Cơ cấu đầu tư theo nội dung đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 38)

3. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định

3.2.2. Cơ cấu đầu tư theo nội dung đầu tư

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường dệt may trong và ngoài nước, công ty đã tập trung vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư hoạt động Marketing và các hoạt động đầu tư khác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 17: Vốn đầu tư của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định phân theo nội dung đầu tư

(đơn vị: tỷ đồng)

STT Năm 2004 2005 2006 2007 2008

1 Tổng vốn đầu tư 10,123 13,247 15,245 145,842 31,261

2 - Đầu tư vào MMTB, CN và xây lắp

8,548 11,876 13,564 142,646 30,148

3 - Đ.tư phát triển nguồn nhân lực

0,234 0,457 0,678 1,648 0,548

4 - Đ.tư cho hoạt động marketing

0,387 0,485 0,584 1,064 0,324

5 - Đầu tư khác 0,954 0,429 0,419 0,484 0,241

(Nguồn: Báo cáo đầu tư của phòng kỹ thuật đầu tư)

Nhìn vào bảng ta thấy vốn đầu tư của công ty trong giai đoạn 2004-2008 tập trung chủ yếu vào đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng. Lượng vốn đầu tư vào mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng đạt khối lượng lớn nhất là 142,646 tỷ đồng vào năm 2007 do nhu cầu mua sắm đồng bộ dây chuyển máy sợi và dệt hiện đại, đồng thời hai dự án lớn di dời công ty ra khu công nghiệp và dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải nước cấp được khởi công. Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho hoạt động marketing của công ty cũng có mức tăng trưởng đều đặn và đạt khối lượng cao nhất cũng vào năm 2007. Tuy nhiên, trong giai đoạn này vốn đầu tư cho các lĩnh vực ngoài mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp tăng, giảm giao động không đáng kể trong khoảng 200-500 triệu do nhu cầu đầu tư không lớn.

Để tìm hiểu và phân tích sâu hơn, ta nhìn vào bảng tỷ trọng vốn đầu tư cho từng nội dung sau đây

Bảng 18: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định phân theo các lĩnh vực(đơn vị: %)

STT Năm 2004 2005 2006 2007 2008

1 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100

2 - Đầu tư vào MMTB, CN và xây lắp

84,44 89,65 88,97 97,8 96,4

3 - Đ.tư phát triển nguồn nhân lực

2,31 3,44 4,44 1,15 1,75

4 - Đ.tư cho hoạt động marketing

3,75 3,66 3,83 0,7 1,03

5 - Đầu tư khác 9,5 3,25 2,76 0,35 0,82

(Nguồn: Báo cáo đầu tư của phòng kỹ thuật đầu tư)

Đầu tư vào máy móc thiết bi, xây lắp vào máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng là lĩnh vực được công ty chú trọng nhất với tỷ trọng vốn dành cho lĩnh vực này luôn nằm trong khoảng từ 80% đến hơn 90%, Điều này cho ta thấy chiến lược cạnh tranh của công ty là dựa vào hệt thống máy móc thiết bị hiện đại. Trong nền kinh tế thị trường, làm vừa lòng khách hàng là điều công ty luôn quan tâm để không chỉ tồn tại và phát triển, mà còn chứng tỏ vị thế của một doanh nghiệp lớn. Trước yêu cầu của thị trường bây giờ không chỉ là giá cả mà chất lượng mới là yếu tố hàng đầu nên nếu công ty sử dụng một công nghệ cũ kỹ, lạc hậu không thể cho ra những sản phẩm bảo đảm được đòi hỏi của thị trường. Bên cạnh đó, công nghệ, máy móc lạc hậu còn khiến cho công ty làm ra những sản phẩm với chất lượng kém nhưng lại có giá thành cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tất cả những điều đó khiến cho năng lực cạnh tranh của công ty suy giảm và tất yếu dẫn đến việc doanh nghiêp biến mất khỏi thị trường, do vậy đầu tư đổi mới công nghệ là một hoạt động hết sức cần thiết đối với công ty và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư hàng năm . Nhờ có công nghệ hiện đại công ty luôn khẳng định được chỗ đứng trong thị trường, những đơn hàng lớn xuất hiện, làm gia tăng nhu cầu xây dựng nhà xưởng, kho bãi để đáp ứng yêu cầu khách hàng. Do nhận thức được sự cũ kỹ mau

chóng của công nghệ và những đòi hỏi thường xuyên biến đổi của thị trường, hàng năm công ty đều có những tính toán cân đối đầu tư một cách hợp lý giữa nhu cầu đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu.

