Môi trường nông thôn và miền núi

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường và bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 34 - 39)

Nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam với 70% dân số đang chuyển mạnh sang cơ cấu sản xuất hiệu quả hơn, trong đó trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ đều đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cùng với sự chuyển biến tích cực về đời sống, xã hội, nông thôn nước ta vẫn còn bộc lộ những yếu kém về phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu, vệ sinh môi trường nông thôn còn nhiều bất cập.

1.1.7.1. Hiện trạng vệ sinh môi trường:

Theo kết quả điều tra cho thấy tình hình vệ sinh nông thôn Việt Nam hiện nay là hết sức nghiêm trọng. Chỉ có 18% số hộ gia đình nông thôn, chưa đầy 12% số trường học và chưa đầy 3% chợ ở nông thôn có nhà vệ sinh đạt tiêu

32

chuẩn của Bộ Y tế. Chất lượng nhà vệ sinh, nếu có, ở các trường học rất thấp, và hầu hết đều không có khu rửa tay cho học sinh.

Ở một số địa phương, chúng ta thấy hầu như không một gia đình nào có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Một đứa trẻ nếu may mắn sống được qua thời thơ ấu trong môi trường như vậy - với nguy cơ mắc các căn bệnh như tiêu chảy, giun sán và suy dinh dưỡng - thì cũng phải đối mặt với khó khăn mới ở trường học vì các điều kiện vệ sinh ở đây cũng chẳng hơn gì ở gia đình. Do trường học không có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn nên nhiều học sinh không muốn hoặc không thể đi vệ sinh khi ở trường. iều đó không những có hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng xấu tới khả năng học tập của các em [9].

Tính đến 01/7/2011 cả nước có gần 19% số xã và 9% số thôn đã xây dựng hệ thống thoát nước thải chung (năm 2006 các tỷ lệ tương ứng là 12,2% và 5,6%). ồng Bằng Sông Hồng là vùng đạt tỷ lệ cao nhất với 37,6% số xã và 26,6% số thôn đã xây hệ thống thoát nước thải chung, trong khi Tây Nguyên đạt tỷ lệ thấp nhất (các tỷ lệ tương ứng là 3,9% và 1,3%). ây là một tiến bộ đáng ghi nhận trong chuyển biến nhận thức và hành động của các cấp, các ngành cũng như các hộ gia đình nông thôn về bảo vệ môi trường qua xử lý nước thải, nhất là các vùng có các làng nghề, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, trang trại chăn nuôi.

Các hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn nông thôn những năm gần đây cũng được nhiều địa phương quan tâm. ến năm 2011, cả nước có 44% số xã có tổ chức (hoặc thuê) thu gom rác thải (năm 2006 có 28%) và 26% số thôn có tổ chức (hoặc thuê) thu gom rác thải. Tuy kết quả đạt được còn thấp và chưa đều giữa các vùng, các địa phương nhưng xu hướng chung là tăng dần so với các năm trước. ạt cao nhất về 2 chỉ tiêu trên là vùng đồng bằng sông hồng (82% và 66%), thấp nhất là Trung Du, Miền Núi Bắc Bộ (chỉ 13% và 4%).

33

Dù có những bước tiến bộ so với 5 năm trước đây song môi trường ở nông thôn vẫn là một trong ít những lĩnh vực có nhiều hạn chế, yếu kém nhất trong bức tranh toàn cảnh có nhiều khởi sắc về kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta. Những con số dưới 1/5 số xã và dưới 1/10 số thôn có hệ thống thoát nước thải chung; dưới 45% số xã và dưới 1/3 số thôn có tổ chức (hoặc thuê) thu gom rác thải từ kết quả từ điều tra năm 2011 đã thể hiện điều đó. Sự kém phát triển về hạ tầng hệ thống nước thải và dịch vụ thu gom rác thải đặc biệt xảy ra ở các vùng Trung Du, Miền Núi Bắc Bộ và Tây Nguyên [13].

1.1.7.2. Chất thải rắn và ô nhiễm môi trường

Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, nhà kho, chợ, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính…Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt này đều là chất hữu cơ dễ phân hủy (có tỷ lệ chiếm tới 65% chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn), còn lại là các loại chất thải khó phân hủy như túi nilông, thủy tinh.... ớc tính lượng rác thải rắn sinh hoạt ở nông thôn phát sinh khoảng 18,21 tấn/ngày, tương đương với 6.600 tấn/năm.

Ngoài ra, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi cũng thải ra môi trường nhiều loại chất thải rắn nguy hại. Tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, thiếu kiểm soát. Theo thống kê từ năm 2000 - 2005, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 35.000 - 37.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, riêng năm 2006 tăng lên 71.345 tấn, năm 2008 là 110.000 tấn.

