PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 65)

Toàn cầu hoá và khu vực hóa đã và đang trở thành một xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Có thể nói, việc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới(WTO) đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế giờ đây không chỉ phải cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có cả sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và đối với Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định nói riêng.

Tổng công ty cổ phần dệt Nam Định cũng như nhiều doanh nghiệp triển vọng khác đã bước đầu tập trung đầu tư, xây dựng cơ chế mới hoạt động hiệu quả nhằm tăng cường tiềm về kinh tế, năng lực sản xuất và xây dựng thương hiệu qua đó khẳng định vị thế trên thị trường. Trong chiến lược phát trỉên của mình, công ty luôn hướng đến ưu tiên hiện đại hoá công nghệ sản xuất để sản xuất ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất để cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty vẫn còn một số hạn chế điển hình mà rất nhiều doanh nghiệp Nhà Nước đang trong quá trình chuyển đổi gặp phải, ví dụ như tính năng động của cơ cấu hoạt động còn thấp, hạn chế về khả năng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Khắc phục được những khuyết điểm này thì chắc chắn trong tương lai không xa, Tổng công cổ phần dệt may Nam Định sẽ có vị thế mạnh trên cả thị trường trong nước và thế giới

Với khả năng của một sinh viên mới qua quá trình thực tập ngắn, em hy vọng các biện pháp dù không nhiều song phần nào là tư liệu cho việc để ra chiến lươc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Trong quá trình hoàn thiện đề tài em gặp rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định, được sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc và các cô chú Phòng kế toán, Phòng tổ chức, Phòng kỹ thuật-đầu tư, Phòng kinh doanh, Phòng xuất nhập khẩu và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Tiến sĩ Trần Mai Hương đã giúp em hoàn thành chuyên để tốt nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 65)