Vốn đầu tư cho các hoạt động khác của công ty chủ yếu là đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo các yêu cầu khắt khe về hàng xuất khẩu đối với các sản phẩm may công ty không chỉ phải đầu tư mua sắm máy móc thiết bi, cải tiến công nghệ sản xuất mà còn đầu tư cải thiện nhiều khâu trong hoạt động của doanh nghiệp. Ngay từ đầu vào để đảm bảo chất lượng sản phẩm, công ty luôn ưu tiên lựa chọn những đầu vào có chất lượng tốt. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh công ty xây dựng cho mình những quy trình, tiêu chuẩn không chỉ để đáp ứng đòi hỏi của luật pháp mà còn cả thị trường. Những quy trình tiêu chuẩn đạt được đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp không chỉ có chất lượng tốt mà còn liên quan đến các vấn đề khác như vấn đề bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn xã hội đối với doanh nghiệp. Hai tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và SA 8000 là niềm tự hào của công ty mà không phải doanh nghiệp dệt may nào cũng đạt được.

Vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn chiếm tỷ trọng chỉ đứng sau mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng cho thấy sự quan tâm của công ty đối với nguồn vốn con người. Trong mọi hoạt động của mình, công ty luôn coi con người là yếu tố chủ chốt trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy công ty luôn nhận thức nhân viên là tài sản quan trọng nhất. Trải qua bao sóng gió trong kinh doanh, công ty thể hiện khả năng cạnh tranh được trên thị trường chính là nhờ ở trình độ, phẩm chất của nhân viên. Do vậy để đảm bảo khai thác sử dụng có hiêu quả nguồn nhân lực, công ty đã xây dựng nhiều chương trình đào tạo liên kết với các công ty, doanh nghiệp khác, với các trường đại học, cao đẳng và trung cấp dạy nghề để nâng cao trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó công ty cũng quan tâm đầu tư chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, đầu tư cải thiện môi trường làm việc kèm theo đó việc trả lương đúng và đủ làm gia tăng lòng nhiệt tình và trách nhiêm của người lao động với công việc.

Hoạt động marketing là một trong những hoạt động quan trọng của công ty nên công ty cũng không tiếc công sức đầu tư. Đầu tư cho hoạt động marketing bao gồm các hoạt động xây dựng thương hiệu, phát triển các kênh phân phối sản phẩm, quảng cáo và xúc tiến thương mại. Công ty luôn tâm niệm thương hiệu chính là yếu tố đại diện cho hình ảnh doanh nghiêp trên thị trường, sức mạnh thương hiệu chính là sức cạnh tranh của doanh nghiệp cho nên công ty thường xuyên đăng quảng bá hình ảnh công ty trên các tờ báo địa phương và đài truyền hình địa phương, đồng thời luôn tổ chức tham gia các hội nghị, hội chợ để quảng bà hình ảnh doanh nghiệp. Nhờ có thương hiêu nổi tiếng và uy tín, công ty luôn được khách hàng quan tâm, xem xét khi quyết định mua hàng và khi khách hàng quyết định mua hàng của công ty có nghĩa là doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng và kèm theo đó là sự suy giảm của các đối thủ cạnh tranh. Trong một nền kinh tế ngày càng mở rộng, đường biên giới không còn ngăn cản dòng luân chuyển của sản phẩm, công ty luôn quan tâm xây dựng một hệ thống các kênh phân phối hợp lý không chỉ trong khu vực, trong phạm vi một nước mà còn mở rộng ra toàn cầu, đây mới chính là thị trường chính đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w