Cấp phép trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2005 đến nay

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 61)

Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh phân theo khu vực Bảng 2.2: Cơ cấu GDP của Thành phố Hải Phòng phân theo khu vực (%)

cấp phép trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2005 đến nay

gian Vốn đầu tư (USD) Vốn điều lệ (USD) Nhà đầu tư Cty TNHH đóng tàu quốc tế Hồng Hà

Đóng mới tàu biển loại 3500 DWT đến 6000 DWT/năm 40 năm 4.312.500 1.078.125 Hà Lan Cty TNHH SongSan- Sản xuất các khối thép kỹ thuật cho công

50 năm

41.064.365 6.500.000 Hàn

Vinashin nghiệp đóng tàu Cty TNHH Đóng

tàu Damen- vinashin

Đóng mới sửa chữa tàu biển và các phương tiện thuỷ

40 năm

43.166.625 12.255.508 Hà Lan Cty TNHH AOST Thiết kế, tư vấn thi

công lĩnh vực đóng tàu

30 năm

150.000 150.000 Nhật

Bản

Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hải Phòng

Tuy nhiên, các dự án này cũng chỉ tập trung vào đóng và sửa chữa tàu cỡ nhỏ mà chưa chú ý đến tàu trọng tải lớn. Trong thời gian tới, thành phố cần phải có chính sách thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. Đây là con đường để ngành công nghiệp đóng tàu của Hải Phòng có thể nhanh chóng tiếp cận được với công nghệ hiện đại, trang thiết bị tiến tiến trên thế giới.

2.2.3 Thực trạng đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển khu vực Hải Phòng

Cảng Hải Phòng đã được hình thành từ cuối thế kỷ thứ 19, trải qua hơn 100 năm cảng đã được cải tạo, mở rộng và nâng cấp. Hiện tại hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng chủ yếu tập trung trên bờ sông Cấm với 17 chủ cảng trên chiều dài đường bờ sử dụng khoảng 7,8 Km. Tổng sản lượng hàng hoá thông qua cụm cảng năm 2007 trên 22 triệu tấn/ năm, chủ yếu tập trung ở cảng Hải Phòng (85- 90%).

Cảng Hải Phòng là thương cảng quốc gia, trung tâm hiện đạt nhất khu vực phía Bắc. Mấy năm gần đây, hệ thống cảng biển Hải Phòng không ngừng được đầu tư chiều sâu cải tạo, mở rộng và phát triển ngành theo hướng trồi dài ra biển. Giai đoạn 1, dự án nâng cấp cảng Hải Phòng được phê duyệt với tổng mức đầu tư là 40 triệu USD (vay OECF 3,975 triệu Yên Nhật), về cầu cảng thì xây dựng thêm 1 cầu/150m dài làm hàng container tại khu Chùa Vẽ, phần còn lại là mua sắm trang thiết bị bốc xếp và tầu lai. Công suất sau xây dựng là 6,2 triệu T/năm toàn cảng. Cảng Hải Phòng tiếp tục được đầu tư nâng cấp giai đoạn hai bằng nguồn vốn ODA (Nhật Bản) kết hợp với nguồn vốn đối ứng trong nước kể từ năm 2004, đến nay cơ bản đã hoàn thành. Tổng mức đầu tư của dự án là 126 triệu USD.

Bảng 2.10: Vốn đầu tư phát triển cảng biển khu vực Hải Phòng

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 61)