Thực trạng giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa pdf (Trang 36 - 43)

Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, là nền tảng cho sự phát triển của xã hội, bởi thế Đảng ta khẳng định: "Cùng với khoa học và công nghệ giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu" [12 – 107].

Xuất phát từ vai trò của giáo dục- đào tạo Đại hội tỉnh đảng bộ Thanh Hóa lần thứ XV đã đề ra nhiệm vụ cho công tác giáo dục - đào tạo là " Phát triển quy mô đi đôi với

chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh"[22-50].

Thực hiện nhiệm vụ của tỉnh Đảng bộ đề ra, trong những năm qua sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh Thanh Hóa có những chuyển biến tích cực. Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp, hầu hết các xã, phường đều có trường tiểu học, phổ thông cơ sở. Các thành phố, thị xã, huyện đều có trường phổ thông trung học. Tiến độ phổ cập giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy nhanh. Theo số liệu thống kê, Cục thống kê Thanh Hóa 2005 thì Thanh Hóa có 27/27huyện được công nhận xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, có 567/ 633xã được công nhận phổ cập trung học cơ sở. Có 299 trường tiểu học, 22 trường trung học cơ sở và 4 trường phổ thông trung học được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Việc giáo dục, bồi dưỡng học sinh giỏi các tuyến được duy trì và đạt thành tích cao. Theo báo cáo của Tỉnh ủy Thanh Hóa, năm học 2004 - 2005 có 8.480 học sinh đạt giải từ cấp tỉnh trở lên, trong đó có học sinh giỏi quốc gia, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt trên 95%.

Về đội ngũ giáo viên phổ thông, tính đến năm 2005 toàn tỉnh có 34.313 giáo viên, tỉnh đã có sự sắp xếp cân đối giáo viên giữa các cấp học, các vùng. Đối với một số huyện vùng sâu, vùng xa tỉnh đã có chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút giáo viên về giảng dạy. Công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ phát triển mạnh. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên khá cao và tăng nhanh hơn trong những năm gần đây, thể hiện qua biểu so sánh sau: (xem bảng 26).

Bảng 26: Tỷ lệ dân số 10 tuổi trở lên biết chữ

ĐVT: %

5 Chung

Chia ra

5 Nông thôn

2002 94.8 96,1 93,6

2004 95.2 97,9 94,8

Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số và MSH năm 2002, 2004. Cục thống kê Thanh Hóa.

Qua bảng 26, cho thấy tỷ lệ biết chữ cũng như trình độ học vấn của dân cư được nâng lên. Năm 2002 tăng lên 1,1% so với 1999. Năm 2004 tăng lên 0,4% so với năm 2002. Tỷ lệ biết chữ ở thành thị cao hơn chứng tỏ sự quan tâm và đầu tư cho học hành cũng nhiều hơn. Mức chi tiêu cho giáo dục phổ thông ở Thanh Hóa theo kết quả điều tra dân số, Cục thống kê Thanh Hóa 2004 thì mức chi cho giáo dục bình quân một người đi học năm 2002 là 137,5 nghìn đồng bằng 5,4% trong tổng chi tiêu. Năm 2004 là 636 ngàn đồng, bằng 19,9% trong tổng chi tiêu, tăng so với 2002 là 14,5%. Với đội ngũ giáo viên luôn trau dồi, học hỏi, nhiệt tình hăng say trong công tác giảng dạy, chất lượng giáo dục của tỉnh ngày càng được nâng lên, tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh tốt nghiệp các cấp, học sinh thi trúng tuyển vào đại học mỗi năm đều tăng. Năm 2004 tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 97,83%, THPT đạt 98,7%, tổng số học sinh các cấp phổ thông đậu tốt nghiệp năm 2004 là 8. 216.926 học sinh.

Nét mạnh trong giáo dục phổ thông của Thanh Hóa là mức độ phổ cập giáo dục tương đối cao. Song việc phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở mới chỉ tạo tiền đề cho việc nâng cao trình độ học vấn của dân cư, còn việc tạo ra được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật thì đòi hỏi tỉnh Thanh Hóa phải có quy hoạch, sắp xếp, nâng cấp và đầu tư cho các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học.

Về công tác đào tạo nghề, những năm gần đây Thanh Hóa đã thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, tăng cường công tác phổ cập, bồi dưỡng tập huấn nghề nhằm không ngừng nâng cao trình độ lao động được đào tạo.

