1.3.2.1.Những hạn chế còn tồn tại trong công tác lập dự án
- Quy trình lập dự án: Một số dự án bỏ qua giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư, nên đôi khi gây khó khăn cho giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và nghiên
cứu khả thi và phải điều chỉnh lại nhiều lần làm chậm tiến độ, mất thời gian và chi phí.
- Phương pháp lập dự án: Mặc dù công ty đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để lập dự án tuy nhiên một số dự án áp dụng chưa đúng, chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của dự án.Việc áp dụng phương pháp dự báo chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của người lập và chưa có cơ sở chính xác.
- Nội dung lập dự án: Hầu hết các dự án chỉ chú trọng vào phân tích kỹ thuật là chính còn các nội dung khác chưa phân tích sâu và còn chung chung. Nội dung nghiên cứu thị trường của dự án và nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát không tách riêng mà gộp chung thành nội dung nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư nên không được nghiên cứu sâu. Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án chủ yếu chỉ sử dụng 3 chỉ tiêu NPV, IRR, T mà bỏ qua các chỉ tiêu khác cũng rất quan trọng như B/C, RR. Trong phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội các đánh giá còn thiếu sót chỉ tập trung vào phân tích tác động về mặt xã hội mà bỏ qua tác động về kinh tế. Các dự án bỏ qua các chỉ tiêu phản ánh tác động về mặt xã hội của dự án đối với nền kinh tế xã hội như: giá trị gia tăng thuâng NAV, giá trị hiện tại ròng kinh tế NPVe, tỷ số lợi ích chi phí kinh tế B/Ce, các chỉ tiêu về mặt xã hội như mức đóng óp ngân sách hàng năm của dự án, số lao động có việc làm do dự án tạo ra, mức thu nhập của từng hộ gia đình, năng suất lao động….