Chiến tranh Việt Nam và hậu quả ảnh hưởng đến môi trường

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường và bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 50 - 54)

1.2.1.1. Chiến tranh Việt Nam

- Từ 1858 đến 1945, Việt Nam trải qua 2 cuộc chiến tranh hiện đại:chống Pháp Và chống Mĩ xâm lược.

48

- Chiến tranh Việt Nam là một chiến tranh tàn khốc với quy mô lớn kéo dài.

- Trong chiến tranh sử dụng các loại vũ khí quy ước như: thuốc nổ, chất gây cháy, các loại súng có kích thước khác nhau từ các loại súng nhỏ và vũ khí hạng nhẹ cho đến đại bác.

- Trong thời kì chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đa sử dụng chất độc làm trụi lá và giết chết cây cối và các loại thực vật. Ba loại chất độc hoá học chủ yếu đã được quân đội Mỹ dùng ở Việt Nam là: Chất độc màu da cam, chất trắng dùng để phá huỷ rừng, chất xanh.

1.2.1.2. Những ảnh hưởng đến môi trường: *Vũ khí quy ước:

• Vũ khí quy ước tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người, phá hủy cơ sở hạ tầng xã hội và là nguyên nhân gây hậu quả nghiêm trọng với môi trường. Nó không chỉ gây nhiều thương vong và tử vong mà còn phá hủy môi trường trên trên diện rộng ngay cả trong thời kì chiến tranh và sau chiến tranh. Sau hơn chiến tranh hơn 35 năm, nhưng diện tích bị ô nhiễm do bom mình còn rất lớn.

• Quân đội Mỹ đã sử dụng khoảng 16 triệu tấn bom đạn trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Các đợt rải bom ở rừng đước trong chiến tranh Việt Nam đã phá hủy nghiêm trọng các khu rừng này. Các hố bom tồn tại hàng thập kỉ sau chiến tranh chứa đầy nước đọng và trở thành môi trường sống thuận lợi cho các loại truyền bệnh sốt rét cũng như các loại bệnh truyền qua muỗi khác.

*Vũ khí hóa học:

• Nhiều vũ khí hóa học và các chất liên quan khác nhau làm nhiễm bẩn môi trường trong thời gian chuẩn bị chiến tranh và khi xảy ra chiến tranh. Nguy cơ

49

tiềm ẩn này không chỉ đe dọa đến lực lượng quân đội và những cư dân trong thời chiến mà nó còn ảnh hưởng đến những công nhân làm việc phát triển, sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các lạo vũ khí này và cả những người sống gần nơi mà các vũ khí này được phát triển, sản xuất hoặc lưu trữ. Thêm vào đó việc hủy bỏ các vũ khí này, bao gồm việc tháo dỡ và đốt cháy có thể tạo ra những nguy hiểm khác.

• Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ 1965 - 1971, đế quốc Mỹ đã dùng nhiều loại chất diệt cỏ, làm trụi lá cây nhằm phá hoại ta về quân sự và kinh tế. Ba loại chất độc hoá học chủ yếu đã được quân đội Mỹ dùng ở Việt Nam là: Chất độc màu da cam, chất trắng dùng để phá huỷ rừng, chất xanh dùng để phá hoại mùa màng.

• Trước chiến tranh, rừng miền Nam Việt Nam có diện tích bao phủ là 10,3 triệu ha. Trong suốt thời gian chiến tranh, từ năm 1961 tới năm 1971, đã có trên 77 triệu lít chất độc hóa học được sử dụng, hầu hết là chất da cam, trong đó có chứa dioxin (TCDD) với nồng độ độc cao từ 3 – 4 mg/l. Diện tích các khu vực bị phun rải chiếm 24% diện tích Nam Việt Nam, 86% lượng chất độc hóa học được trực tiếp rải lên đất rừng, 14% còn lại được rải trực tiếp lên đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa. Hơn 2 triệu ha đất rừng đã bị phá hủy bởi sự tấn công của quân đội Mỹ.

• Chất diệt cỏ rải với nồng độ cao không chỉ phá hủy thành phần dinh dưỡng trong đất, làm cho đất bị cằn cỗi, mà với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Nam Trung Bộ Việt Nam, các khu rừng rất khó có thể tự phục hồi được.

• Sự rụng lá hàng loạt cây rừng đã tạo nên sự ứ đọng các chất dinh dưỡng. Khoảng 10 đến 15 triệu hố bom, chiếm 1% diện tích rừng Việt Nam, gây nên sự bất ổn mặt đất, làm cho đất dễ bị xói mòn do mưa.

50

• Hệ thống rừng ngập mặn ở miền Nam, đặc biệt là rừng Sát (ở phía Ðông Bắc thành phố Hồ Chí Minh) và rừng ở huyện Năm Căn (Minh Hải) bị phá huỷ nặng nề. Nguồn cung cấp gỗ cho người không còn, động vật không có nơi sinh sống, vai trò to lớn của rừng ngập mặn trong giữ đất, lấn biển bị giảm sút [33].

1.2.2. Các hoạt động kinh tế:

1.2.2.1.Hoạt động Nông Nghiệp và Nuôi Trồng Thủy Sản:

Dân số trên trái đất tăng lên, đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và con người phải áp dụng những phương pháp để tăng mức sản xuất và cường độ khai thác độ phì của đất. Những biện pháp phổ biến nhất là:

-Tăng cường sử dụng các chất hoá học trong nông, lâm nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.

-Sử dụng các chất tăng cường sinh trưởng để có lợi cho việc thu hoạch.

-Sử dụng công cụ và kỹ thuật hiện đại. -Mở rộng mạng lưới tưới tiêu.

Tất cả các biện pháp này đều tác động mạnh đến hệ sinh thái và môi trường đất:

-Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu. -Làm ô nhiễm môi trường đất do sử dụng thuốc trừ sâu. -Làm mất cân bằng dinh dưỡng.

-Làm xói mòn và thoái hoá đất.

-Phá huỷ cấu trúc của đất và các tổ chức sinh học của chúng do sử dụng các thiết bị, máy móc nặng.

51

Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản làm cho môi trường nước bị ô nhiễm, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.

1.2.2.2. Hoạt động Công Nghiệp và Giao Thông Vận Tải

Trong những năm qua, cùng với xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, với sự hình thành, phát triển của nhiều ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng... đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, song song với quá trình này là việc gia tăng nhanh chóng về chất thải ra môi trường, đặc biệt là CTR (chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, nông nghiệp, chất thải y tế, chất thải độc hại...) [33].

Hằng năm có khoảng 20 tỉ tấn CO2 + 1,53 triệu tấn SiO2 + Hơn 1 triệu tấn Niken + 700 triệu tấn bụi + 1,5 triệu tấn Asen + 900 tấn coban + 600.000 tấn Kẽm (Zn), hơi Thuỷ ngân (Hg), hơi Chì (Pb) và các chất độc hại khác. Làm tăng đột biến các chất như CO2, NOX, SO3 …

Ở các khu đô thị,giao thông thải ra khoảng 50% lượng NOX trong không khí.NOX được dung để chỉ hỗn hợp NO và NO2 trong không khí đồng thời cũng có mặt.NO và NO2 đóng vai trò quan trọng trong ô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường và bảo vệ môi trường ở việt nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)