Thông thường lượng bao bì chiếm khoảng 10% tổng số thuốc tiêu thụ, chỉ tính riêng năm 2008 thải ra môi trường 11.000 tấn bao bì các loại. Lượng phân bón hóa học sử dụng bình quân 80-90 kg/ha (cho lúa là 150 - 180 kg/ha) làm phát sinh bao bì, túi đựng. Bình quân tổng lượng phân bón vô cơ các loại sử

34

dụng 2,4 triệu tấn/năm, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn rác thải rắn nguy hại là bao bì, vỏ hộp thuốc các loại. Chưa kể chất thải rắn phát sinh từ chăn nuôi cũng làm cho môi trường nông thôn ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

Thống kê năm 2008 của Tổng cục Môi trường cho thấy, các làng nghề miền Bắc phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng, phát sinh khoảng 1-7 tấn/ngày gồm các chất thải chủ yếu là bụi kim loại, phôi, rỉ sắt. Riêng ở tỉnh Bắc Ninh, làng nghề đúc đồng ại Bái mỗi năm thải ra 1.150 tấn chất thải rắn, trong đó chất thải rắn nguy hại chiếm 45%; làng nghề tái chế giấy Dương Ổ thải ra 4,5 tấn chất thải rắn/ngày; làng tái chế nhựa Trung Văn và Triều Khúc thải 1.123/tấn/năm. Các nhóm làng nghề khác như làng nghề may gia công, da giày cũng thải ra 2-5 tấn/ngày, chủ yếu là các loại chất thải rắn khó phân hủy.

1.1.7.3. Hoá chất bảo vệ thực vật và ô nhiễm môi trường

Ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cho biết nếu vào cuối những năm 1960, chỉ có khoảng 0,48% diện tích đất canh tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì hiện nay là 100% với trên 1.000 chủng loại thuốc, trong đó nhiều loại thuốc có độc tính cao.

Hằng năm, nước ta sử dụng trung bình 15.000 - 25.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Bình quân 1ha gieo trồng sử dụng đến 0,4- 0,5 kg thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng không hợp lý, không tuân thủ theo đúng những quy định nghiêm ngặt về quy trình sử dụng nên thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều tác hại cho chính người sử dụng thuốc và người tiêu dùng nông sản và thực phẩm có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống.

Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông

35

nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, trong đó không ít loại thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng.

Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại hàng chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ chờ xử lý. Môi trường nông thôn đang phải gánh chịu những bất lợi từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Theo kết quả phân tích mới nhất của cơ quan chuyên môn, giờ đây, các loại hoá chất độc hại nhất đối với sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và với sức khoẻ con người đã có mặt tại các vùng đất, vùng nước sản xuất nông nghiệp tại Hải Phòng với hàm lượng kinh hoàng.

Cụ thể: Trong đất, hàm lượng Cu2+ đạt từ 43,68-69,68ppm; Pb2+ có từ 147,6-661,2ppm; hàm lượng kim loại nặng trong nước cao gấp hàng nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.

Sự ô nhiễm kéo dài trong đất đã tiếp tục sản sinh ra thế hệ độc tố tiếp theo như Fe3+

, Al3+, Mn2+, đây là tác nhân chính huỷ diệt nguồn khoáng chất, dinh dưỡng hữu cơ có tự nhiên trong đất gây giảm năng suất cây trồng và là mầm mống để tạo nên hiện tượng sa mạc hóa. Tại các họng nước thải của nhà máy, chất độc hại cao ở mức kinh hoàng. ến nỗi các nhà chuyên môn chỉ có thể nói ngắn gọn: Nguồn nước độc hại chẳng kém gì... cạm bẫy giết người.

Có thể lấy ví dụ tại các lưu vực sông bị ô nhiễm ở xã Hoàng Tây (tỉnh Hà Nam), tỷ lệ mắc bệnh đường ruột ngày càng tăng, trong đó 21% trẻ em dưới 5 tuổi bị mắc bệnh tiêu chảy; 86% trẻ em bị mắc bệnh giun đũa; 76% mắc bệnh giun tóc... Các xã Hòa Hậu, Bồ ề, Vĩnh Trù, nghiên cứu cho thấy 94,4% giếng khoan có hàm lượng asen (thạch tín).

36

Nước ta có trên 77% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn với cơ cấu ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, khu vực nông thôn mang tính chiến lược, trước mắt cũng như lâu dài. Vì vậy, nông thôn chi phối và tác động nhiều mặt đến vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường quốc gia [15].

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường và bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)