Chiến lược cụ thể

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)

4.Chiến lược đầu tư phát triển của doanh nghiệp thời gian tớ

4.1.2.Chiến lược cụ thể

* Lĩnh vực Dệt May

Lĩnh vực Dệt May tiếp tục là thế mạnh và then chốt của Tổng Công ty, làm cơ sở cho Tổng Công ty chủ động trong việc đầu tư vào các dự án lớn; trong đó hỗ trợ mạnh mẽ cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản, siêu thị cụ thể: Xây dựng Trung tâm thương mại nhằm quảng bá thương hiệu, cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà phục vụ mục đích kinh doanh thương mại, và các dịch vụ hỗ trợ khác… Tổng Công ty chủ trương xây dựng một hệ thống quản lý từ công ty mẹ đến các Công ty con, tạo mối liên kết và sức mạnh tổng hợp của toàn Tổng Công ty. Tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực Dệt May dự tính đạt từ 15 tới 25%/năm. Tổng công ty chủ trương tăng dần về số tuyệt đối nhưng giảm dần về tỷ trọng tương đối của lĩnh vực Dệt May trong tổng doanh thu, tổng lợi nhuận của toàn Tổng công ty.

Không ngừng tăng cường về lượng và chất nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, máy móc thiết bị được đầu tư đổi mới, quy trình quản lý áp dụng tiêu chuẩn ISO. Mục tiêu của Tổng Công ty sẽ luôn luôn là đơn vị Dệt may lớn của ngành Dệt may Việt Nam và là một trong những thương hiệu có tầm cỡ khu vực để thực hiện được chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty.

Tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm trong lĩnh vực Dệt may với các công ty chuyên môn hoá cao trong Dệt may nhất là công nghệ Sợi, Dệt và tìm tòi thử nghiệm nguyên liệu mới, nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.

* Lĩnh vực thương mại dịch vụ

Phát triển các dịch vụ đi kèm địa điểm kinh doanh thương mại, các dịch vụ hậu mãi và các dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo hành sản phẩm nhằm phát triển mạng lưới bán lẻ sản phẩm Dệt may trên toàn quốc làm cơ sở hình thành mạng lưới thương mại phát triển các mặt hàng khác, kể cả các mặt hàng nhập khẩu từ các đối tác quen thuộc và đối tác mới, mở rộng các đại lý tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

* Lĩnh vực đầu tư tài chính

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển và phù hợp với mô hình Công ty mẹ - Công ty con của Tổng công ty, Tổng công ty sẽ mở rộng các hoạt động đầu tư tài chính, nâng cao hiệu quả các nguồn vốn, tạo động lực thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Tổng công ty sẽ thành lập Công ty cổ phần tài chính hoạt động chuyên nghiệp trong thị trường vốn, thị trường tiền tệ nhằm thu hút và quản lý các nguồn vốn phục vụ cho sự phát triển của công ty; tăng cường đầu tư vào thị trường bảo hiểm; đầu tư cổ phiếu, trái phiếu và các lĩnh vực đầu tư tài chính có hiệu quả khác…

* Lĩnh vực đầu tư sản xuất công nghiệp và dịch vụ khác.

Hợp tác, khuyến khích các công ty con chủ động tìm kiếm đối tác, khai thác mọi ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm để mở rộng ngành nghề kinh doanh; trước mắt có thể phát triển dịch vụ du lịch, nhà nghỉ và coi đó là một lợi thế đối với công ty có địa bàn phát triển. Đồng thời vẫn tiếp tục đầu tư sản xuất công nghiệp và triển khai hoạt động dịch vụ khác như đầu tư kinh doanh bất động sản, lắp đặt thiết bị cho các công trình công nghiệp dân dụng, dịch vụ kho vận và các dịch vụ khác… phù hợp với nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển chung của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)