Thực trạng hoạt động của các ngành chức năng đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc Mường ở Phú Thọ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NÂNG CAO VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC MƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY ppt (Trang 41 - 46)

phát huy giá trị văn hoá dân tộc Mường ở Phú Thọ

Trong những năm qua Đảng bộ, Chính quyền, và các Đoàn thể nhân dân trong tỉnh đã có rất nhiều nỗ lực và cố gắng, đoàn kết, sáng tạo khắc phục khó khăn, phát huy những thuận lợi, khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế để phát triển mọi mặt kinh tế - văn hoá - xã hội - an ninh - quốc phòng, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, khẳng định những bước đi vững chắc của tỉnh trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Đặc biệt, ngành VH – TT - TT tỉnh Phú Thọ với tư cách là một ngành sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, với hai nhiệm vụ quan trọng là: Quản lý nhà nước, tổ chức các hoạt động phong trào văn hoá, thông tin, thể thao ở cơ sở và các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu vốn văn hoá truyền thống trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

Thứ nhất, trong hoạt động quản lý nhà nước, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính

Sở VH – TT - TT đã chủ động trong việc gắn công tác xây dựng văn bản với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến các cơ sở văn hoá trong tỉnh như: Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết Trung ương bốn (khoá VII) về Một số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ những năm trước mắt; Nghị quyết Trung ương năm (khoá VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Trung ương Tám (khoá IX) về Chiến lược bảo vệ an

ninh quốc gia trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá; Kết luận Hội nghị Trung ương mười (khoá

IX) về việc Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW năm (khoá VIII); Luật di sản văn hoá, ngày 29/6/2001. Các nghị quyết của Chính phủ và chỉ thị của Bộ Văn hoá về công tác Văn hoá – Thông tin vùng dân tộc thiểu số; Nghị quyết số 56/2003/ NQ-HĐND tỉnh về xây dựng các thiết chế thông tin, thể thao giai đoạn 2003-2010…Cùng với đó là triển khai đồng bộ việc kiện toàn công tác cán bộ; Chương trình kế hoạch chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp và công tác bảo tồn di sản trong từng năm, từng thời kỳ; Công tác quản lý và tổ chức các hoạt động lễ hội; Công tác sưu tầm và lưu giữ các sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2006, tỉnh Phú Thọ đã cơ bản hoàn thành các thiết chế văn hoá, thông tin, thể thao từ tỉnh đến cơ sở, gồm một trung tâm văn hoá, thông tin, thể thao cấp tỉnh, 12/12 nhà văn hoá cấp huyện, 273/273 hội trường kiêm nhà văn hoá cấp xã (phường, thị trấn). Hệ thống các thư viện khoa học từ tỉnh đến cơ sở cũng được quan tâm phát triển. Đề án “Nâng cao chất lượng hệ thống thư viện xã, phường, thị trấn tỉnh Phú

Thọ giai đoạn 2002 – 2005” được chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả. Riêng trong

năm 2004 đã khai trương mới 87 thư viện và phòng đọc ở cơ sở. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 128 phòng đọc và thư viện, trong đó có 1 thư viện khoa học tổng hợp tỉnh, 12 thư viện huyện, thị, thành và 115 phòng đọc sách ở các xã, phường, thị trấn, 13 phòng đọc sách thiếu nhi tại các thư viện tỉnh, huyện, thành, thị. Sở Văn hoá - Thông tin đã phối hợp với các ngành Bưu điện và Tư pháp xây dựng và tổ chức đưa vào hoạt động 3 thiết chế Thư viện, Bưu điện văn hoá và Tủ sách pháp luật ở các xã (đặc biệt chú trọng tới các xã vùng núi). Trung bình mỗi năm luân chuyển 5.000 bản sách, hỗ trợ khoảng 18 đến 40 triệu đồng tương ứng với khoảng 3000 đến 6000 bản sách cho các thư viện huyện, thị, thành. Các hoạt động của các thiết chế văn hoá huyện, xã (đặc biệt là các trung tâm hội nghị và văn hoá) đã góp phần tích cực vào việc phục vụ đời sống tinh thần cho đồng bào các dân

tộc trong tỉnh như: Tổ chức các cuộc liên hoan nghệ thuật quần chúng, các lớp năng khiếu nghệ thuật hàng năm cho thanh -thiếu niên các dân tộc, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ văn hoá địa phương [72, tr.4,5].

Hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, tổ chức các phong trào văn hoá, thông tin, thể thao, kỷ niệm các ngày lễ lớn được các sở ban ngành quan tâm và triển khai tốt đến các cơ sở. Chỉ tính riêng hoạt động của đội Thông tin lưu động của tỉnh và của hai huyện Thanh Sơn, Yên Lập trong năm 2004 đã tổ chức được 305 buổi tuyên truyền lưu động phục vụ đồng bào các huyện vùng dân tộc thiểu số. Cùng năm, tổ chức thành công “lễ hội cồng chiêng và diễn xướng dân gian” các dân tộc ít người toàn tỉnh (lần thứ nhất) tại Thanh Sơn với hơn 30 tiết mục tham gia; 1 chương trình tham gia liên hoan thông tin lưu động toàn quốc tổ chức tại Điện Biên. Trong các đợt tổ chức Đại hội Thể dục - Thể thao của tỉnh, bộ môn bắn nỏ của người Mường hai huyện Thanh Sơn và Yên Lập đều đạt giải cao. Các chương trình văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và địa phương cũng được tổ chức tốt, góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực học tập, lao động sản xuất, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Trong đa dạng các loại hình hoạt động của ngành VH – TT - TT, Đài phát thanh truyền hình và báo chí tỉnh cũng có những đóng góp to lớn; toàn tỉnh có 3 tờ báo được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp phép hoạt động là Báo Phú Thọ, Đài phát thanh truyền hình, Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ; năm 1994 Báo điện tử Phú Thọ ra đời, lượng thông tin cập nhật hàng ngày. Tỉnh Phú Thọ đã phủ sóng phát thanh trên 90,8%, phủ sóng truyền hình trên 83% địa bàn dân cư. Hiện nay, Phú Thọ có một đài phát thanh truyền hình tỉnh; 12/12 huyện, thị, thành có đài truyền thanh - truyền hình; 273 trạm phát thanh cơ sở xã, phường, thị trấn; 9 trạm tiếp hình, đảm bảo phục vụ nhu cầu tối thiểu về thông tin, văn hoá cho đồng bào các dân tộc.

Tác động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thời gian qua đã làm chuyển biến sâu sắc tư tưởng, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 1.961 bản quy ước, hương ước văn hoá, 1.996/ 2.864 làng, khu phố được công nhận danh hiệu “Làng văn hoá”, 216.480/ 302.494 gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hoá”. Việc cưới, việc tang theo nếp sống mới và vấn đề tổ chức lễ hội trong vùng Mường có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức của người dân nói chung, người dân vùng Mường nói riêng được nâng lên, thực hiện

xây dựng nếp sống mới khá tự giác và nghiêm túc, các hủ tục, tập quán lạc hậu giảm xuống đáng kể.

Thứ hai, hoạt động sưu tầm, nghiên cứu vốn văn hoá dân gian nói chung, văn hoá

dân gian Mường nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Trong lĩnh vực văn hoá, tỉnh Phú Thọ rất quan tâm đến nhiệm vụ bảo tồn, bảo tàng và phục hồi các giá trị văn hoá dân gian, chỉ đạo sở VH - TT – TT phối hợp cùng các sở, ban, ngành khác tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học có giá trị lịch sử và thực tiễn. Biên soạn một số ấn phẩm văn nghệ dân gian khá phong phú như: Tổng tập Văn nghệ dân gian Đất Tổ, Địa chí Văn nghệ dân gian Bạch Hạc, Văn hoá dân gian các dân tộc thiểu số Huyện Yên Lập, Văn nghệ dân gian huyện Thanh Thuỷ…Riêng cơ quan Bảo tàng tỉnh đã có 2 đề tài được nghiệm thu, trong đó có một đề tài khoa học năm 2005, là: “Điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, hệ thống hoá và bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể tỉnh Phú Thọ”, đề tài này tiếp tục được triển khai thực hiện đến năm 2020.

Trong 2 năm (2002, 2003), cơ quan Bảo tàng tỉnh kết hợp với trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia mở 2 cuộc sưu tầm văn hoá Mường tại hai huyện Thanh Sơn và Yên Lập đạt kết quả tốt. Thu thập được trên 600 hiện vật thuộc các loại dụng cụ sinh hoạt và dụng cụ sản xuất từ xưa đến nay, ghi hình và thu băng một số loại hình nghệ thuật như hát mỡi, ví giang, ví đu… của đồng bào Mường. Năm 2004, đơn vị Bảo tàng tỉnh đệ trình kế hoạch bảo tồn nhà sàn của người Mường ở xóm Mít thuộc thị trấn Tân Long, huyện Yên Lập và đã được HĐND và UBND tỉnh phê duyệt, kế hoạch chi ngân sách cho tu bổ được thực hiện từ nay đến 2010.

