ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy kế toán và hạch toán kế toán tại công ty (Trang 42)

3.1.1. Điểm mạnh:

Điểm mạnh của APPprint trước hết là trình độ máy móc và công nghệ sản xuất tương đối hiện đại so với nhiều công ty trong ngành. Đặc biệt, chiến lược phát triển sản xuất của Công ty luôn hướng đến việc nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ và đảm bảo mục tiêu thân thiện với môi trường.

Thứ hai, Doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh tương đối tốt và có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tương đối ổn định trong thời gian qua. Bên cạnh đó, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán nhanh của Công ty tương đối tốt. Theo đó, việc vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai sẽ tương đối thuận tiện.

3.1.2. Điểm yếu:

Quy mô sản xuất kinh doanh và nguồn lực hiện tại hơi nhỏ, sẽ khó đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của ngành trong thời gian sắp tới.

3.1.3. Triển vọng hoạt động kinh doanh:

Trong năm 2010, Doanh nghiệp dự kiến đầu tư thêm máy móc và trang thiết bị hiện đại với tồng vốn đầu tư khoảng 15-16 tỷ đồng. Hoạt động đầu tư này sẽ góp phần nâng cao năng suất in ấn của Doanh nghiệp. Nhưng mốc thời điểm đầu tư cũng chưa được xác định cụ thể là vào đầu năm hay cuối năm. Nên kỳ vọng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong năm 2010 của APPprint không cao chỉ vào khoảng 10% so với năm 2009. Vì hiện tại dây chuyền và máy móc thiết bị mới đầu tư vào năm 2008, 2009 đang vận hành

không tăng quá cao trong năm 2010. Ngoài ra, với xu hướng hồi phục và ổn định dần của kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2010 khả năng giá giấy sẽ tiếp tục phục hồi, trong khi lãi suất và tỷ giá VND/USD đang được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Hơn nữa, từ năm 2010, một số ưu đãi về lãi suất và thuế (giảm 50% thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) sẽ không còn. Vì vậy, Doanh nghiệp sẽ khó tiết giảm được chi phí như năm 2009. Theo đó, kỳ vọng tăng trưởng kinh doanh trong năm 2010 của Doanh nghiệp không cao mặc dù tiềm năng phát triển dài hạn tương đối khả quan.

3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

Để đạt được những thành tích như ngày nay, Công ty đã đưa ra được những giải pháp phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiến hành phân tích các hoạt động một cách chính sách khách quan, phù hợp với cơ chế thị trường, trong đó không thế kế đến sự đóng góp của phòng Tài chính kế toán.

3.2.1. Ưu điểm:

- Về tổ chức bộ máy quản lý:

Bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả, cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty trong việc quản lý sản xuất phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó tạo điều kiện cho công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh và ngày cành có uy tín trong lĩnh vực in ấn, đảm bảo đứng vững trên thị trường cạnh tranh gay gắt.

- Về tổ chức bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tập trung là hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có nề nếp, việc phân công lao động tương đối hoàn chỉnh phù hợp với khả năng của nhân viên trong phòng. Đội

ngũ nhân viên nhiệt tình công tác, nắm vững chuyên môn. Do đó, bộ máy kế toán của công ty đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác cho công tác quản lý kinh doanh, vận dụng linh hoạt sáng tạo chế độ, chính sách của Bộ Tài chính ban hành mà không vi phạm chế độ chung về kế toán tài chính.

- Về hệ thống chứng từ ghi sổ:

Do đặc điểm của hình thức tổ chức sổ Chứng từ ghi sổ là hình thức đơn giản, dễ làm nên việc áp dụng tại công ty hoàn toàn phù hợp.

Tại công ty hệ thống chứng từ được tổ chức một cách hợp lý trong toàn bộ các khâu, các công đoạn và quá trình luân chuyển chứng từ mang tính tuân thủ cao, hợp lý. Bên cạnh đó, hệ thống sổ chi tiết mang tính khoa học cao đã giúp cho công ty quản lý tốt, hợp lý chi phí sản xuất phát sinh và phục vụ tính giá thành đúng đắn.

Hình thức trả lương sản phẩm công nhân trực tiếp sản xuất đã khuyến khích được người lao động nâng cao năng suất lao động, gắn trách nhiệm của người công nhân với sản phẩm họ làm ra đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Về một số phần hành kế toán tại Công ty:

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất được tính cho từng đơn đặt hàng là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm, làm cơ sở để đánh giá hiệu quả hiệu quả của mỗi đơn đặt hàng, giúp người quản lý thấy được thiếu sót còn tồn đọng và nhanh chóng tìm ra được các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Theo đó, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm của từng đơn đặt hàng là phù hợp.

