề kháng giảm sút, tác hại nghề nghiệp sẽ gây ra những biến đổi bệnh lí và bệnh nghề nghiệp.

Khi cường độ lao động hoặc các tác hại nghề nghiệp mạnh, thời gian tác động kéo dài có nguy cơ phát sinh những biến đổi bệnh lý có thể dẫn tới tử vong.

43

1.1.9.2. Thực trạng môi trường lao động

Trong tiến trình hội nhập kinh tế các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ ở nước ta, có vai trò tích cực và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.Vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và và rất nhỏ Việt Nam thể hiện ở sự phát triển trong những năm qua về số lượng, tỷ trọng trong sản xuất, tính đa dạng về lĩnh vực. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, số lượng các công ty, doanh nghiệp ngày càng được thành lập nhiều hơn, thu hút một lực lượng lớn người lao động tham gia và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò và sự phát triển ngày càng nhiều các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ thì việc đảm bảo các điều kiện lao động tại các doanh nghiệp này còn rất hạn chế và đáng lo ngại là một trong những vấn đề cần được quan tâm. ặc điểm doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, phần lớn các doanh nghiệp này thường sử dụng mặt bằng làm việc là nơi ở của gia đình mình, hoặc thuê các mặt bằng có diện tích nhỏ để làm nơi sản xuất, trang thiết bị, máy móc còn hạn chế, công tác tổ chức nơi làm việc thiếu khoa học Vì vậy điều kiện lao động thường không được đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước về các tiêu chí an toàn, vệ sinh lao động, môi trường tại nơi làm việc. Từ việc điều kiện lao động không đảm bảo dẫn tới những trường hợp đáng tiếc xãy ra với người lao động như: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng.

Gần 31% công nhân ở TPHCM mắc bệnh tai mũi họng; hơn 23% bệnh về mắt và gần 45% mắc bệnh phụ khoa, u xơ cổ tử cung, buồng trứng…[4].

ó là kết quả khảo sát của Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe lao động và Môi trường TPHCM. Ngoài ra còn nhiều loại bệnh nghề nghiệp khó chữa tiềm ẩn trong môi trường làm việc ở nhiều công ty, đơn vị.

44

Sau thông tin của Trung tâm (TT) Dinh dưỡng TPHCM đưa ra con số gần 30% số công nhân bị suy dinh dưỡng thì mới đây, TT Bảo vệ sức khoẻ lao động và môi trường lại cảnh báo tình trạng sức khoẻ người lao động hiện nay tại TPHCM đang giảm sút.

Các bệnh nghề nghiệp như tai-mũi-họng, mắt, tiêu hoá, phụ khoa trong công nhân lao động đang tăng lên…

Theo TS-BS Huỳnh Tấn Tiến - Giám đốc TT Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường TPHCM - đây là kết quả mà TT đã tiến hành khảo sát trong gần 5 năm từ tháng 7.2007 đến tháng 12.2011 để đưa ra kết luận như trên [4].

Cụ thể, qua khảo sát trên 335.284 mẫu đo môi trường lao động tại 6.565 lượt cơ sở, doanh nghiệp và khám bệnh trên 606 nghìn lượt khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động và 125.846 lượt khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động có phơi nhiễm cho thấy, người lao động có tình trạng sức khoẻ loại kém và rất kém chiếm tỉ lệ 24,80%. Sức khoẻ loại I, loại II giảm sau mỗi năm đồng thời tăng tỉ lệ công nhân phân loại sức khoẻ loại IV, loại V. iều này cho thấy, tình trạng sức khoẻ người lao động có xu hướng giảm sút [4].

BS Tiến cho biết, nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến môi trường làm việc khiến người lao động phải làm trong môi trường ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn, ánh sáng không đạt, thiếu sự thông thoáng gió, khí độc, bụi... Kết quả khám bệnh cho người lao động đã phát hiện bệnh tai-mũi-họng mắc rất cao: 30,35%; bệnh về mắt: 23,11%; sức nhai dưới 70%: 18,27%; gần 10% mắc các bệnh tiêu hoá và đặc biệt bệnh phụ khoa ở phụ nữ có gia đình lên đến 44,49% [4].

Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp khi có tai nạn lao động xảy ra nhưng không thông báo cho cơ quan chức năng. Cụ thể, mới đây, Thanh tra Sở Lao động thương binh xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã xử phạt hành vi chậm khai báo tai nạn lao động đối với công ty TNHH Huynh ệ thuộc da Hưng Thái

45

(Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, TPHCM). Vụ việc xảy ra khi hai công nhân của công ty được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong tình trạng đe dọa tử vong [4].

iều đáng nói, lúc điều tra nguyên nhân, ngay cả thân nhân và người đại diện công ty đều im bặt và nhất quyết không hé lộ tên công ty, ngành nghề hoạt động và địa chỉ (nơi xảy ra vụ việc) khiến cho việc điều trị, kiểm tra gặp khó khăn. ến khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra mới phát hiện công ty này chuyên làm da bò, trâu có sử dụng đá thối để tẩy rửa lông. Một công nhân khi đặt ống hút nước xử lý hồ chứa thì bị rơi xuống hồ, một công nhân khác xuống cứu đã hít phải khí độc do hít phải khí hydrogen sulfide (H2S) dẫn đến hôn mê [22].

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã ban hành danh mục gồm 54 nhóm bệnh nghề nghiệp. Theo đó, ở Pháp có 88 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, Trung Quốc có 102, ở Việt Nam mới có 28 bệnh nghề nghiệp được Bộ Y tế công nhận. Như vậy, danh mục bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam còn phải bổ sung rất nhiều cũng đồng nghĩa với sức khỏe công nhân chưa được quan tâm đúng mức.

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Tiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe lao động và Môi trường TPHCM, tình trạng chủ cơ sở chưa quan tâm đến môi trường làm việc, khám sức khỏe định kỳ cho công nhân, đặc biệt công nhân làm việc trong môi trường độc hại còn phổ biến [4].

Qua thăm khám trên 600.000 lượt công nhân tại TPHCM, các bác sĩ phát hiện hơn 30% mắc bệnh tai mũi họng, hơn 23% bệnh về mắt (tật khúc xạ, viêm kết mạc, mắt hột), gần 10% bệnh tiêu hóa (loét dạ dày, gan mật) và gần 45% lao động nữ mắc các bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng…[4].

46

Chưa kể hàng ngàn trường hợp bị điếc, sạm da, nhiễm độc chì, hóa chất, bụi phổi silic. Sức khỏe CN loại I, loại II giảm sau mỗi năm đồng thời tăng tỉ lệ sức khỏe loại IV và loại V (loại rất kém).

Trong khi đó, khảo sát của Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM tại 3 doanh nghiệp (DN) khu vực phía Nam (TPHCM, Bình Dương, ồng Nai) với hơn 1.000 công nhân may công nghiệp cũng chỉ ra những con số đáng giật mình: 93% công nhân bị mệt mỏi sau lao động, hơn 80% đau mỏi cơ, xương khớp tại thắt lưng, vùng cổ và bả vai...

Bác sĩ inh Quang Thanh, Phó Giám đốc Bệnh viện iều dưỡng - Phục hồi chức năng - iều trị bệnh nghề nghiệp TPHCM, cho biết hiện trong số bệnh nhân đến khám thì nhóm bệnh nhân tuổi từ 30-40 xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó 50% đối tượng là công nhân, người lao động [4].

Theo Bộ Y tế, những năm gần đây, các bệnh nhân về đường hô hấp tăng cao. Công nhân là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp khi môi trường không khí của khu vực sản xuất bị ô nhiễm. Thường mắc nhất là các bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, bệnh ngoài da và một số hiện tượng ngộ độc CO, SO2, chì.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo trong quá trình làm việc, ngoài các bệnh nói trên, rất nhiều công nhân, đặc biệt là ngành may, còn mắc những căn bệnh nguy hiểm mà nếu không được phát hiện sớm sẽ trở thành mạn tính, khó chữa, chẳng hạn như bệnh bụi phổi do hít phải sợi đay, gai, bông.