Từ năm 2001 mạng lưới cơ sở đào tạo nghề ở Thanh Hóa có 48 đơn vị, trong đó có 40 cơ sở dạy nghề công lập, 8 cơ sở ngoài công lập. Đến nay (2004) hệ thống dạy nghề ở tỉnh được ổn định và phát triển, số trường đã tăng lên 54 đơn vị: gồm 8 trường

dạy nghề công lập, 1 trường dạy nghề ngoài công lập, 2 trung tâm dạy nghề, 2 trung tâm giới thiệu việc làm, 22 trung tâm giáo dục thường xuyên dạy nghề cấp huyện, 19 cơ sở dạy nghề trong các hội, đoàn thể các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất có đăng ký hoạt động dạy nghề cho lao động xã hội. Về kinh phí cho việc đào tạo nghề được chi rất ít. Số lượng trường và các trung tâm dạy nghề được các cấp chi phí đầu tư cho đào tạo nghề chỉ đảm bảo cho các hoạt động thường xuyên và chi nghiệp vụ theo quy định mức biên chế của các đơn vị. Năm 2004 kinh phí cho đào tạo nghề là 12,372 tỷ đồng chiếm 19,7% (Các trường dạy nghề là 8,172 tỷ đồng; các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên - dạy nghề cấp huyện là 4,2 tỷ đồng). Nguồn thu đóng góp của người học nghề và các nguồn thu khác được 7,57 tỷ đồng. Các cơ sở đào tạo nghề đã huy động ngân sách đầu tư của Nhà nước, các ngành, các địa phương và huy động mọi nguồn lực, tận dụng mọi khả năng hiện có để xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị dạy nghề.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề Thanh Hóa có 608 giáo viên trong đó giáo viên có trình độ trên đại học là 4 người, giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học là 391 người, trung học chuyên nghiệp là 75 người; công nhân kỹ thuật là 13 người. Tỉnh luôn quan tâm đến đội ngũ giáo viên, hàng năm tỉnh tổ chức cho đi học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Chất lượng dạy nghề trong tỉnh từng bước được nâng lên, số học sinh tốt nghiệp hàng năm đạt trên 90%, trong đó: loại giỏi đạt 8%, loại khá đạt 27%, trung bình khá 36%, trung bình 29%.

Về đào tạo trong các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Thanh Hóa có các cơ sở đào tạo đa dạng về loại hình và trình độ, đào tạo đa hệ và cấp độ đào tạo khác nhau như Đại học Hồng Đức, Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh, huyện...

Hiện nay Thanh Hóa có 1 Trường Đại học, 2 trường cao đẳng, 7 trường trung học chuyên nghiệp, đội ngũ giáo viên là 989 người, trong đó tiến sĩ là 35 người, Thạc sĩ 189 người, Đại học 436 người, cao đẳng 87 người. Với đội ngũ giáo viên đông đảo, có năng lực trình độ chuyên môn, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, gắn bó với nghề nghiệp, sẵn sàng vượt khó đã đóng góp một phần lớn công sức cho sự nghiệp giáo dục

đào tạo của tỉnh. Hàng năm đã tạo ra những lớp người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có năng lực thực hành công việc, có lối sống trong sáng lành mạnh phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh. Theo kết quả điều tra dân số và lao động 2001-2005, Cục thống kê Thanh Hóa thì các trường chuyên nghiệp hàng năm đào tạo ra trường trên 5 nghìn sinh viên, cung cấp một số lượng khá lớn cán bộ các ngành khoa học - kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.

Bảng 7: Số trường, số giáo viên, số học sinh các trường chuyên nghiệp và dạy nghề

Chỉ tiêu Năm học 2000- 2001 Năm học 2001- 2002 Năm học 2002- 2003 Năm học 2003- 2004 Năm học 2004- 2005 Bình quân 2001- 2005 Trung học chuyên nghiệp - Số trường 8 8 8 7 7 7.8 - Số GV (người) 399 421 394 454 419 417 - Số học sinh (người) 8.457 6.771 6.620 7.125 9.054 7.605 - Số HS đã tốt nghiệp (người) 3.563 3.477 3.883 3.542 4.748 3.843 Cao đẳng và đại học - Số trường 1 1 1 1 3 1 - Số GV (người) 590 565 518 480 579 546 - Số HS (người) 5.474 4.668 4.780 6.098 6.999 5.604 - Số HS đã tốt nghiệp (người) 1.809 1.775 1.584 1.343 1.683 1.638

Đào tạo CN kỹ thuật

- Số học sinh(người) 4.381 3.390 5.072 5.446 5.500 4.758

Dạy nghề

-Số học sinh(người) 22.125 25.965 28.592 31.834 34.200 28.547

Nguồn: Dân số và lao động 2001-2005, Cục thống kê Thanh Hóa.

Qua bảng 7, cho thấy số học sinh ngày càng tăng. Học sinh trung học chuyên nghiệp năm 2004 tăng lên 7,0% so với năm 2001, số tốt nghiệp ra trường cũng tăng lên 33,25%. Học sinh Đại học và Cao đẳng năm 2004 tăng lên 2,78% so với năm 2001, số tốt nghiệp ra trường cũng tăng lên 6,96%. Số công nhân kỹ thuật đi học và tốt nghiệp ra trường ngày một nhiều, năm 2004 tăng lên 25,54% so với năm 2001. Số học sinh được đào tạo nghề cũng tăng lên 54,57%, đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ 15,50% năm 2001 lên 23,96% năm 2004. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, thời gian qua, trong những lĩnh vực giáo dục đào tạo của tỉnh Thanh Hóa đã có bước tiến bộ bước đầu có ý nghĩa. Đã tạo ra một nguồn lao động lớn có trình độ nghiệp vụ từ đại học, cao đẳng đến dạy nghề phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh góp phần vào chương trình giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo và thị trường sức lao động.

