Các cơ hội và thách thức đối với công ty starsoft

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đấu thầu tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển phần mềm Ánh Sao (Trang 49 - 53)

1.Cơ hội.

Việt Nam đang phát triển, sẽ có rất nhiều dự án được thực hiện, và điều đó cũng có nghĩa nhu cầu hàng hóa là rất lớn trong đó bao gồm cả các hàng hóa dịch vụ công ty starsoft có khả năng cung ứng. Công nghệ thông tin là một ngành được coi là mảnh đất màu mỡ cần được khai phá tại thị trường Việt Nam. Ngành công nghệ thông tin VIệt Nam đang phát triển mạnh mẽ với một thị trường rộng lớn và đó là cơ hội lớn cho Starsoft phát triển .

Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm xây dựng và phát triển, ngành CNTT nói chung và phát triền phần mềm tại Việt Nam còn non trẻ và rất giầu tiềm năng để khai thác và phát triển.

Đánh giá chung cho thấy, 5 năm qua ngành CNPM của chúng ta có nhiều khởi sắc. Từ năm 2005đến nay CNPM luôn giữ mức tăng trưởng với tốc độ khá cao, trung bình khoảng 35%/năm. Thống kê của hội tin học thành phố Hồ Chí Minh (HCA) cho thấy đến nay cả nước có khoảng 1000 doanh nghiệp phần mềm (DNPM) đang thực sự hoạt động, thu hút được hơn 32.000 lao động phần mềm chuyên nghiệp. Tổng doanh thu của các DNPM năm 2008 ước đạt khoảng 570 triệu USD, trong đó có khoảng 160 triệu USD xuất khẩu. Như vậy, quy mô ngành CNPM nước ta cả về lực lượng lao động lẫn tổng doanh thu hiện nay đã tăng lên gấp 4 lần so với năm 2000. Một số chuyên gia còn cho rằng phương pháp thống kê nói trên chưa đầy đủ,

còn bỏ sót một số lĩnh vực như chưa tính lực lượng làm phần mềm bán chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị không chuyên CNTT. Theo các chuyên gia này, nếu tính hết quy mô ngành phần mềm Việt Nam hiện đã có hơn 40.000 lao động, với doanh số quy đổi lên tới trên 700 triệu USD. Cả nước ta hiện có khoảng 10 doanh nghiệp (DN) có số lập trình viên từ 300-500 người, và khoảng hơn 10 DN có số lập trình viên từ 100-300 người. Hiện nay, Việt Nam đã có hai DN đạt chứng chỉ cao nhất về quy trình quản lý chất lượng sản xuất phần mềm quốc tế CMMI-5, 5 doanh nghiệp đạt CMM mức 3 hoặc 4, và trên 30 DN đạt ISO 9001. Ngoài ra, có rất nhiều DN khác cũng đang cố gắng phấn đấu để lấy chứng chỉ CMM, CMMI hoặc ISO. Điều này cho thấy sự phát triển đầy tiềm năng của CNPM Việt Nam. Thống kê cũng cho thấy các DNPM quy mô lớn thường đã có thời gian hoạt động trên 5 năm. Sự tăng tốc đều đến ở giai đoạn sau năm hoạt động thứ 5 trở đi. Các DN này thường có định hướng xây dựng thị trường, chuyên môn hoá cao, rất chuyên nghiệp trong lĩnh vực gia công phần mềm và dịch vụ, từ đó quảng bá được năng lực, bước đầu xây dựng được thương hiệu riêng. Nhu cầu từ thị trường ngoài nước hiện đang tăng trưởng mạnh, và DNPM quy mô lớn càng có cơ hội tìm kiếm được nhiều khách hàng.Tuy nhiên, bên cạnh các công ty phần mềm lớn nêu trên, phần nhiều các DNPM Việt Nam vẫn là các công ty vừa và nhỏ, với năng lực cạnh tranh còn hạn chế, quy trình sản xuất và quản lý chất lượng chưa cao, đội ngũ chuyên gia bậc cao còn ít, chưa có kinh nghiệm marketing. Đó chính là cơ hội cho Công ty Starsoft có thể vươn lên giành lấy vị trí trên thị trường công nghệ thông tin. Starsoft mới hoạt động 3 năm , quãng thời gian cũng đã đủ để hiểu được thị trường và để có tên trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với xu thế bùng nổ của thị trường Starsoft hoàn toàn có khả năng phát triển trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu. Đây chính là cơ hội lớn cho sự tăng tốc của công ty Starsoft. Trong sự phát triển của ngành CNTT nói chung và phát triển phần mềm nói riêng phải kể đến sự đóng góp quan trọng của khối các nhà đầu tư nuớc ngoài mà chủ yếu là các ông lớn trong lĩnh vực CNTT như Microshop, IBM, Intel… Có thể nói,

làn sóng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực CNTT-TT vào Việt Nam đã và đang diễn ra rất sôi động. Sau sự kiện Intel đầu tư dự án nhà máy lắp ráp và kiểm định chip bán dẫn trị giá 1 tỉ USD vào Khu CNC TP. Hồ Chí Minh và hàng loạt các dự án của các nhà đầu tư nước ngoài khác, hoặc đang được triển khai, hoặc vừa được công bố như dự án đầu tư của Tập đoàn Foxconn, Compal (Đài Loan), Samsung (Hàn Quốc), Tập đoàn IBM mở trung tâm dịch vụ phần mềm (GDC) tại Việt Nam, với hoạch định năm 2007 tuyển dụng 1.000 kỹ sư, năm 2008 là 2.000 kỹ sư và tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới...

