Yêu cầu về phát triển bền vững là xu thế chung của xã hội về phát triển xanh, thân thiện với môi trường. Trách nhiệm đối với lực lượng làm công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường ngày càng nặng nề nhưng với hạn chế về nguồn nhân lực,yếu kém trong quản lý cũng như hệ thống pháp lý còn nhiều kẽ hở khiến công tác này luôn gặp nhiều khó khăn.
Sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Quản lý nhà nước(QLNN) về môi trường và liên quan đến môi trường chưa tốt. iều này thể hiện khá rõ trong QLNN về môi trường tại các khu công nghiệp, làng nghề, các dự án thủy điện, các cơ sở y tế, quản lý môi trường nông thôn. Ngoài ra, ý thức, trách nhiệm thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ QLNN về môi trường và liên quan đến môi trường chưa tốt, ảnh hường xấu đến hiệu quả QLNN về môi trường. Yếu kém trong quản lý, hệ thống thể chế còn chồng chéo, thiếu và chưa cụ thể. Bộ máy chưa đồng bộ và hoạt động còn yếu kém chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ. Nhiều sự cố môi trường xảy ra chưa có khả năng đánh giá và ứng xử kịp thời.
Thực tế đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về lĩnh vực bảo vệ môi trường của các bộ, ngành, địa phương còn thiếu và chưa đáp ứng nhu cầu chuyên môn, nhiều người hoạt động kiêm nhiệm, tỷ lệ người được đào tạo cơ bản về lĩnh vực môi trường còn thấp. Cả nước hiện có khoảng 41.946 cán bộ, công nhân, viên chức ngành tài nguyên và môi trường. Con số này được xem là quá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế, thiếu cả về số lượng, chất lượng và mất cân đối về cơ cấu. Nhân lực quản lý tập trung nhiều ở lĩnh vực đất đai với 52,2%, trong khi đó nhân lực tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, địa chất, khoáng sản chiếm chưa đến 3%. Không chỉ mất cân đối nhân lực trong các lĩnh vực, còn có sự mất cân đối giữa các vùng miền, trình độ cán bộ được đào tạo đại học và sau đại học khan hiếm ở những vùng miền núi, vùng khó khăn như Tây
54
Bắc, Tây Nguyên, ồng bằng Sông Cửu Long. Theo đánh giá của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều cán bộ còn chưa nắm chắc các quy định pháp luật, đặc biệt là ở cấp xã vùng sâu, nhiều cán bộ chưa qua đào tạo về chuyên môn, chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm và tự học. Hiện còn hơn 19,3% cán bộ địa chính xã chưa qua đào tạo và rất ít cán bộ địa chính xã được đào tạo về môi trường. Cán bộ làm công tác chuyên môn không được đào tạo đúng chuyên ngành có nơi lên đến 40%. Bên cạnh đó, dư luận xã hội vẫn bức xúc trước tình trạng một bộ phận cán bộ trong ngành tài nguyên và môi trường trình độ yếu kém, sách nhiễu, tham nhũng và sai phạm trong quá trình thực hiện công vụ, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai. Thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và mất cân đối về nhân lực làm ảnh hưởng đến việc thực thi các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương [37].
Có lẽ chính vì vậy, những năm trước, cơ quan chức năng đã để "lọt lưới" nhiều đơn vị gây ô nhiễm môi trường trầm trọng được phát hiện trong 2 năm gần đây. iển hình vụ công ty Vedan Việt Nam, công ty Tungkuang, công ty TNHH Miwon, công ty thuộc da Hào Dương, công ty giấy Việt Trì,... Vấn đề quản lý, xử lý chất thải nguy hại đang bị buông lỏng, phần lớn các doanh nghiệp chưa đầu tư thỏa đáng, công nghệ xử lý lạc hậu nên đã góp phần vào việc gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí có doanh nghiệp còn chôn hàng ngàn tấn chất thải nguy hại xuống dưới lòng đất nhằm giảm chi phí xử lý, như công ty Môi trường xanh - BRVT, công ty CP Vietsta - TP HCM… diễn ra trong thời gian dài mà không bị phát hiện.
55
Hình: Tàn phá rừng gỗ nghiến tại huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn