thích hợp với họ, trong bất cứ lúc nào của cuộc đời họ.
3.1.4. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong công tác đào tạo người lao động lao động
Trong những năm đổi mới vừa qua, sự quản lý của Nhà nước trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đã đem lại chuyển biến tích cực về quy mô, chất lượng và hiệu quả, góp phần không nhỏ việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài.
Song bên cạnh đó còn có những yếu kém thể hiện ở chỗ do quản lý chưa chặt chẽ, nên cơ cấu đào tạo mất cân đối; quá trình đào tạo chưa tính toán đến việc sử dụng hết nguồn lao động đã được đào tạo đó, dẫn đến hiện tượng trôi nổi "chất xám". Để quản lý tốt công tác đào tạo, kết hợp cả ba lĩnh vực: thị trường việc làm với chế độ sử dụng và quy hoạch đào tạo đội ngũ nhân lực ở tầm vĩ mô. Song, cho đến nay vai trò quản lý của Nhà nước trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba mặt này. Hơn 10 năm đổi mới vừa qua cho thấy rõ là: vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; việc làm và sử dụng nguồn nhân lực cũng phải chịu tác động của các quy luật thị trường, như cung cầu, thừa thiếu... Vì thiếu sự quản lý của Nhà nước có tính hệ thống, đồng bộ trên cả 3 mặt này, nên cả 3 mặt đều kém hiệu quả; đặc biệt phải chịu ảnh hưởng không lợi là mặt đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, vì hoạt động này nhằm chuẩn bị con người cho tương lai. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải nâng cao vai trò quản lý của mình trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Nhà nước cần sớm ban hành chính sách về chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch hóa và cân đối nguồn vật chất trong kế hoạch hàng năm và dài hạn. Đặc biệt là đưa chỉ tiêu số lượng, chất lượng đào tạo nghề và kế hoạch hàng năm. Trước mắt phải có chính sách kiểm soát thị trường sức lao động. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản
lý Nhà nước về nguồn nhân lực từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, phường. Chính sách đó là sự định hướng, quản lý việc đào tạo người lao động sao cho phù hợp với xu thế phát triển, từ đó vạch ra chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐH.
Trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001 - 2010, đã đề cập một số nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực. Song chưa đưa ra chiến lược và dự báo về nhu cầu, xu hướng phát triển nguồn nhân lực. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực có liên quan chặt chẽ đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược dân số và phát triển, vì dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực còn liên quan chặt chẽ với chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo vì giáo dục - đào tạo thực hiện việc nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài một cách toàn diện cho CNH, HĐH của tỉnh. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải được thể hiện rõ số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động, trong một thời kỳ nhất định. Vì vậy, cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng cần có một chương trình đánh giá nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế trong tỉnh về mặt số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của từng ngành, từng địa phương, trên cơ sở đó điều chỉnh cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực trong mối quan hệ hữu cơ giữa thị trường lao động và công tác đào tạo; đào tạo cho thị trường lao động và thị trường lao động định hướng cho công tác đào tạo. Vì đào tạo là một quá trình, nếu không dự báo đúng nhu cầu của thị trường lao động có thể xảy ra trường hợp bão hòa của thị trường sau khi người học tốt nghiệp (mà trước khi học vẫn còn thiếu). Điều này gây ra nhiều hậu quả: Lãng phí tiền của trong việc đào tạo; người đào tạo bị thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp... từ đó dẫn đến sự mất ổn định xã hội.
Do đó, việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực cần được Nhà nước, tỉnh quản lý và quản lý tốt thì việc đào tạo nhân lực mới có hiệu quả, chất lượng.