Có thể khẳng định, thị trường CNTT-TT Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng, ứng dụng CNTT-TT trong các ngành kinh tế - xã hội ngay tại thị trường gần 100 triệu dân này cũng đang được đẩy mạnh. Theo số liệu từ Bộ TT&TT, doanh thu ngành công nghiệp phần mềm (CNpPM) Việt Nam năm 2006 đạt khoảng 350 triệu USD và năm 2007 đạt khoảng 500 triệu USD; công nghiệp nội dung số đang giữ tốc độ tăng trưởng khoảng 30%/năm với mức doanh thu năm 2006 khoảng 110 triệu USD. Tới năm 2008,tốc độ tăng trưởng của thị trường phần mềm nội địa đã tăng tới 40 - 50%.

Với tình hình phát triển trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam như hiện nay Starsoft nếu biết nắm bắt thì sẽ có cơ hôi phát triển lớn mạnh. Thế nhưng Starsoft phải có một chiến lược tiếp cận khách hàng thật tốt, ngoài các hoạt động quảng bá đơn thuần thì việc chuyên nghiệp trong cung ứng sản phẩm cũng tạo ra lợi thế cho Starsoft trên chặng đường khẳng định tên tuổi của mình . Và việc thực hiện tốt công tác đấu thầu- một phương thức cung ứng hàng hóa dịch vụ chuyên nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Starsoft, đó là uy tín, danh tiếng, kinh nghiệm,và hiệu quả sản xuất kinh doanh .

Ngoài ra , với tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin trong thời gian tới như vậy sẽ hứa hẹn mang lại rất nhiều cơ hội cho công ty Starsoft trong hoạt động đấu thầu. Khi ngành công nghệ thông tin bùng nổ thì nhu cầu về

sản phẩm dich vụ trong ngành cũng sẽ tăng đột biến, cùng với nhu cầu đó là các số lượng các cuộc đấu thầu thuộc ngành cũng tăng lên với đa dạng các hình thức và quy mô. Trong thời gian đầu, Starsoft sẽ có cơ hội với rất nhiều các gói thầu vừa và nhỏ. Đây là các gói thầu có giá trị không lớn thế nhưng nó yêu cầu vốn cũng không cao, sự cạnh tranh từ phía các đối thủ là không quá gay gắt và đông thời chúng mang lại lợi nhuận nhanh chóng do thời gian thực hiện không dài. Đây là cơ hội cho Starsoft thực hiện chiến lược lấy ngắn nuôi dài, tăng cường tích lũy ban đầu bằng việc giành các hợp đồng cung cấp các gói thầu vừa và nhỏ, các gói thầu mà Starsoft có lợi thế cạnh tranh cao và thời gian hoàn vốn cung lợi luận nhanh.

2.Thách thức.

Starsoft còn non trẻ, thiếu kinh ngiệm và năng lực tài chính.Trong khi đó cạnh tranh trong đấu thầu thì kinh nghiệm và năng lực tài chính lại được đặt lên hàng đầu.

Thị trường công nghệ thông tin tạiViệt Nam đang bùng nổ, nó mang lại cơ hội cho Starsoft phát triển nhưng cũng đặt ra nhưng thách thức cho công ty Starsoft. Các công ty trong ngành công nghệ thông tin đều nhận thức được cơ hội phát triển trong giai đoan thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay, và việc các công ty nỗ lực hết mình để giành lấy lợi thế trên thị trường là điều chắc chắn, do đó áp lực cạnh tranh đặt lên công ty Starsoft là rất lớn.Mặc dù giai đoạn vừa qua thi trường công nghệ thông tin Việt Nam phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, thê nhưng với tình hình kinh tế toàn cầu đang suy thoái mặc dù đang bùng nổ nhưng thị trương công nghệ thông tin Việt Nam cũng không thể nằm ngoài vòng suy thoái đó. Trong thời gian tới chắc chắn thị trường sẽ khó giữ được mức độ tăng trưởng như thời gian vừa qua, điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Starsoft Muốn tồn tại starsoft phải khẳng định được uy tín của mình trên thị trường,đây là yếu tố sống còn cho công ty Starsoft.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, mọi hoạt động kinh doanh đều bị ảnh hưởng xấu và hoạt động đấu thầu mà cụ thể là hoạt động đấu thầu tại công ty Starsoft cũng sẽ chịu các tác động tiêu cực. Khủng hoảng xảy ra, vốn trở nên quan trọng vô cùng, tình trạng khan hiếm vốn xảy ra dẫn tới các dự án các gói thầu không thể tiến hành đúng theo kế hoạch hoặc phải hủy bỏ. Kể cả công ty Starsoft trong hoạt động đấu thầu cũng bị ảnh hưởng không tốt từ tình hình thiếu vốn, vốn thiếu hụt , không thể huy động dẫn tới không đảm bảo vốn để có thể quyết định tham gia tranh thầu ,

điều này gây mất mát cơ hội nghiêm trọng cho Starsoft. Đó là mới chỉ tổn hại về cơ hội, việc thiếu hụt vốn còn có thể gây ảnh hưởng nặng nề nếu trong quá trình thực hiện các gói thầu mà nguồn vốn cạn kiệt và không thể huy động theo kế hoặc. Nếu điều này xảy ra không những gây chậm tiến độ thực hiện gói thầu mà có thể Starsoft còn phải chịu phạt từ chủ đầu tư, ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới uy tín của công ty.

Khủng hoảng còn dẫn tới việc nhu cầu giảm sút, trong hoạt động đấu thầu, sự giảm sút là cả về số lượng gói thầu và chất lượng gói thầu. Trong khủng hoảng, chủ đầu tư sẵn sàng bỏ ra lượng tiền ít hơn để thực hiện các dự án của mình và thực hiện ít dự án đầu tư hơn.

Đó là những thách thức mà công ty Starsoft sẽ gặp phải và cần phải vượt qua trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đấu thầu tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển phần mềm Ánh Sao (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w