Chiến lược chung

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 53)

4.Chiến lược đầu tư phát triển của doanh nghiệp thời gian tớ

4.1.1.Chiến lược chung

Tôn chỉ hoạt động của Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định là:

“Xây dựng Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định trở thành một trong những doanh nghiệp Dệt – May hàng đầu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, hoạt động theo các nguyên tắc thương mại trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế phục vụ các nhu cầu của khách hàng, đồng thời xác định các cơ hội để đạt được lợi nhuận tối ưu trên vốn đầu tư.”

Sau khi cổ phần hoá, Tổng Công ty cổ phần tiếp tục phát triển kinh doanh, đa ngành nghề, đa sở hữu trên cơ sở các lĩnh vực sản xuất chủ yếu bao gồm: Sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm Sợi – May mặc; thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu phục vụ nhu cầu sản xuất Sợi – May mặc. Kinh doanh du lịch, vận tải, xây dựng, đầu tư và kinh doanh bất động sản, kinh doanh xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động; phát triển thị trường bán lẻ nội địa và nước ngoài.

Không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh; ứng dụng Công nghệ tin học trong quản lý và kinh doanh, phát triển thương mại điện tử và tìm kiếm giải pháp phát triển những ngành nghề kinh doanh mới mà pháp luật không cấm.

Tăng cường hội nhập quốc tế cùng với việc duy trì phát triển thương hiệu và văn hoá doanh nghiệp.

* Về cơ cấu tổ chức

Tổng Công ty cổ phần định hướng phát triển theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Tổng Công ty sẽ xây dựng hệ thống quy chế hoạt động nội bộ về quản trị, tài chính minh bạch, công khai để phù hợp với mô hình mới. Đồng thời, Tổng

Công ty sẽ sắp xếp lại hệ thống Công ty con theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả cao. Các Công ty con chuyên môn hoá sẽ dần được hình thành thông qua sáp nhập các Công ty con có cùng lĩnh vực hoạt động, cùng thị trường, cùng sản phẩm.

* Về phát triển sản phẩm

Tổng Công ty định hướng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, áp dụng công nghệ cao. Tổng Công ty xác định ngành Dệt May, sản xuất công nghiệp và phụ liệu may, đầu tư và kinh doanh bất động sản, kinh doanh xuất nhập khẩu là các lĩnh vực then chốt và sẽ đẩy mạnh sản xuất công nghiệp để tăng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp. Tổng Công ty tập trung xây dựng một hệ thống các Công ty con chuyên môn hoá để phục vụ nhu cầu phát triển của Tổng Công ty và hướng tới những sản phẩm mới, những ngành nghề kinh doanh mới mà Tổng Công ty có lợi thế.

Lĩnh vực đầu tư tài chính được Tổng Công ty xác định là lĩnh vực quan trọng và được tập trung triển khai ngay sau khi Tổng Công ty cổ phần ra đời theo hướng xây dựng một công ty tài chính để hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn sản xuất kinh doanh giữa Công ty mẹ với các Công ty con và tham gia vào thị trường tiền tệ.

* Về thị trường

Ngoài thị trường xuất khẩu truyền thống, Tổng Công ty tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động trên cả nước để chiếm lĩnh thị trường nội địa, phát triển các kênh bán lẻ đặc biệt là thành phố Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung và khu vực phía Bắc; mở rộng thị trường ra nước ngoài thông qua việc đổi mới các hình thức xuất khẩu trong đó có cả xuất khẩu lao động, mở rộng việc liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước.

* Về nguồn nhân lực

Tổng Công ty chú trọng tới công tác đào tạo, đào tạo lại, xây dựng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, công nhân lành nghề phục vụ sự phát triển của Tổng Công ty và phù hợp xu thế phát triển của xã hội, kể cả việc đào tạo mới theo ngành nghề kinh doanh mới.

* Về thương hiệu

Tổng công ty nâng cao thương hiệu “Dệt May Nam Định” trên thị trường trong nước và quốc tế gắn liền với việc phát huy và nâng cao truyền thống văn hoá doanh nghiệp tương xứng với truyền thống dệt may lâu đời của Thành phố Dệt Nam Định ( cái nôi của ngành dệt may Việt Nam).

* Về hội nhập quốc tế

Tổng công ty thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế và khu vực thông qua nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế nước ngoài, từng bước tham gia xây dựng thương hiệu nổi tiếng của ngành Dệt May trên thị trường trong khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 53)