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản và nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường thêm trang thiết bị cho một số trường như trung học sư phạm, trung học văn hóa - nghệ thuật, trường đại học Hồng Đức. Đồng thời chú trọng việc đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các khối, các trường.

Về ngân sách đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh ngày càng tăng, từ 497.526 triệu đồng năm 2000 lên 587.298 triệu đồng năm 2001, và 689.392 triệu đồng năm 2002 lên 911.605 triệu đồng năm 2003, và năm 2004 lên 930.555 triệu đồng. Trong đó kinh phí dạy nghề chiếm 19,7% (Niên giám thống kê 2001-2004 Cục thống kê Thanh Hóa). Xét về tổng ngân sách đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực tuy có tăng

nhưng so với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực vẫn còn thấp, đặc biệt tỷ trọng đầu tư cho đào tạo nghề còn quá thấp.

Bảng 2.8: Chi cho giáo dục bình quân 1 học sinh đi học.

ĐVT: Nghìn đồng Việt Nam.

Thanh Hóa Cả nước ĐB sông Hồng Bắc Trung Bộ Đông Nam Bộ Chung các khoản chi phí giáo dục 636.2 464.08 532.07 373.10 892.79

Nguồn: + Số liệu thống kê xã hội những năm đầu thế kỷ XXI. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2004.

+ Đánh giá thực trạng mức sống dân cư Thanh Hóa 2004. Cục thống kê Thanh Hóa.

Từ bảng 2.8 ta thấy mức chi cho giáo dục ở Thanh Hóa cao hơn 1 số vùng và so với bình quân cả nước, nhưng vẫn thấp hơn so với Đông Nam Bộ và điều chủ yếu là vẫn thấp so với yêu cầu thực tế phát triển nguồn nhân lực ở Thanh Hóa. Mức chi như vậy cũng chỉ đủ để chi phí về cơ sở vật chất, dụng cụ học tập, trang thiết bị học tập đơn thuần chưa thể trang bị được những thiết bị hiện đại, tiên tiến.

Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ trên thế giới, giữa nhiều nước đang diễn ra sự hợp tác và chuyển giao công nghệ, đó là điều kiện tốt để chúng ta tiếp cận nền tri thức mới tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ của thế giới thông qua con đường học tập. Nhưng trang thiết bị trường học cũ kỹ lạc hậu thì làm sao có thể tiếp cận nhanh chóng thành tựu khoa học công nghệ được. Do đó, đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo ở nước ta nói chung và Thanh Hóa nói riêng việc quan trọng hàng đầu là đầu tư đúng mức cho nó. Hội nghị lần thứ II ban chấp hành trung ương khóa VIII của Đảng đã quyết định tăng dần tỷ trọng ngân sách cho giáo dục - đào tạo đạt 15% tổng

ngân sách vào năm 2000. Nhưng hiện nay bình quân khu vực Đông Nam á là 20% đến 25%, nên mức 15% của Việt Nam vẫn là mức thấp (mà nay đã là năm 2005 rồi). "Ngay từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tỷ lệ ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo của Xingapo đã ở mức 20,8%, Hàn quốc 20,1%, Hồng Kông 16%, Thái Lan 17%, trong khi đó Việt Nam chỉ đạt 3%" [29-191]. Vì vậy, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong chất lượng giáo dục ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng là cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo còn nghèo nàn, phần lớn học sinh học chay thiếu trang thiết bị thí nghiệm.

Về hệ thống dạy nghề của Thanh Hóa, hệ thống này vẫn còn nhỏ bé (đầu tư cho một trường dạy nghề đắt tiền hơn nhiều lần cho một trường phổ thông), đây là khâu yếu nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng là khâu yếu nhất trong hệ thống giáo dục ở Thanh Hóa. Nhưng đó lại chính là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề cao phục vụ cho CNH, HĐH.

Qua thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ở Thanh Hóa cho thấy sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở Thanh Hóa còn tồn tại yếu kém, bất cập cả về hệ thống trường lớp quy mô, cơ cấu ngành nghề, chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chất lượng giáo dục đào tạo vẫn còn chênh lệch khá cao giữa các vùng, các miền. Số lượng học sinh miền núi, vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chậm phát triển vào học các trường đại học còn quá ít.

Nhìn một cách khái quát, thời gian qua trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo của Thanh Hóa có bước chuyển biến đi lên đã gặt hái được một số kết quả bước đầu có ý nghĩa và tạo tiền đề cho bước tiến cao hơn trong thời gian tới. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Thanh Hóa đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ học vấn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là trong thời kỳ hiện nay, nguồn nhân lực con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đòi hỏi lao động lành nghề, lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa pdf (Trang 36 - 43)