Những nhân tố tác động tới tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 65)

nước ngoài cho phát triển công nghiệp Bắc Ninh

Có rất nhiều nhân tố tác động ảnh hưởng đến tình hình thu hút đầu tư trực tiêp nước ngoài trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, tuy nhiên trong phạm vi bài viết của mình, tôi chỉ tập trung nghiên cứu những nhân tố nội tại nằm bên trong môi trường đầu tư của tỉnh, để từ đó có được cái nhìn khách quan hơn khi so sánh với các địa phương khác

Thứ nhất, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp Bắc Ninh. Với vị trí cách thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km, cách Hải phong 110 km, Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, sản phẩm xuất khẩu

Với vị trí tri địa lý thuân lợi, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:

Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào và chi phí gia nhập thị trường

Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử gia dụng... Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các doanh nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản

Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đại lục cũng như các nhà đầu tư đến từ Hồng Kông và Đài Loan

Trong cấu trúc địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế và đặc biệt là công nghiệp

Thứ hai, về tình hình phát triển kinh tế xã hội. trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh có những bước tăng trưởng vượt bậc, góp phần tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư. Kinh tế Bắc Ninh có sự tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 14,79%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa với tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 44,68% năm 1997 lên 58,38% năm 2008. chính từ định hướng phát triển công nghiệp, lấy công nghiệp làm nền tảng để phát triển các ngành kinh

tế khác, nên trong những năm qua Bắc Ninh đã tập trung thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp, và chính những dự án này đã có đóng góp lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong những năm vừa qua.

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, Bắc Ninh còn có nguồn nhân lực trẻ và dồi dào, có trình độ chuyên môn tay nghề cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động trong các dự án đầu tư ngành công nghiệp, đặc biệt là những ngành công nghiệp cao. hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh chiếm 32,3% . Trên địa bàn tỉnh hiện có 14 trường đại , cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cùng hơn 30 cơ sở dạy nghề

Thứ ba, về cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc. công nghiệp Bắc Ninh có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua có sự đóng góp to lớn của hệ thống cơ sở hạ tầng trong đó đặc biệt là hạ tầng các khu công nghiệp

Hiện nay Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp tập trung được chính phủ phê duyệt, với tổng diện tích là 4783 ha,trong đó có 4 khu công nghiệp được đầu tư xây dựng và đã đi vào hoạt động là KCN Từ Sơn, KCN Quế Võ, KCN Yên Phong và KCN Đại Đông- Hoàn Sơn. Các khu công nghiệp này đã được đầu tư hạ tâng cơ sở khá đồng bộ và hiện đại bao gồm hệ thống giao thông, chiếu sáng, cây xanh, cấp thoát nước, điện, Thông tin bưu điện, ngân hàng, logistic….. chính những yếu tố này đã tạo ra động lực thu hút các nhà đầu tư đến với Bắc Ninh đặc biệt là các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, ngành nghề đòi hỏi có hệ thống hạ tầng thuận tiện và hiện đại.do đó có thể giảm chi phí đầu tư.

Đặc biệt Năm 2007, 2008 Bắc Ninh đã thu hút được hai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp từ các tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực này là VSIP của Singapo và IGS của Hàn Quốc, các khu công nghiệp này

hứa hẹn một hệ thống hạ tầng đồng bộ và hiện đại nhất Việt Nam ,góp phần vào thu hút đầu tư FDI vào cho phát triển công nghiệp tỉnh

Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bước đầu đã đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán và tín dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Với hệ thông ngân hàng về đến đến tận các huyện, thị, khu công nghiệp với số lượng lớn các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng như ngân hàng ngoài quốc doanh như ngân hàng nông nghiệp, công thương, ngoại thương, đầu tư phát triển, habubank, sài gòn thương tín. .. luân đảm bảo tốt nhu cầu thanh toán và đầu tư

Mạng lưới giao thông vận tải được xuyên xuốt, nối với các tỉnh trong khu vực, Thông qua các tuyến đường QL như QL1A cũ, QL1A mới, QL18; QL38, cụ thể

-QL38: Là tuyến đường dọc tỉnh Bắc ninh để nhằm nối các tuyến đường tỉnh với QL1A và thông sang tỉnh Hải Dương- Hải Phòng.