Hội VHNTDG tỉnh Phú Thọ ra đời năm 1967, tập hợp được rất nhiều những “cây đa, cây đề” trong làng nghệ thuật như: Nhạc sỹ Đào Đăng Hoàn, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Khắc Xương…Những cống hiến và đóng góp của Hội VHNTDG vào kho tàng văn hoá của tỉnh và của đất nước được ghi nhận bằng Huân chương lao động hạnh ba do Chủ tịch nước trao tặng. Những tác phẩm nổi tiếng như: Tập sách ảnh “Người Mường trên đất tổ Hùng Vương” (2001); “Âm nhạc người Mường Phú Thọ” (1998) của nhạc sỹ Đào Đăng Hoàn; “Hát ví giao duyên” (1995), “Văn hoá cổ Việt Mường” (2001) của nhà nghiên cứu Văn hoá Dân gian Nguyễn Khắc Xương, “Trống đồng vùng đất Tổ” của TS Nguyễn Anh Tuấn, “Gia đình và hôn nhân của dân tộc Mường ở Tỉnh Phú thọ” của TS Nguyễn Ngọc Thanh … Mặc dù những nghiên

cứu bước đầu về văn hoá Mường ở Phú Thọ của các tác giả đã nêu góp phần quan trọng trong quá trình tìm tòi, khai thác, bảo tồn, phát huy những vốn cổ văn hoá Mường trên địa bàn tỉnh, thức tỉnh ý thức bảo tồn vốn quý văn hoá của người dân, và giới thiệu với các địa phương khác những nét độc đáo trong văn hoá Mường ở Phú Thọ. Nhưng thực sự những nghiên cứu ấy cũng chưa bao quát được hết diện mạo của các thể loại văn hoá của vùng Mường; những bí mật về y học, về quan niệm nhân sinh, về sức mạnh của con người…ẩn đằng sau lớp màn che huyền bí, một thời được gán cho lớp áo “mê tín”, “hủ tục” nên chưa được chú ý khai thác.

Các cấp, các ngành trong tỉnh (đặc biệt là ngành VH – TT - TT) đã quan tâm và có rất nhiều cố gắng trong công tác sưu tầm, giữ gìn, phát huy những di sản văn hoá của tộc người Mường. Những thành tựu đã đạt được là đáng kể, nhưng khó khăn và hạn chế cũng còn nhiều. Sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và Chính quyền chưa thực sự có hệ thống, hầu hết các kế hoạch hoạt động là do cơ quan chức năng đệ trình, các nghiên cứu khoa học phần lớn là do tác giả thấy tâm huyết và lo ngại trước tình trạng mai một quá nhanh của các di sản văn hoá truyền thống mà chủ động nghiên cứu, giữ gìn. Do vậy, phần nào gây ra tình trạng mùa vụ trong các phong trào. Kinh phí dành cho hoạt động nghiệp vụ văn hoá cũng rất ít. Chỉ tính riêng một ngành Bảo tàng, mỗi năm chỉ có khoảng 250 triệu (Việt Nam đồng) cho hoạt động nghiệp vụ, chia ra cho khoảng 10 đầu việc, thì số tiền dành cho sưu tầm hiện vật chỉ còn 20 đến 30 triệu đồng, không đủ cho sưu tầm các hiện vật quý. Hầu hết các hiện vật dân gian đều do nhân dân hiến tặng, nên thường rất nghèo về chủng loại. Hơn nữa, quy định về quyền hạn và trách nhiệm của bảo tàng các cấp trong luật di sản chưa rõ ràng, cộng với cơ chế quản lý hành chính như hiện nay khiến cho công tác sưu tầm gặp nhiều khó khăn, khó cạnh tranh với các nhà sưu tầm cổ vật tư nhân. Công tác cán bộ từ tỉnh đến cơ sở còn nhiều bất cập, vừa thiếu, vừa yếu, một số chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng chuyên ngành, chậm được trẻ hoá và năng khiếu hạn chế. Hiện nay, cả 5/5 cán bộ Phòng Văn hoá Dân gian của tỉnh, 209/ 246 cán bộ văn hoá cấp xã là người Kinh nên khó khăn trong giao tiếp với đồng bào người dân tộc, không hiểu rõ phong tục tập quán nên trong công tác vận động phong trào, khôi phục văn hoá dân gian phải dựa toàn bộ vào người dân địa phương; tiến độ chậm và độ chính xác không cao, các lễ hội được khôi phục còn mang nặng tính hình thức, phong trào. Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút tài năng nghệ thuật còn hạn chế. Công tác xã hội

hoá các hoạt động văn hoá thông tin còn chậm và gặp nhiều khó khăn, sự ỷ lại trông chờ kinh phí nhà nước của một số địa phương còn khá phổ biến, chưa huy động được tối đa nguồn lực trong nhân dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NÂNG CAO VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC MƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY ppt (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)