Giải pháp về phương pháp đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định dự án vay vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 74 - 76)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

2.2.5. Giải pháp về phương pháp đánh giá rủi ro

ro cũng đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án. Việc vận dụng phương pháp đánh giá rủi ro nào và ở mức độ như thế nào lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kỹ năng của cán bộ thực hiện. Việc đánh giá rủi ro dự án đầu tư được thực hiện bằng các phương pháp khoa học, hiện đại cùng với kinh nghiệm quản trị rủi ro và nguồn thông tin đáng tin cậy sẽ giúp cho việc nhận diện, đo lường, đánh giá rủi ro dự án được chuẩn xác nhằm đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn và kịp thời.

Vì thế giải pháp hoàn thiện phương pháp đánh giá rủi ro của SGD theo hướng: - Căn cứ vào các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước; các quy hoạch phát triển; hệ thống văn bản pháp quy; các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức; các quy ước, thông lệ quốc tế và kinh nghiệm thực tế để đánh giá dự án. Trên cơ sở hồ sơ dự án trình thẩm định, cán bộ thẩm định sử dụng những căn cứ này để đánh giá tính hợp pháp, hợp lý, hiệu quả và khả thi của dự án.

- Kết hợp các phương pháp đánh giá rủi ro trên cơ sở phát huy những thế mạnh của từng phương pháp. Trên thực tế, dự án đầu tư thường được đánh giá rủi ro bằng sự kết hợp của hai hay nhiều phương pháp. Việc kết hợp các phương pháp sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện cho phân tích, đánh giá dự án được toàn diện, tăng độ tin cậy của các kết quả tính toán.Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp phải đảm bảo đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể trong từng nội dung. Kết hợp các phương pháp đánh giá rủi ro trong phân tích, đánh giá giúp nhìn nhận dự án được khách quan và toàn diện hơn.

- Lựa chọn phương pháp đánh giá rủi ro phù hợp với từng nội dung của dự án. Cụ thể như khi đánh giá tính hợp lệ, tính đầy đủ của hồ sơ dự án, cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh. Khi đánh giá rủi ro tài chính của dự án, cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy. Khi đánh giá

pháp phân tích độ nhạy và phương pháp dự báo. Bằng trình độ, khả năng và kinh nghiệm, cán bộ thẩm định cần chọn sử dụng phương pháp thích hợp với từng nội dung để đạt hiệu quả công việc. Lựa chọn phương pháp đánh giá rủi ro phù hợp theo các mục tiêu sau: phương pháp được lựa chọn phù hợp với khả năng và điều kiện của cán bộ thực hiện; phương pháp lựa chọn phải đảm bảo đáp ứng đúng những yêu cầu, quy định của nhà nước; phương pháp lựa chọn phải tối ưu trong số các phương pháp đưa ra. Phương pháp truyền thống thường được áp dụng với cách làm đơn giản, mang lại kết quả nhanh chóng, song mức độ chính xác chưa cao. Đối với các phương pháp hiện đại việc vận dụng đòi hỏi phải có kỹ năng, mất nhiều thời gian tuy nhiên lại cho kết quả với độ chính xác cao hơn.

- Đối với phương pháp phân tích độ nhạy: Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, giúp phát hiện những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của dự án để có biện pháp phòng ngừa rủi ro thích hợp. Để phát huy có hiệu quả khi sử dụng phương pháp này cần lựa chọn những thông số chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến dự án để phân tích, chú ý đến những đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng. Cần quan tâm xem xét thoả đáng đến tỷ suất chiết khấu chuẩn làm cơ sở tính toán chính xác các chỉ tiêu cũng như hiệu quả tài chính của dự án. Đây là cơ sở và căn cứ cho việc ra quyết định cho vay đối với dự án.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định dự án vay vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w