Phòng qua các năm

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 54)

Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh phân theo khu vực Bảng 2.2: Cơ cấu GDP của Thành phố Hải Phòng phân theo khu vực (%)

Phòng qua các năm

Tỷ lệ % 39 43 47 49

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng qua các năm- Bộ Kế Hoạch Đầu Tư)

Về hệ thống chính sách pháp luật: Những năm qua, ban lãnh đạo thành phố

thành phố. Trong vấn đề thuê đất, Thành phố áp dụng cơ chế tiền thuê đất được áp dụng linh động ở mức thấp và có lợi cho người đầu tư. Đất thuê có thế được miễn giảm tiền thuê tới 15 năm. UBND thành phố Hải Phòng cũng thực hiện việc bồi thường, di dời, giải phóng mặt bằng và các thủ tục thuê đất. Chi phí này do UBND thành phố bỏ ra từ 50- 100%. Trong quá trình chủ đầu tư phải thực hiện san lấp, UBND thành phố sẽ hỗ trợ một phần chi phí lên tới 25% tuỳ theo điều kiện khuyến khích khu vực đất đai. Lao động được tuyển dụng cho các dự án FDI sẽ được đào tạo miễn phí tại các trường đào tạo của thành phố. Về vấn đề cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho nhà đầu tư cũng được UBND thành phố chú ý thực hiện. Thời gian đánh giá dự án được rút ngắn chỉ còn từ 3- 5 ngày. Thực hiện chính sách một giá: giá cước, phí thu gom rác thải, phí xây dựng thống nhất một giá cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, UBND thành phố còn nhiều chính sách hỗ trợ khác nữa nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

1.4.2 Những điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng tới phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng

Thuận lợi:

Có thể nói vị trí địa lý của thành phố rất thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hải. Nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, Hải Phòng là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn ở phía Bắc nước ta. Cảng Hải Phòng có một vùng hậu phương hấp dẫn cảng bao gồm 20 tỉnh thành làm hậu thuẫn, trong đó đặc biệt có vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh có tốc độ phát triển kinh tế cao. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động khai thác cảng Hải Phòng.

Vùng biển Hải Phòng nằm ở phía Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển trong khoảng 125 km, với khoảng trên 100.000km2 thềm lục địa. Nếu chỉ tính vùng nước biển có độ sâu dưới 20 m thì vùng biển Hải Phòng có diện tích khoảng 4.000 km2, gấp 2,6 lần diện tích đất liền của thành phố. Đối với trong nước, vùng biển và ven biển Hải Phòng nằm trong vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay (vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ), gần các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, gần các

tỉnh Đồng bằng sông Hồng nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật. Vùng biển và ven biển Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Vùng biển và ven biển Hải Phòng nằm trên nhiều trục đường giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển quan trọng của cả nước và quốc tế, có cảng biển, sân bay, và mạng lưới giao thông khá đồng bộ. Các quốc lộ 5, 10, đường sắt, các tuyến đường biển là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện của Hải Phòng với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Có thể nói, vùng biển Hải Phòng đóng vai trò là chiếc cầu nối cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa các tỉnh miền Bắc với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (khu vực có nền kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của thế giới). Đây cũng là cửa mở lớn, là “mặt tiền” quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thông ra Thái Bình Dương và mở cửa mạnh mẽ ra nước ngoài.

Vùng ven biển Hải Phòng là khu vực thuận lợi cho việc hình thành các cảng biển lớn. Phần ngầm là đất mềm (không phải đá như một số luồng của nhiều địa phương khác trong Vịnh Bắc Bộ nên độ an toàn cao. Trong vùng vịnh Bắc Bộ, nếu xét về điều kiện tự nhiên đối với xây dựng cảng thì khu vực Hải Phòng chỉ kém thuận lợi hơn so với Quảng Ninh. Các cửa sông đã và sẽ phát triển cảng là (1)Cửa sông Đá Bạch- Bạch Đằng: Cửa sông rộng và sâu (chiều rộng của sông đoạn Uông Bí là 1200- 2000 m với độ sâu 8- 13 m) thích hợp cho phát triển cảng nước sâu; (2)Cửa sông Cấm: Rộng 500- 600 m và chiều sâu 6 -8 m nối với sông Bạch Đằng bằng kênh Đình Vũ;(3)Cửa Lạch Huyện. Cảng Hải Phòng nằm trên bờ sông Cấm đã được khai thác 100 năm nay và là cảng lớn nhất miền Bắc với công suất bốc dỡ tính đến năm 2006 khoảng gần 15 triệu tấn/năm. Hiện nay Hải Phòng có một số khu vực có mặt bằng rộng rãi có thế phát triển cảng tốt như Đình Vũ, Phà Rừng, Lạch Huyện…., song lại rất khó khăn vè luồng lạch. Các điểm này đều nằm sâu trong sông, cách phao số không 40- 50 km, có chung luồng ra vào qua cửa Nam Triệu bị sa bồi mạnh.