-QL18 hiện tại; Nối các tuyến đường tỉnh với Hà Nội, Hải Dương- Hải Phòng và các cảng sông, cảng hàng không (sân bay Nội Bài).

-QL1A: Đầu mối phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh với các tỉnh trong vùng KTTĐ cũng như với cả nước.

Những tuyến đường này giúp giao lưu giữa các doanh nghiệp các tỉnh với nhau một cách thông suốt và nhanh chóng, đồng thời góp phần vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa một cách nhanh chóng với chi phí thấp nhất

Với những nỗ lực đầu tư hạ tầng cơ sở, tỉnh Bắc Ninh đã có những bước tiến trong nâng cao chất lượng hạ tầng, góp phần vào thành công của tỉnh trong thu hút đầu trực tiếp nước ngoài cho phát triển ngành công nghiệp.Trong báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008, Bắc Ninh xếp thứ tám cả nước về chỉ số hạ tầng cơ sở và thứ ba khu vực phía Bắc. chỉ số cơ

sở hạ tầng cơ sở phản ánh ba nhóm yếu tố đó là chất lượng và sức chưa hạ tầng khu công nghiệp (xếp thư 8 với 4,98), chi phí vận tải (được thứ 4 với 7,71), chi phí và tính ổn định của viễn thông và năng lượng (xếp thứ năm với 7,35 điểm)

Hệ thống bưu chính viễn thông được đầu tư đồng bộ và hiện đại có khả năng cung cấp những dịch vụ viễn thông chuyển phát nhanh Quốc tế , dịch vụ thư điện tử, truy cấp Internet với tốc độ cao. Chính sự phát triển của hệ thống hạ tầng thông tin cũng như chính sách phát triển CNTT của tỉnh đã góp phần thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiêp có giá trị gia tăng lớn này.Trong báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2008, Bắc Ninh xếp thứ 5 về chỉ số công nghệ thông tin sau chỉ sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Năng, và Bình Dương. Chỉ số công nghệ thông tin bao gồm các chỉ số thành phần như: Hạ tầng kỹ thuật CNTT- TT, hạ tầng nhân lực CNTT-TT, ứng dụng CNTT-TT, sản xuất kinh doanh CNTT-TT, môi trường tổ chức và chính sách CNTT-TT.

Thứ tư, vai trò công tác quản lý và điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh. công tác quản lý và điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh có tác động rất lớn đến tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp. trong những năm qua Bắc Ninh đã có chính sách kinh tế đối ngoại rộng mở, an ninh trật tự xã hội được đảm bảo đã tạo được lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong quá trình thu hút đầu tư, Bắc Ninh luôn xác định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn là mục tiêu hàng đầu , xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư trong đó tập trung các vẫn đề về thủ tục hành chính, đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, đào tạo nghề, lao động

Về thủ tục hành chính, công tác cải cách thủ tục hành chính ở Bắc Ninh được coi trọng, việc phân cấp trong hoạt động đầu tư được quán triệt,

thực hiện nghiêm túc. Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp đã thực hiện triển khai đề án cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa trong cấp giấy phép đầu tư. Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đã được rút ngắn từ 28 ngày xuống còn tối đa không quá 10 ngày; số lần tổ chức và công dân đi lại tới các cơ quan hành chính cũng giảm từ 13 lần xuống còn tối đa không quá 3 lần. Đặc biệt là, tại Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện có nền nếp cơ chế “một cửa liên thông” trong lĩnh vực cấp phép kinh doanh, mã số thuế và con dấu cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp và công dân có yêu cầu giải quyết công việc chỉ phải đến 1 nơi là “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thay vì phải đến 3 cơ quan (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh, Cục Thuế) như trước đây. Niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính, giấy tờ, hồ sơ, mức thu phí, lệ phí và thời gian giải quyết các loại công việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Thời gian giải quyết các thủ tục được rút ngắn: Đối với trường hợp đăng ký kinh doanh đồng thời đăng ký thuế và đăng ký con dấu tối đa không quá 7 ngày. Trong đó thời gian đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế không quá 4 ngày; thời gian đăng ký con dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu không quá 3 ngày. Đối với trường hợp đăng ký kinh doanh đồng thời đăng ký thuế (không thay đổi con dấu) để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế tối đa không quá 4 ngày. Còn đăng ký kinh doanh không đồng thời đăng ký thuế và không thay đổi con dấu tối đa không quá 2 ngày. Hỗ trợ nhà đầu tư một cách hiệu quả trong cung cấp thông tin liên quan đến dự án , hướng dẫn thủ tục đầu tư, xây dựng và triển khai dự án,. Chủ động giải quyết các vấn đề vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình triển khai dự án cũng như khi dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, lắng nghe ý kiến của nhà đầu tư. Chính những hoạt

động này đã góp phần củng cố và nâng cao lòng tin của nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của tỉnh.

Chính sách ưu đãi dầu tư. Trong những năm đầu thu hút đầu tư, quan điểm của tỉnh là thu hút đầu tư theo hướng gia tăng về số lượng, Bắc Ninh đã chủ động ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều sai phạm, nhiều ưu đãi đầu tư trái với quy định của pháp luật, nhiều dự án được cấp ưu đãi lớn đã làm rối loạn định hướng thu hút đầu tư cảu nhà nước. Sau khi luật đầu tư chung và luật doanh nghiệp ban hành và có hiệu lực từ 1.1.2005, chính sách ưu đãi đầu tư đã được thống nhất trong cả nước. Với chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, hướng vào xuất khẩu., những dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, trong những năm qua số dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tăng dần qua các năm với những dự án có quy mô vốn ngày càng cao, có công nghệ hiện đại vào những ngành kỹ thuật cao

Chính sách quản lý nguồn nhân lực. Các nhà đầu tư khi đến đầu tư ở bất kỳ đâu đều rất quan tâm đến chi phí đầu tư tại địa phương đó. Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì vấn đề tiếp cận đất đai là bài toán khó trong quá trình đầu tư. Trong những năm qua Bắc Ninh đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Chi phí thuê đất ở Bắc Ninh được áp dụng theo đúng quy định của pháp luật và phần nào đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư. Cụ thể, tiền thuê đất tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là

Bảng 1.16: giá đất sản xuất phi nông nghiệp trong các KCN và cum công nghiệp

Đơn vị:1000 Đ/m2 Thành phố Bắc Ninh 700 1 Từ Sơn 490 2 Tiên Du 343 3 Yên Phong 343 4 Thuận Thânh 343 5 Quế võ 343 6 Gia Bình 245 7 Lương Tài 245

( Nguồn: sơ kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh)

Phí hạ tầng trong các KCN do nhà đầu tư và công ty hạ tầng thỏa thuận và phụ thuộc vào vị trí, hạ tầng và thời gian thuê đất

KCN Tiên Sơn: từ 26-31 USD/ m2 KCN Quế Võ: từ 26-31 USD/ m2

KCN Đai Đồng- Hoàn Sơn: 26-28 USSD/m2 KCN Yên Phong:22-24 USD/m2

Phí quản lý hạ tầng 0,2 USD/m2/năm

Thuê nhà xưởng trong khu công nghiệp 1,5-1,6 usd/m2/tháng Chi phí nước sạch từ 0,22-0,25 USD/m3

Nước thải từ 0,18 USD/diện tích thuê đât/ năm

Chi phí điện lực, viễn thông thực hiện theo quy định thống nhất của chính phủ

Công tác xúc tiến đầu tư. Quá trình thu hút đầu tư các dự án có vốn đầu tư ngoài nước đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh (thời kỳ 1997-2002) có thể nhận thấy rằng chưa thực sự sôi động. Điều đó có một phần nguyên nhân từ công tác xúc tiến đầu tư. Thực tế trước đó đã có nhiều nhà đầu tư ngoài nước muốn đầu tư vào Bắc Ninh Tuy nhiên có nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư do

thiếu thông tin về môi trường đầu tư, thị trường thương mại, thông tin về đối tác, pháp luật về đầu tư nước ngoài, về chính sách phát triển công nghiệp, các ưu đãi đầu tư… do đó đã bỏ lỡ nhiều cơ hội.

Trong thời kỳ từ 2003-2008, công tác xúc tiến đầu tư đã được đạt ra như là vấn đề then chốt bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư

Tỉnh đã thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư và trung tâm xúc tiến thương mại. sự ra đời của hai trung tâm này đã góp phần tích cực vào thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w