Kế toán tại Công ty Cổ phần bao bì và in Nông nghiệp áp dụng phương pháp giá bình quân gia quyền để tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho là hợp

lý. Điều đó xuất phát từ đặc điểm nguyên vật liệu của công ty rất phong phú về chủng loại và việc xuất vật tư không thể quy cho một loại nhất định.

Kỳ kế toán của công ty được xác định là hàng tháng đã đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết. Đặc biệt về chi phí giá thành cho nhà quản lý, giúp cho việc lập giá thành dự toán được chính xác, hợp lý theo các khoản mục chi phí và giúp cho các nhà quản lý nhanh chóng đưa ra những quyết định trong việc ký kết hợp đồng sản xuất với khách hàng, xác định giá bán sản phẩm phù hợp với giá cả thị trường, tăng tính cạnh tranh với các đơn vị khác cả về giá cả và chất lượng.

Tóm lại, công tác hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp khá hoàn chỉnh, đáp ứng được phần nào yêu cầu của công tác quản trị doanh nghiệp trong việc ra các quyết định kịp thời chính xác.

3.2.2 Nhược điểm:

Bên cạnh những điểm mạnh nêu trên, tại công ty Cổ phần bao bì và in Nông nghiệp còn tồn tại một số hạn chế như sau:

- Đội ngũ nhân viên kế toán còn thiếu dẫn tới việc một người phải kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán khác nhau, làm mất đi quan hệ đối chiếu giữa các phần hành kế toán độc lập và hạn chế khả năng chuyên sâu của nhân viên kế toán đối với phần hành chính của mình.

- Công tác quản lý nguyên vật liệu chưa được chặt chẽ, giá thực tế xuất kho nguyên vật liệu thường xuyên biến động do ở công ty dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất ít. Công ty chưa xây dựng được kế hoạch cung ứng dự trữ các loại nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu chỉ được mua vào khi đã ký kết hợp đồng với khách hàng nên có khi xảy ra tình trạng bị ép giá, lỡ kế hoạch sản xuất.

- Nội dung tập hợp của khoản mục CPNVLTT có chỗ còn chưa đúng với chế độ kế toán. Cụ thể, Công ty hạch toán chi phí gia công thuê ngoài (việc làm tăng chất lượng nguyên vật liệu trước khi bước vào sản xuất) vào CPNVLTT là không đúng.

- Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất (trong khi công ty tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng nên việc sản xuất mang tính thời vụ), dẫn đến sự biến động đáng kể chi phí sản xuất kinh doanh giữa các ký kế toán.

- Chi phí trong giá thành sản phẩm của công ty còn bao gồm cả : Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng do trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung công ty không tách riêng tiền điện, nước, điện thoại và chi phí sửa chữa tài sản cố định cho từng bộ phận sử dụng mà hạch toán chung vào TK627. Đây là điểm công ty chưa hạch toán đúng, gây sự sai lệch trong việc tính giá thành (cụ thể làm giá thành sản phẩm cao hơn so với thực tế phát sinh).

- Công cụ dụng cụ xuất dùng sử dụng chưa được phân bổ dần cho các kỳ sử dụng mà hạch toán một lần vào kỳ phát sinh làm chi phí kỳ đó tăng đột biến. Như quần áo bảo hộ lao động, giao xén giấy sử dụng trong nhiều kỳ hạch toán nhưng kế toán hạch toán toàn bộ vào chi phí của kỳ phát sinh mà không tiến hành phân bổ cho các kỳ sử dụng.

- Một số sổ sách của công ty chưa đầy đủ và chưa khoa học gây khó khăn cho công tác tập hợp, quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như: Sổ cái tài khoản thiếu cột ghi ngày tháng ghi sổ, bảng tính giá thành không thể hiện được tiến độ thực hiện hợp đồng (đối với những đơn hàng thực hiện trong nhiều kỳ),…

PHỤ LỤC 1:BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT

Đơn vị tính: VNĐ

I - BẢNG CẦN ĐỐI KẾ TOÁN

STT Nội dung Số dư đầu năm Số dư cuối năm

I TÀI SẢN NGẮN HẠN 48,059,149,306 73,425,723,660

1 Tiền và các khoản tương đương tiền

7,846,591,638 18,448,936,812 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn

hạn

3 Các khoản phải thu 16,567,941,098 21,609,518,538

4 Hàng tồn kho 23,238,301,453 31,662,644,618

5 Tài sản ngắn hạn khác 406,315,117 1,704,623,692

II TÀI SẢN DÀI HẠN 60,544,334,129 59,672,229,414

1 Tài sản cố định

- Tài sản cố định hữu hình 59,496,063,818 58,867,186,270

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - -

2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 10,000,000 10,000,000

3 Tài sản dài hạn khác 1,038,270,311 795,043,144 III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 108,603,483,435 133,097,953,074 IV NỢ PHẢI TRẢ 35,153,297,338 51,331,352,846 1 Nợ ngắn hạn 27,078,796,064 43,471,891,906 2 Nợ dài hạn 8,074,501,274 7,859,460,940 V NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 73,450,186,097 81,766,600,220 1 Vốn chủ sở hữu 72,287,719,400 79,795,419,286