Ngoài ra tại vùng biển Hải Phòng còn có khu vực Trà Báu thuộc huyện Cát Hải có vùng nước rộng và khá sâu, luồng ra vào có thể tiếp nhận tàu từ 2 – 5 vạn tấn nhưng trên bờ là những đảo đá vách đứng, khả năng tạo mặt bằng cho cảng hết sức khó khăn. Đây là khu vực không đủ điều kiện xây dựng một cảng độc lập nhưng có thể nghiên cứu xây dựng một khu chuyển tải tàu đến 5 vạn tấn cho cảng Hải Phòng và Quảng Ninh.

Hải Phòng có cơ sở hạ tầng về cảng, giao thông đường sắt, đường bộ- đường thuỷ khá hoàn thiện hệ thống cung cấp điện nước và các dịch vụ hàng hải… khá phong phú và đa dạng. Thời gian qua, cơ sở hạ tầng của Thành phố ngày càng hoàn thiện hơn với nhiều công trình được đưa vào khai thác sử dụng. Quốc lộ 5 được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống cảng Hải Phòng được mở rộng, sân bay Cát Bi được cải tạo và nâng cấp đã tạo cho Hải Phòng nhiều điều kiện thuận lợi để chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu cho các tỉnh vùng Bắc Bộ, các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, đồng thời có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong vùng Đông Nam Á và thế giới.

Về chính sách pháp luật, như trên đã nói, Thành phố Hải Phòng đã và đang có rất nhiều chính sách cũng như chủ trương hỗ trợ cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khi đầu tư và địa bàn thành phố. Do đó, ngành hàng hải có khả năng huy động vốn, công nghệ thông qua việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành.

Bên cạnh đó, Hải Phòng có tiềm năng lao động dồi dào, trình độ dân trí cao so với cả nước. Dự báo đến năm 2010, dân số Hải Phòng sẽ đạt là 2,06 triệu người, trong đó có 1,2 triệu lao động. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt gần 20%/năm; hình thành một khu, cụm công nghiệp (đến 2010 có 14 khu, cụm công nghiệp) và ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn sẽ là cơ sở để Hải Phòng tăng tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, từng bước khẳng định vững chắc vị thế là thành phố đứng thứ ba của cả nước.

Hạn chế lớn nhất đối với các cảng khu vực Hải Phòng là vấn đề sa bồi luồng tàu vùng cửa biển, ít nhiều làm giảm tính hấp dẫn cảng khu vực. Có thể nói vấn đề này đang làm giảm hiệu quả kinh tế của các cảng biển khu vực này. Sự sa bồi luồng tàu khiến cho việc ra vào neo đậu của các tàu, nhất là tàu có trọng tải lớn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần phải khắc phục vấn đề này bằng cách đầu tư nạo vét luồng lạch. Tuy nhiên, chi phí cho việc này không hề nhỏ, lại đòi hỏi thiết bị, công nghệ hiện đại. Vì thế, nhiều năm qua, thành phố Hải Phòng vẫn chưa khắc phục được vấn đề này. Tình trạng các cảng mới xây xong đã bị sa bồi vẫn xảy ra.

Trong bối cảnh khủng hoàng tài chính toàn cầu như hiện nay, kinh tế hàng hải Việt Nam nói chung và kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức. Khủng hoảng kinh tế trong nước làm giảm tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế. Do đó, Chính phủ đã phải có hàng loạt chính sách để kích cầu trong nước. Một trong những chính sách đó là hạn chế nhập khẩu để kích thích tiêu thụ hàng hoá sản xuất trong nước. Thị trường thế giới biến động phức tạp, đặc biệt là thị trường dầu mỏ- nguồn nhiên liệu quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngành kinh tế hàng hải.

Cũng như ngành hàng hải cả nước, ngành hàng hải Hải Phòng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của ngành hàng hải các nước, thậm chí với cả ngành hàng hải của các tỉnh, thành trong nước. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết thực hiện mở cửa theo lộ trình ngành hàng hải. Đến thời điểm đó, các doanh nghiệp hàng hải nước ngoài sẽ vào Việt Nam để khai thác tiềm năng lợi thế trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực này nếu không sớm tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm thì sẽ rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài lúc đó.

Hoạt động kinh tế biển của Hải Phòng đang diễn ra rất sôi động. Đây là nguyên nhân khiến môi trường biển của Hải Phòng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Do đó, ngành hàng hải trong quá trình phát triển còn cần xét đến lợi ích của các ngành kinh tế khác nữa như du lịch, khai thác hải sản… Thành phố Hải Phòng có tiềm năng lớn về du lịch. Phát triển du lịch cũng là một trong những chiến lược quan

trọng của Thành phố trong tương lai. Do đó, phát triển kinh tế hàng hải cũng cần được xem xét trong mối quan hệ với phát triển du lịch.

1.4.3 Vị trí, vai trò của Hải Phòng trong chiến lược phát triển kinh tế hàng hải ở nước ta

Là thành phố cảng quốc tế, đô thị loại 1 cấp quốc gia, trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch của Việt Nam và khu vực duyên hải, giữ vị trí trọng yếu về an ninh- quốc phòng, Hải Phòng được xác định là một trung tâm phát triển kinh tế biển của quốc gia, là cửa chính ra biển của miền Bắc Việt Nam và hai tuyến hành lang (Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, Nam Ninh- Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh) và 1 vành đai (Hải Phòng- Quảng Ninh- Quảng Tây) hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc (khu vực Tây Nam Trung Quốc) và Việt Nam. Đồng thời là cửa ngõ của các nước ASEAN đi vào thị trường Tây Nam Trung Quốc với hơn 300 triệu dân, nằm ở trung tâm của hành lang Bắc Nam trong khu vực hợp tác các nước tiểu vùng sông Mê Kông và ngược lại. Hải Phòng còn có hệ thống hạ tầng giao thông rất thuận lợi về đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thuỷ nội địa với hai khu du lịch cấp quốc gia Đồ Sơn và Cát Bà; nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước như Viện Tài nguyên và môi trường biển, Viện nghiên cứu Hải sản, Viện Y học biển, trường Đại học Hàng Hải Việt Nam… và là nơi tập trung nhiều ngành kinh tế mũi nhọn như công nghiệp cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế biến thuỷ sản, dịch vụ cảng, vận tải biển và du lịch. Do đó, thành phố Hải Phòng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng của nước ta. Hải Phòng được xác định là phải đi đầu trong việc thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Vì thế, ngành hàng hải Hải Phòng phải phát triển mạnh hơn nữa để thực hiện mục tiêu đó.

1.4.4 Sự cần thiết đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng

Như vậy, Hải Phòng đóng vai trò rất quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng. Đó là vì Hải Phòng

hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hải. Tuy nhiên, những năm qua, sự phát triển của kinh tế hàng hải ở khu vực này dường như chưa tương xứng với vai trò và tiềm năng phát triển của nó. Ngành vận tải biển của Hải Phòng chiếm thị phần nhỏ, số tàu biển ở trong tình trạng thiếu về số lượng và kém về chất lượng, khó cạnh tranh với các tàu biển của nước ngoài. Ngành công nghiệp đóng tàu chưa có đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế. Công nghệ đóng tàu trọng tải lớn chưa có. Các cảng biển của Hải Phòng lại có điểm yếu là sa bồi luồng tàu mạnh, do đó, tính hấp dẫn giảm. Những vấn đề này cần có sớm được giải quyết, để Hải Phòng có thể phát triển mạnh và bền vững kinh tế hàng hải- ngành mà Hải Phòng rất có điều kiện phát triển. Giải pháp để giải quyết chính là có chiến lược đầu tư đúng đắn, đầu tư đúng chỗ và đầu tư có hiệu quả vào các ngành kinh tế hàng hải.

2.2 Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng

2.2.1 Tổng quan hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng

Kinh tế hàng hải đóng vai trò quan trọng trong chiến lược biển nước ta đến năm 2020. Sau khi Nghị quyết 4 ra đời thì hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải càng được chú trọng. Cụ thể, đối với vận tải biển, Chính phủ có nhiều giải pháp khuyến khích phát triển vận tải biển như:

- Ban hành các chính sách ưu đãi như: chính sách giá cho các tầu và phương tiện đường biển, chính sách tài chính về phương thức được vay, mua, thuê các phương tiện vận tải biển,…;

- Ban hành quy định và tổ chức thực hiện đồng bộ hệ thống báo hiệu hàng hải theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 như kỹ thuật hệ thống đèn biển, hệ thống định vị vô tuyến hàng hải, trang thiết bị và thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, hệ thống đài thông tin duyên hải…theo các tiêu chuẩn của hệ thống thông tin an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS), trong đó Cảng Hải Phòng là cảng được tổ chức thí điểm trang bị đồng bộ hệ thống báo hiệu hàng hải;

- Ban hành các chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng cho yêu cầu ngày càng cao của ngành hàng hải Việt Nam;

- Ban hành một số quy chế nâng cao quản lý Nhà nước hệ thống cảng, vận chuyển và các đội tàu vận tải biển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với Hải Phòng, Chính phủ đã xác định: Hải Phòng là trung tâm phát triển kinh tế biển quốc gia, là cửa chính ra biển của khu vực Miền Bắc. Do đó, cùng với sự thuận lợi chung về điều kiện pháp lý như nhiều địa phương khác, thành phố Hải Phòng còn nhận được sự quan tâm của Chính phủ trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Cụ thể, trong thời gian qua, đã có sự lưu ý của Nhà nước bằng vốn ngân sách và các nguồn vốn vay ưu đãi ODA, cho việc nâng

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 54)