Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Thanh Hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa pdf (Trang 43 - 61)

Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân lực như: Sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực phẩm chất của người lao động.

Yếu tố tạo nên chất lượng nguồn lực trước hết là sức khỏe.

* Tình hình sức khỏe:

Tình hình sức khỏe phụ thuộc nhiều yếu tố, trước hết là mức sống. Mức sống dân cư trong tỉnh Thanh Hóa nhìn chung ổn định và từng bước được cải thiện. Thu nhập bình quân của các tầng lớp dân cư hàng năm GDP tính theo đầu người là 3.720 nghìn đồng. Nhưng so với cả nước và Bắc Trung Bộ thì dân cư Thanh Hóa vẫn có mức sống thấp (xem bảng 2.9).

Bảng 2.9. Số liệu so sánh GDP giữa Thanh Hóa, cả nước và một số tỉnh năm 2003

ĐVT: nghìn đồng

Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người (Theo giá trị thực tế) Thanh Hóa 3720 Cả nước 4785 Ninh Bình 3249 Thái Bình 3887 Nghệ An 4083 Quảng Nam 4164 Hà Nội 15902.6 Hải Phòng 8313.7 Hà Tây 4235.8

Hưng Yên 5097.1

Hải Dương 5892.8

Nam Định 3845.3

Nguồn: Niên giám thống kê 2000-2004 Cục thống kê Thanh Hóa.

Qua bảng 2.9 thấy GDP bình quân đầu người của Thanh Hóa thấp nhất so với

các tỉnh và chỉ hơn Ninh Bình. Trong khi GDP bình quân đầu người của Thanh Hóa là 3720 nghìn đồng, thì Hà Nội là 15902.6 nghìn đồng; Hải Phòng 8313.7 nghìn đồng; Hải Dương là 5892.8nghìn đồng, cả nước 4785 nghìn đồng... So với bình quân cả nước vẫn thấp hơn 1065 nghìn đồng.

Đánh giá mức sống của dân cư không những nhìn góc độ thu nhập mà còn nhìn nhận từ góc độ chi tiêu cho đời sống. So sánh chi tiêu trong 2 năm 2002 và 2004, cơ cấu chi tiêu đời sống các tầng lớp dân cư Thanh Hóa có xu hướng tiến bộ, bởi chi tiêu ăn uống hút năm 2002 là 50,1%, đến năm 2004 giảm xuống còn 45%, và chi tiêu cho may mặc, đi lại, đời sống văn hóa... từ 31,1% năm 2002 lên 35,1% năm 2004 (xem bảng 10).

Bảng 10: Chi đời sống bình quân một người một tháng so với thu nhập năm 2002 và 2004

Năm Bình quân 1 người 1 tháng (nghìn đồng) Bình quân 1 người 1 tháng so với thu nhập (%) Thu nhập Chi đời sống Chi ăn uống Chi không ăn, uống hút Chi đời sống Chi ăn uống Chi không ăn, uống, hút A 1 3= 4 + 5 4 5 6=3/1*1 00 7=4/1*1 00 8=5/18*10 0 Thanh Hóa

2002 224,83 182,6 112,71 69,95 81,2 50,1 31,1 2004 311,11 250,40 141,19 109,21 80,5 45,5 35,1 2004 311,11 250,40 141,19 109,21 80,5 45,5 35,1 Cả nước 356.80 268.35 151.96 116.38 75.2 42.6 32.6 BTB (2004) 235.49 192.77 112.35 80.41 81.9 47.7 34.2 ĐNB (2004) 622.95 447.59 235.65 2119.3 71.8 37.8 34.0

Nguồn:+ Tổng cục thống kê- số liệu thống kê xã hội những năm đầu thế kỷ XXI, nhà xuất bản thống kê 2004.

+ Cục thống Thanh Hóa - Đánh giá thực trạng mức sống dân cư Thanh Hóa 2002-2004.

Qua bảng 10 ta thấy khi (còn nghèo) thu nhập thấp thì người dân thường dành phần lớn chi tiêu của mình để đảm bảo nhu cầu ăn uống hút. Khi thu nhập khá thì các hộ gia đình chi nhiều hơn cho nhu cầu ngoài ăn uống, gồm: may mặc, ở, đi lại, đồ dùng, chăm sóc, sức khỏe, giáo dục, văn hóa. Qua số liệu trên đã chứng minh đời sống của các tầng lớp dân cư Thanh Hóa đã được cải thiện trong 2 năm qua. Nhưng so với cả nước và vùng Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ thì mức sống của dân cư Thanh Hóa vẫn thấp. Bởi tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống (Chi ăn, uống, hút, cột 7=4/1*100) trong chi tiêu (Chi cho đời sống cột 3 = 4+5) là một tiêu chí đánh giá mức sống cao hay thấp, tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại.