- Vốn đầu tư của Chủ sở hữu 54,000,000,000 54,000,000,000

- Thặng dư vốn cổ phần 15,141,431,638 15,141,431,638

- Quỹ dự phòng tài chính, Phát triển sản xuất

3,146,287,762 10,651,921,616 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối

- -

2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 1,162,466,697 1,971,180,942

- Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1,162,466,697 1,971,180,942

VI TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 108,603,483,435 133,097,953,074

II - KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

STT Chỉ tiêu Năm trước Năm báo cáo

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

115,306,511,852 156,944,395,544

2 Các khoản giảm trừ 128,125,660 39,845,884

3 Doanh thu thuần về bán hàng và Cung cấp dịch vụ 115,178,386,192 156,904,549,660 4 Giá vốn hàng bán 94,506,191,296 128,249,204,567 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và Cung cấp dịch vụ 20,672,194,896 28,655,345,093

6 Doanh thu hoạt động tài chính 509,821,888 666,491,476

7 Chi phí tài chính 3,742,343,905 2,435,016,063

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,754,048,747 7,771,799,466 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh

12,080,003,539 18,166,037,643

11 Thu nhập khác 38,656,046 407,270,380

12 Chi phí khác 56,838,490 -

13 Lợi nhuận khác (18,182,444) 407,270,380

14 Tổng lợi nhuận trước thuế 12,061,821,095 18,573,308,023

15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 1,531,095,828 1,625,164,452

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

10,530,725,267 16,948,143,571

17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (%) 21.290 31.390

18 Cổ tức trên cổ phiếu (%) 15 15

III. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm trước Năm nay

1 Cơ cấu tài sản %

- Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 44.25 55.17

- Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 55.75 44.83

2 Cơ cấu nguồn vốn %

- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 32.37 38.57

- Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

67.63 61.43

3 Khả năng thanh toán Lần

- Khả năng thanh toán nhanh 0.29 0.42

- Khả năng thanh toán hiện hành 3.09 2.59

4 Tỷ suất lợi nhuận %

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản

11.11 13.95

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

9.14 10.80

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn điều lệ

19.50 31.39

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

Phụ lục 2: Hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty Cổ phần Bao bì và in Nông nghiệp

Số hiệu TK

Tên tài khoản Số hiệu

TK

Tên tài khoản

111 Tiền mặt 331 Phải trả người bán(chi tiết từng

người bán)

1111 Tiền VND 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước

1112 Tiền ngoại tệ 334 Phải trả Công nhân viên

112 Tiền gửi ngân hàng 335 Chi trả phải trả

1121 Tiền gửi ngân hàng VND 338 Các khoản phải trả, phải nộp khác

11211 Ngân hàng NN&PTNT- chi nhánh Ba Đình

3381 Phải trả, phải nộp BHXH 11212 Ngân hàng NN&PTNT- chi nhánh

Thăng Long

3382 Phải trả, phải nộp kinh phí công đoàn

1122 Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ 3383 Phải trả, phải nộp bảo hiểm y tế 131 Phải thu khách hàng(chi tiết từng

khách hàng)

3384 Phải trả, phải nộp vốn nhà nước

133 Thuế GTGT được khấu trừ 3388 Phải trả, phải nộp khác

138 Phải thu khác 341 Vay dài hạn

1388 Phải thu khác 411 Nguồn vốn kinh doanh

141 Tạm ứng 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái

152 Nguyên vật liệu 415 Quỹ dự phòng tài chính

1521 Vật liệu chính 421 Lợi nhuận chưa phân phối

1522 Vật liệu phụ 431 Quỹ khen thưởng phúc lợi

1523 Hàng hóa gia công 511 Doanh thu từ hoạt động SXKD

153 Công cụ, dụng cụ 515 Doanh thu hoạt động tài chính

154 Chi phí SXKD dở dang 531 Doanh thu hàng hóa bị trả lại

155 Thành phẩm nhập kho 621 Chi phí NVL trực tiếp

211 Tài sản cố định hữu hình 627 Chi phí SX chung

213 Tài sản cố định vô hình 632 Giá vốn hàng bán

214 Hao mòn TSCĐ 635 Chi phí tài chính

2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp

2143 Hao mòn TSCĐ vô hình 711 Thu nhập khác

241 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 811 Chi phí khác

228 Đầu tư dài hạn khác 911 Xác định kết quả SXKD

242 Chi phí trả trước dài hạn

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy kế toán và hạch toán kế toán tại công ty (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w