Rất nhiều công nhân ngành may mắc bệnh mà không hay biết. Việc điều trị bệnh này chỉ nhằm phòng ngừa, khi chuyển giai đoạn mạn là không thể điều trị dứt.

47

trường TPHCM, cho rằng vi phạm về an toàn vệ sinh lao động còn rất phổ biến. áng lo ngại là công nhân luôn phải đối mặt tình trạng nhiệt độ, ánh sáng, độ ồn…không đạt chuẩn cho phép. Khảo sát từ năm 2007 tới nay trên 6.500 cơ sở, doanh nghiệp tại TPHCM phát hiện không đạt chuẩn về nhiệt độ chiếm tỉ lệ cao nhất (trên 32%), tiếng ồn (28,97%), ánh sáng (24,01%), hơi khí độc (2,22%)...[31].

Theo nhận định của Hội Y học Lao động, hiện nay môi trường lao động đang bị lãng quên. Thành phố hiện có khoảng 2 triệu lao động làm việc tại khoảng 75.000 doanh nghiệp nhưng số doanh nghiệp không thực hiện đo kiểm môi trường lao động còn rất nhiều.

Theo quy định, các doanh nghiệp phải tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân 6 tháng/lần hoặc 1 năm 1/lần. Tuy nhiên, tỉ lệ đơn vị thực hiện việc này là quá thấp, chủ yếu người lao động “tự bơi”.

Các kiến nghị của nhiều chuyên gia cho rằng cần tăng cường thanh tra chuyên ngành vệ sinh lao động tại thành phố, hoàn chỉnh pháp lý về môi trường, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp.

ối với chủ doanh nghiệp, phải thực hiện nghiêm quy định về an toàn vệ sinh lao động, trang bị đầy đủ, phù hợp và giám sát dụng cụ bảo hộ lao động…

1.2. Nguyên nhân ô nhiễm và suy thoái môi trường

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng ở Việt Nam.Các nguyên nhân chủ yếu là:

1.2.1. Chiến tranh Việt Nam và hậu quả ảnh hưởng đến môi trường

1.2.1.1. Chiến tranh Việt Nam

- Từ 1858 đến 1945, Việt Nam trải qua 2 cuộc chiến tranh hiện đại:chống Pháp Và chống Mĩ xâm lược.

48

- Chiến tranh Việt Nam là một chiến tranh tàn khốc với quy mô lớn kéo dài.

- Trong chiến tranh sử dụng các loại vũ khí quy ước như: thuốc nổ, chất gây cháy, các loại súng có kích thước khác nhau từ các loại súng nhỏ và vũ khí hạng nhẹ cho đến đại bác.

- Trong thời kì chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đa sử dụng chất độc làm trụi lá và giết chết cây cối và các loại thực vật. Ba loại chất độc hoá học chủ yếu đã được quân đội Mỹ dùng ở Việt Nam là: Chất độc màu da cam, chất trắng dùng để phá huỷ rừng, chất xanh.

1.2.1.2. Những ảnh hưởng đến môi trường: *Vũ khí quy ước:

• Vũ khí quy ước tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người, phá hủy cơ sở hạ tầng xã hội và là nguyên nhân gây hậu quả nghiêm trọng với môi trường. Nó không chỉ gây nhiều thương vong và tử vong mà còn phá hủy môi trường trên trên diện rộng ngay cả trong thời kì chiến tranh và sau chiến tranh. Sau hơn chiến tranh hơn 35 năm, nhưng diện tích bị ô nhiễm do bom mình còn rất lớn.