Từ bảng 10 cho thấy tỷ trọng chi tiêu cho ăn, uống, hút của Thanh Hóa trong chi tiêu cao hơn cả nước và vùng Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Do đó, mức sống của Thanh Hóa đang còn thấp. Mức sống thấp nên phần lớn chi tiêu dành cho ăn, uống, hút. Còn chăm sóc sức khỏe, giáo dục văn hóa... được chi phần nhỏ, cũng do mức sống thấp nên đã hạn chế đến việc đầu tư cho con người, đầu tư cho giáo dục... làm ảnh hưởng đến

sự phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực. Mức thu nhập của Thanh Hóa thấp nên số hộ nghèo là tương đối nhiều 19% (Trung bình từ 1999 - 2003) xem bảng 11.

Bảng 2.11: Đời sống

1999 2001 2002 2003

1. Lương thực có hạt BQ đầu người -kg/người 338 370 389 400

2. Số mày điện thoại BQ trên 1.000 dân - cái/1.000dân

8,7 18,6 21,5 24,8

3. Tỷ lệ hộ được dùng điện % 84,1 87,0 88,4 90.0

4. Tỷ lệ hộ nghèo % 23,4 19,9 18,0 15,0

5. Thu nhập bình quân một người/1tháng -nghìn đồng

211 237 252 270

- Thành thị 393 441 468 501

- Nông thôn 177.8 201 214.5 230

6. Thu nhập của nhóm 20% số hộ có thu nhập cao nhất - nghìn đồng.

485.1 545 589 631

7. Thu nhập của 20% số hộ có thu nhập thấp nhất nghìn đồng

882 92 95 103

Chênh lệch giữa 2 nhóm hộ - lần 5.5 5.92 6.2 6.13

Nguồn: Tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001-2003, cục thống kê Thanh Hóa.

Qua bảng 11 ta thấy, hộ có thu nhập thấp năm 2003 là 103 nghìn đồng một tháng, số hộ có thu nhập cao là 631 nghìn đồng một tháng. Mức thu nhập thành thị cao gấp đôi nông thôn: thành thị 501 nghìn đồng, nông thôn 230 nghìn đồng. Từ chỗ thu nhập thấp nên đầu tư cho học hành cũng thấp. Vì vậy, tỷ lệ học sinh nông thôn, học sinh miền núi vào học các trường đại học, các trường chuyên nghiệp, dạy nghề cũng rất thấp.

Mặc dù thu nhập thấp nhưng nhà ở của Thanh Hóa tương đối cao so với mức bình quân của cả nước và một số vùng (xem bảng 12).

Bảng 2.12: Tỷ lệ nhà chia theo loại nhà

ĐVT: % Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà tạm ở Thanh Hóa 2002 13.8 71.6 14.6 2004 20.3 66.5 13.2 Cả nước 2004 15.48 58.77 26.44 ĐB sông Hồng 2004 38.05 55.43 6.52 Bắc Trung Bộ 2004 12.6 72.94 14.39 Đông Nam Bộ 2004 13.69 58.51 27.79

Nguồn:+ Tổng cục thống kê.Số liệu thống kê xã hội những năm đầu thế kỷ XXI. Nhà xuất bản thống kê 2004.

+ Cục thống kê Thanh Hóa. Đánh giá thực trạng mức sống dân cư Thanh Hóa 2002-2004.

Về nhà ở: Thì loại nhà tạm ở của Thanh Hóa ngày càng giảm, nhà kiên cố ngày càng tăng. Năm 2002 nhà kiên cố của Thanh Hóa bình quân cũng gần bằng cả nước và một số vùng. Đến năm 2004 nhà kiên cố ở Thanh Hóa tăng 20% cao hơn bình quân cả nước 4.82% cao hơn Bắc Trung Bộ 7.7% và cao hơn Đông Nam Bộ là 6.61% nhưng so với vùng đồng bằng Sông Hồng thì thấp hơn nhiều.

Nhìn chung, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa đã có bước tăng trưởng. Tuy nhiên chỉ tiêu so với cả nước và khu vực Bắc Trung Bộ vẫn còn thấp. Điều này đòi hỏi tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa phải có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn, dài hạn để tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Song cũng phải nói rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tỉnh Thanh Hóa bốn năm qua đã tăng liên tục. Từ năm 2001 - 2004, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá so sánh bình quân mỗi năm đạt 9.607,4 tỷ đồng, tăng liên tục qua các năm, với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 9,3%, cao hơn thời kỳ 1996 - 2000 (7,3%) và cao hơn bình quân chung của cả nước (cả nước tăng bình quân mỗi năm thời kỳ 2001 - 2004 là 7,3%), hai tỉnh lân cận: Nghệ An 10%, Ninh Bình 9,6%.

