Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp (Trang 58)

5. Một số giải pháp về đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định

5.1.2.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Bên cạnh việc đa dạng hoá các nguồn vốn huy động, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng là một vấn để hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu sử dụng vốn hiệu quả, có nghĩa là doanh nghiệp đã giảm áp lực đối với nguồn vốn đầu tư, tiết kiệm được chi phí vốn, do đó có điều kiện phát huy những ưu thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

 Các dự án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng phải đem lại hiệu quả thiết thực về mặt tài chính đối với doanh nghiệp. Với đặc thù ngành dệt là đòi hỏi sự đồng bộ vể máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất thì mới có thể khai thác tối đa công suất của thiết bị, do đó các dự án mua sắm máy móc phải thực hiện một cách đồng bộ, hợp lý, không đầu tư nhỏ giọt từng máy một mà đầu tư liên hoàn cả một hệ thống.

 Tổng công ty luôn hướng tới sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xuất khẩu nên cần chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến, thực hiện đầu tư mở rộng quy trình chất lượng ISO 9001:2000 không chỉ ở khâu nhuộm mà ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất của công ty để sản phẩm đạt chất lượng cao.

 Máy móc thiết bị trong ngành dệt đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn nên phải xây dựng kế hoạch quản lý và sử dụng một cách hợp lý để đảm bảo công suất và tuổi thọ của máy.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp (Trang 58)