Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng số 2005- 2007 2005 2006 2007 Tổng số 3777,58 802,52 1142,80 1832,26 Vốn NSNN 531,94 135,81 159,65 236,48 % so với tổng số 14,08 16,92 13,97 12,91 Vốn doanh nghiệp cảng 67,.15 13.52 186,78 354,85 % so với tổng số 17,82 16,39 16,34 19,37 Vốn ODA 1808,64 376,32 550,96 881,36 % so với tổng số 47,88 46,89 48,21 48,1
Vốn liên doanh và đầu tư
trực tiếp NN 25.21 46,31 83,95 123,95
% so với tổng số 6,73 5,77 7,35 6,76
Các nguồn vốn khác 509,64 112,56 161,46 235,62
% so với tổng số 13,49 14,03 14,13 12,86
(Nguồn: Vụ kết cấu hạ tầng- Bộ Kế hoạch đầu tư)
Có thể nhận thấy rằng Hải Phòng đang dần chú trọng đầu tư phát triển hệ thống cảng biển, thể hiện qua lượng vốn đầu tư ngày một tăng qua các năm. Năm 2007 là năm khởi sắc nhất với tổng vốn đầu tư lên đến 1805.26 tỷ đồng. Cơ cấu vốn cũng có sự thay đổi. Mặc dù đóng vai trò quan trọng song vốn ngân sách nhà nước có tốc độ tăng chậm hơn so với các nguồn vốn khác. Do đó, mặc dù có sự gia tăng về số lượng nhưng về tỷ trọng lại giảm. Năm 2007 đánh dấu sự gia tăng mạnh mẽ của nguồn vốn doanh nghiệp cảng. Nguyên nhân là do hoạt động cổ phần hoá doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ đã mang lại nguồn vốn cổ phần lớn cho các doanh nghiệp. Các nguồn vốn khác trong đó có nguồn vốn từ hoạt động thu cước phí vận chuyển, phí bảo đảm hàng hải… đã gia tăng nhanh do mức phí của các dịch vụ này đã tăng lên nhanh chóng.
Một số cảng đã có hoạt động đầu tư mạnh mẽ như: Năm 2006, cảng Hải Phòng đã đầu tư 163,19 tỷ đồng cho các dự án quan trọng như Dự án cảng Đình Vũ giai đoạn 2, Khu thả neo Bến Gót- Lạch Huyện, cải tạo bãi container lạnh khu Chùa
Vẽ, đường vào cảng Đình Vũ, cải tạo 2 cần trục Koldor, đầu tư phương tiện vận chuyển contaier, xe xúc đảo đầm hàng rời, cần trục bánh lớp 35 tấn, dự án công nghệ thông tin MIS, triển khai hệ thống camera giám sát hiện trường…Cảng Hải Phòng cũng đã đầu tư khai thác có hiệu quả hàng container chuyên tuyến Hải Phòng- Lào Cai, xây dựng cảng nội địa ICD Lào cai và ga phân loại tại Cảng Hải Phòng, bước đầu khai thác tiềm năng vận chuyển và xuất nhập khẩu hàng hóa đến phía Tây Nam Trung Quốc và là đơn vị tiên phong của ngành Hàng hải Việt Nam trong lĩnh vực logistic, kết hợp được nhiều phương thức vận tải bao gồm đường bộ, đường sắt, đường biển. Trong 6 tháng đầu năm 2008, Cảng Hải Phòng triển khai nhiều dự án đầu tư trọng điểm để tiếp tục lộ trình hiện đại hoá cảng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng ngày càng cao của sản lượng hàng hoá thông qua cảng. Tổng mức đầu tư đã triển khai đạt 157,2 tỷ đồng, tăng 40,2% so với năm trước. Các dự án chính bao gồm: Đầu tư cơ sở hạ tầng 75,857 tỷ đồng, đầu tư thiết bị 79,12 tỷ đồng, đầu tư công nghệ thông tin 2.269 tỷ đồng.
Ngoài cảng Hải Phòng là cảng lớn chủ yếu, một số cảng biển khác cũng đã có kế hoạch phát triển trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận tàu.
Thành phố đã đưa ra một số dự án trọng điểm cần ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 nhằm phát huy tốt tiềm năng thế mạnh của mình, trong đó, có những dự án lớn đầu tư vào cảng biển với số vốn đầu tư lên dến hàng nghìn tỷ đồng
Bảng 2.11: Một số dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư giai đoạn 2006- 2010
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Tên dự án Tổng mức
đầu tư Nguồn vốn
1 Cải tạo cảng Hải Phòng giai đoạn II 1.772 Ngân sách, tín dụng 2 Xây dựng Cảng cửa ngõ Lạch Huyện 15.400 Ngân sách, huy động 3 Xây dựng Cầu Đình vũ- Cát Hải 3.950 Ngân sách
4 Xây Cảng tổng hợp Đình Vũ giai đoạn II 600 Vốn tự có, huy động 5 Xây Cảng tổng hợp Đình Vũ giai đoạn III 300 Vốn tự có, huy động
(Nguồn: Viện Chiến lược- Bộ Kế hoạch đầu tư)
Dự án cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) được khởi công xây dựng, sau khi hoàn thành có khả năng tiếp nhận các tàu có sức chở lớn từ 30,000 đến 80,000 tấn trong đó có tầu container.
UBND thành phố Hải Phòng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho phép công ty cổ phần vận tải xăng dầu Vipco thực hiện đầu tư giai đoạn 1 cụm kho cảng container hoá dầu tại bán đảo Đình Vũ, Quận Hải An với tổng vốn đầu tư 481 tỷ đồng, trên diện tích sử dụng là 380000m2. Thời gian thực hiện 45 năm. Quy mô xây dựng của Cảng về đầu tư xây dựng cụm cảng xăng dầu gồm: 1 cảng nhập dầu loại tầu trọng tải đến 20000 DWT và 1 cảng xuất dầu cho xà lan trọng tải đến 5000 DWT; các kho chứa xăng dầu và các công trình kỹ thuật phụ trợ đồng bộ khác. Cụm cảng container gồm 2 cảng cập tầu container cho tàu trọng tải đến 30000 DWT; hệ thống bãi chứa container diện tích 36000 m2, xưởng sửa chữa diện tích 600m2 và các công trình phụ trợ.
Trên địa bàn thành phố còn có những cảng chuyên dụng như cảng dầu Thượng Lý, cảng xi măng Chinh Phong, Cảng Thuỷ sản Hạ Long… Hàng năm, những cảng này cũng được đầu tư nâng cấp nhằm duy trì và gia tăng năng lực bốc xếp của cảng.
Bảng 2.12: Đầu tư nâng cấp một số cảng chuyên dụng