Đáng chú ý là bốn năm qua, các khu vực kinh tế và các ngành kinh tế chủ yếu đều đạt tốc độ tăng trưởng cao.

Bảng 2.13: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh Đơn vị tính: % Toàn tỉnh Chia ra Nông, lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1991 - 1995 7,0 3,7 10,6 8,8 1996 - 2000 7,3 3,7 13,6 7,2 2001 - 2004 9,3 5,1 15,4 7,8 Tốc độ tăng hàng năm 2001 8,2 4,8 13,7 7,2

2002 9,2 4,9 16,3 7,5

2003 9,7 5,3 15,9 8,2

2004 9,9 5,4 15,5 8,5

Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hóa.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm ở nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng ở nhóm ngành công nghiệp, xây dựng; ngành dịch vụ số tuyệt đối tăng chậm nên tỷ lệ giảm.

Bảng 2.14: Cơ cấu kinh tế trong tỉnh

Đơn vị: %

2000 2004

Tổng số 100,0 100,0

Nông, lâm, thủy sản 39,6 34,0

Công nghiệp và xây dựng 26,6 33,2

Dịch vụ 33,8 32,8

Nguồn: Niên giám Thống kê 2000 - 2004 Thanh Hóa.

Nhìn chung, các khu vực kinh tế và ngành kinh tế đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,1%; công nghiệp và xây dựng 15,4%; dịch vụ 7,8%. Vì vậy, đời sống các tầng lớp dân cư Thanh Hóa được cải thiện, công cuộc xóa đói giảm nghèo tiếp tục được phát huy có hiệu quả.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đều có bước phát triển và hoàn thành mục tiêu kế hoạch hàng năm. Tình hình an ninh, chính trị ổn định, trật tự xã hội được đảm bảo. Các thành tựu trên đã tác động tích cực đến đời sống, đến lao động, việc làm và thu nhập của nhân dân trong những năm qua.

Về cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe ở Thanh Hóa vẫn còn hạn chế. Số bác sĩ ở các trạm xá xã thiếu trầm trọng. Theo số liệu của niên giám thống kê 2000-2004, Cục thống kê Thanh Hóa thì số y, bác sỹ của Thanh Hóa năm 2000 là 4.517 người, đến năm 2004 tăng thêm lên 419 người trong khi dân số Thanh Hóa tăng thêm 1.05.998 người. Tính ra số y bác sĩ năm 2000 là 13 người trên 1 vạn dân thì đến năm 2004 là 14 người trên 1 vạn dân, số y bác sĩ như vậy là thấp so với yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa và các tuyến xã, phường. Thanh Hóa có 32 bệnh viện thuộc tuyến tỉnh, huyện với 3.587 y bác sĩ trong đó có 1.123 người có trình độ bác sĩ trở lên. Còn trạm y tế của xã phường là 622 trạm thì có 2.828 y bác sĩ, trong đó có 369 người là có trình độ bác sĩ trở lên. Như vậy, số bác sĩ chỉ chia cho được hơn một nửa số trạm (59,325%) còn gần một nửa các trạm ở xã phường là không có bác sĩ. Tình hình này rất khó khăn cho người dân. Hiện nay, số người ốm đau không đi viện còn nhiều (ở xã, phường, vùng nông thôn) lý do vì thu nhập thấp là chủ yếu nên họ chỉ khám ở trạm và điều trị tại nhà.

Cơ sở y tế ở tuyến tỉnh, huyện về chất lượng khám chữa bệnh có nâng lên, số y bác sĩ tăng, số giường bệnh tăng, năm 2000 là 427 giường, năm 2004 tăng lên 4.460 giường.

Về phương tiện y tế, thì hầu hết cũ kỹ, lạc hậu, máy móc, thiết bị y tế hiện đại chưa được trang bị nhiều. Vì vậy, việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng phần nào bị hạn chế.

Hiện tại, sức khỏe của nhân dân chưa được đảm bảo, do mức thu nhập ở Thanh Hóa thấp nên đời sống nhân dân có nhiều khó khăn, thiếu thốn. Số lượng calo cho người lớn và trẻ em còn ở mức nghèo đói. Tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng còn cao, tuy rằng tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng mấy năm gần đây đã giảm. Năm 2000 là 39,8%; năm 2002 là 37,2%; năm 2004 là 33,8% (Dân số lao động... 2001-2005. Cục thống kê Thanh Hóa). Tình hình vệ sinh môi trường cũng chưa đảm bảo, số hộ sử dụng nước ao hồ còn nhiều, số hộ dùng nước sạch năm 2000 là 48,0%. Năm 2004 đã tăng lên thành 78,0%, số hộ dùng hố tiêu hợp vệ sinh năm 2000 là 21,6%, đến năm 2004 đã tăng lên thành 25,9%.