• Quân đội Mỹ đã sử dụng khoảng 16 triệu tấn bom đạn trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Các đợt rải bom ở rừng đước trong chiến tranh Việt Nam đã phá hủy nghiêm trọng các khu rừng này. Các hố bom tồn tại hàng thập kỉ sau chiến tranh chứa đầy nước đọng và trở thành môi trường sống thuận lợi cho các loại truyền bệnh sốt rét cũng như các loại bệnh truyền qua muỗi khác.

*Vũ khí hóa học:

• Nhiều vũ khí hóa học và các chất liên quan khác nhau làm nhiễm bẩn môi trường trong thời gian chuẩn bị chiến tranh và khi xảy ra chiến tranh. Nguy cơ

49

tiềm ẩn này không chỉ đe dọa đến lực lượng quân đội và những cư dân trong thời chiến mà nó còn ảnh hưởng đến những công nhân làm việc phát triển, sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các lạo vũ khí này và cả những người sống gần nơi mà các vũ khí này được phát triển, sản xuất hoặc lưu trữ. Thêm vào đó việc hủy bỏ các vũ khí này, bao gồm việc tháo dỡ và đốt cháy có thể tạo ra những nguy hiểm khác.

• Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ 1965 - 1971, đế quốc Mỹ đã dùng nhiều loại chất diệt cỏ, làm trụi lá cây nhằm phá hoại ta về quân sự và kinh tế. Ba loại chất độc hoá học chủ yếu đã được quân đội Mỹ dùng ở Việt Nam là: Chất độc màu da cam, chất trắng dùng để phá huỷ rừng, chất xanh dùng để phá hoại mùa màng.

• Trước chiến tranh, rừng miền Nam Việt Nam có diện tích bao phủ là 10,3 triệu ha. Trong suốt thời gian chiến tranh, từ năm 1961 tới năm 1971, đã có trên 77 triệu lít chất độc hóa học được sử dụng, hầu hết là chất da cam, trong đó có chứa dioxin (TCDD) với nồng độ độc cao từ 3 – 4 mg/l. Diện tích các khu vực bị phun rải chiếm 24% diện tích Nam Việt Nam, 86% lượng chất độc hóa học được trực tiếp rải lên đất rừng, 14% còn lại được rải trực tiếp lên đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa. Hơn 2 triệu ha đất rừng đã bị phá hủy bởi sự tấn công của quân đội Mỹ.

• Chất diệt cỏ rải với nồng độ cao không chỉ phá hủy thành phần dinh dưỡng trong đất, làm cho đất bị cằn cỗi, mà với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Nam Trung Bộ Việt Nam, các khu rừng rất khó có thể tự phục hồi được.

• Sự rụng lá hàng loạt cây rừng đã tạo nên sự ứ đọng các chất dinh dưỡng. Khoảng 10 đến 15 triệu hố bom, chiếm 1% diện tích rừng Việt Nam, gây nên sự bất ổn mặt đất, làm cho đất dễ bị xói mòn do mưa.

50

• Hệ thống rừng ngập mặn ở miền Nam, đặc biệt là rừng Sát (ở phía Ðông Bắc thành phố Hồ Chí Minh) và rừng ở huyện Năm Căn (Minh Hải) bị phá huỷ nặng nề. Nguồn cung cấp gỗ cho người không còn, động vật không có nơi sinh sống, vai trò to lớn của rừng ngập mặn trong giữ đất, lấn biển bị giảm sút [33].

1.2.2. Các hoạt động kinh tế:

1.2.2.1.Hoạt động Nông Nghiệp và Nuôi Trồng Thủy Sản:

Dân số trên trái đất tăng lên, đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và con người phải áp dụng những phương pháp để tăng mức sản xuất và cường độ khai thác độ phì của đất. Những biện pháp phổ biến nhất là:

-Tăng cường sử dụng các chất hoá học trong nông, lâm nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.

-Sử dụng các chất tăng cường sinh trưởng để có lợi cho việc thu

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường và bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)