Nhìn chung, sức khỏe của người Thanh Hóa chưa được đảm bảo về dinh dưỡng, mức thu nhập chi tiêu thấp, tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể lực, khả năng tư duy, khả năng học tập để nâng cao trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động trong nhiều năm tới.

* Trình độ nguồn nhân lực

Trình độ nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở trình độ học vấn, mà còn thể hiện ở trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề thông qua số lượng và chất lượng lao động đã qua đào tạo.

Về trình độ học vấn (Trình độ văn hóa) qua nghiên cứu thực trạng ở Thanh Hóa cho thấy trình độ, học vấn của Thanh Hóa ngày càng được nâng lên. Thể hiện trước hết là mặt bằng dân trí được nâng lên. Số người biết chữ của lao động Thanh Hóa khá cao so với khu vực Bắc Trung Bộ và một số tỉnh trong nước.

Bảng 2.15: Cơ cấu lao động chia theo trình độ học vấn phổ thông và tỉnh năm 2004 Đơn vị tính: % Tổng số Chưa biết chữ Chưa TN tiểu học Đã tốt nghiệp tiểu học Đã tốt nghiệp PTCS Đã tốt nghiệp PTTH Thanh Hóa 100.000 3,13 8,03 26,62 44,95 19,28 Cả nước 100.000 4,44 13,38 29,73 32,36 19,60 Bắc Trung Bộ 100.000 1,84 8,02 24,96 43,74 21,44 Đông Nam Bộ 100.000 3,32 13,97 33,96 43,74 21,44 Thái Bình 100.000 0,44 4,37 18,37 61,97 14,85 Nam Định 100.000 1,09 6,00 20,40 52,18 20,33

Nghệ An 100.000 1,92 5,76 21,18 46,03 25,11

Trà Vinh 100.000 9,03 29,40 39,29 15,55 6,73

Nguồn: + Niên giám thống kê lao động - thương binh và xã hội 2004.

Bộ lao động - Thương binh và xã hội. Nhà xuất bản lao động - xã hội Hà Nội 2005.

Năm 2004 tổng số lao động Thanh Hóa là 1.870.053 người, trong số đó lao động không biết chữ chiếm 1,13%, thấp hơn so với bình quân cả nước (cả nước 4,44%) và vùng Bắc Trung Bộ (1,84%), vùng Đông Nam Bộ (3,32%) và một số tỉnh trong nước. Số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học là 19,28% đạt mức xấp xỉ so với cả nước (19,28%). Đây là một tỷ lệ thấp so với nhu cầu đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH ở Thanh Hóa. Bởi tỷ lệ lao động có trình độ phổ thông thấp thì sẽ không thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, cũng như giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm cho lực lượng lao động.

Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của Thanh Hóa trong giai đoạn tới là phải phát triển giáo dục để phổ cập bậc trung học cơ sở và tiến tới phổ cập bậc trung học phổ thông cho lao động cả tỉnh. Có như vậy mới tạo điều kiện để tăng năng suất lao động của vùng đất đầy tiềm năng này. Để nâng cao năng suất lao động, không chỉ nâng cao trình độ học vấn phổ thông mà còn phải nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Lao động có chuyên môn kỹ thuật và lao động có trình độ đào tạo từ sơ cấp, học nghề trở lên.

Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Thanh Hóa tuy có tăng đáng kể cả về số lượng và tỷ lệ chiếm trong tổng lực lượng lao động, nhưng so với cả nước thì thấp hơn bình quân chung của cả nước. Năm 1996 tỷ lệ này của cả nước là 12,30%, thì Thanh Hóa chỉ là 10,44%. Năm 2000, cả nước tăng lên 15,7%, thì tỉnh Thanh Hóa tăng lên 13,04%, năm 2003 cả nước tăng lên 20,99%, thì Thanh Hóa cũng chỉ tăng lên được 13,45%. Mức tăng bình quân của cả nước ngày càng cao, còn mức tăng của Thanh Hóa thật chậm. Năm 2000 tỷ lệ tăng lên của Thanh Hóa so với 1996 là 2,6%, nhưng đến năm

2003 tỷ lệ tăng lên so với 2000 chỉ được 0,41%, và tỷ lệ tăng lên của lao động có chuyên môn kỹ thuật chủ yếu là ở khu vực thành thị (Xem bảng 2.16).

Bảng 2.16: Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân theo thành thị nông thôn 1996-2000-2003

Chỉ tiêu 1996 2000 2003 Tổng số lao động có trình độ chuyên

môn kỹ thuật từ sơ cấp học nghề trở lên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa pdf (Trang 43 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)