- Lãnh đạo Công ty là người chịu trách nhiệm cao nhất. Tuỳ thuộc vào từng loại hình Doanh nghiệp mà Doanh nghiệp đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Người vừa đại diện cho nhà nước, vừa là người đại diện cho tập thể những người lao động. Người lãnh đạo cao nhất có quyền quyết định các hoạt động của Công ty.
Thủ trưởng cấp cao nhất trong Doanh nghiệp có quyền ra quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh mà mọi người trong Doanh nghiệp phải tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh. Vì vậy mỗi quyết định của thủ trưởng cao nhất có ảnh hưởng rất lớn trong phạm vi toàn Doanh nghiệp. Với nghĩa này thủ trưởng cao nhất phải là người tập hợp được trí tuệ của mọi người lao động trong Doanh nghiệp, đảm bảo cho quyết định đúng đắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thủ trưởng cao nhất của tổ chức phải bố trí hợp lý, cân đối lực lượng quản trị viên đảm bảo quan hệ bền vững trong tổ chức, hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
Bố trí không đúng người, đùng việc sẽ gây ra ách tắc trong hoạt động của bộ máy. Thăng, thưởng không đúng mức cũng gây ra sự bất bình trong bộ máy, làm ảnh hưởng xấu đến bộ máy quản trị trong Doanh nghiệp.
Thủ trưởng cao nhất quản lý hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng vạn lao động. Thủ trưởng cao nhất Công ty không chỉ chịu tách nhiệm về việc làm, thu nhập, đời sống của số
lượng lớn lao động mà còn chịu trách nhiệm về cuộc sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn cho họ, tạo cho họ để có cơ hội thăng tiến.
Thủ trưởng cao nhất là người quản lý, là chủ tài khoản của hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay thủ trưởng cao nhất phải có trách nhiệm về bảo toàn và phát triển vốn. Một quyết định có thể dẫn đến làm thiệt hại đến Công ty.
Ngoài ra, đối với một Doanh nghiệp có nhiều Nhà máy trực thuộc, người lãnh đạo không thể làm tất cả mọi việc, tự quyết định hết mọi vấn đề, không thể cái gì người thủ trưởng cao nhất cũng giải quyết. Thủ trưởng cao nhất cần phải tập trung vào vấn đề lớn, quan trọng có tầm chiến lược hoặc vấn đề ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Phân quyền về quản lý, trong đó có quản lý về chất lượng là phương pháp tốt nhất để thủ trưởng cao nhất duy trì và phát triển một tổ chức. Đối với Công ty may Thăng Long tổ chức quản lý theo hình thức phân quyền dọc- quyền định đoạt chia cho các cấp dưới theo phương pháp quản lý trực tuyến chức năng.
Lãnh đạo cao nhất là Tổng giám đốc, trợ giúp cho Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc (PTGĐ), trong đó có một PTGĐ điều hành sản xuất chất lượng , các phòng ban. Ngoài ra, có các giám đốc của các xí nghiệp.
Với việc ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường sự quản lý của lãnh đạo Công ty đã gặp không ít khó khăn trong việc chỉ đạo nó là nguyên nhân cơ bản gây ra chất lượng sản phẩm giảm, đặc biệt đối với sản phẩm may lỗi phải đưa vào tái chế lại tương đối cao 15%, lỗi vệ sinh công nghiệp là 8%. Sự quản lý của lãnh đạo Công ty chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên kiểm tra, chưa đánh giá một cách liên tục các xí nghiệp, chưa chú ý đến vấn đề đào tạo,...
Sự quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng các chỉ thị, các quyết định, lãnh đạo không giải quyết được kịp thời các báo cáo, các sáng kiến của các xí nghiệp. Đối với xí nghiệp may thì sự quản lý không chặt chẽ sẽ làm giảm năng suất lao động, chất lượng sản phẩm giảm, dẫn đến lượng tiêu thụ trên thị trường trong nước cũng như thị nước ngoài giảm.
Sự kiểm tra không thường xuyên, không đánh giá liên tục sẽ gây ra những thiệt hại to lớn đối với các sản phẩm may, khi sản phẩm may có những lỗi mà chỉ có sự kiểm tra, sự quyết định của lãnh đạo mới có thể tạo ra chất lượng cao, nhưng sự kiểm tra, đánh giá
không thường xuyên sẽ gây ra một loạt những lỗi cố hữu sản phẩm này, cho toàn bộ lô hàng, ảnh hưởng đến quan hệ với khách hàng, điều này không có lợi cho Công ty.
Với trình độ công nhân như hiện nay còn thấp gây ra lỗi chủ yếu của sản phẩm may là quá trình may như đứt chỉ, bỏ mũi, xén xì, may nhầm mác cỡ, may sai quy cách, thiếu chi tiết sản phẩm, võng gấu, thủng vải, chân cổ rúm, tay dài ngắn, mí không đều, ...nguyên nhân này chủ yếu do ý thức tách nhiệm của công nhân chưa cao, chưa thường xuyên đào lại đội ngũ công nhân. Ngoài ra, còn một số lỗi do công nhân gây ra như lỗi vệ sinh công nghiệp: dính chỉ, bẩn, ố vàng, dính dầu... lỗi là, dính bụi, bọ, là ẩu (vặn gấu, ống dài ngắn, hớt gấu...)
- Các Giám đốc và cán bộ quản lý của các xí nghiệp may người quản lý trực tiếp công nhân chưa quản lý giám sát chặt chẽ, mệnh lệnh, chỉ thị của lãnh đạo Công ty thực hiện một cách chậm chạp, thiếu năng động.
Để đạt được năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm cao đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng thì lãnh đạo Công ty cùng cán bộ các xí nghiệp phải tăng cường quản lý.
Để thực hiện tốt việc quản lý của lãnh đạo Công ty có một số phương pháp quản lý như:
3.5.1. Phương pháp hành chính.
Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng những chỉ thị, mệnh lệnh mang tính chất bắt buộc, cưỡng bức, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tất cả các mệnh lệnh, chỉ thị của lãnh đạo đưa xuống các Nhà máy đều phải thực hiện ngay và sẽ báo cáo lại với lãnh đạo Công ty từ đó lãnh đạo Công ty sẽ biết được mọi tình hình hoạt động của Nhà máy, tìm ra những phương hướng hoạt động trong thời gian tới, như quy định về chất lượng sản phẩm, quy định về an toàn lao động, bảo hộ lao động, nộ quy sử dụng thời gian làm việc, nội quy ra vào xí nghiệp.
3.5.2. Phương pháp kinh tế.
Phương pháp kinh tế là sử dụng tiền lương tiền thưởng và những công cụ động viên vật chất khác làm đòn bẩy kinh tế, kích thích người lao động thực hiện mục tiêu của quản lý mà không cần sử dụng mệnh lệnh hành chính từ cấp trên đưa xuống. Đó là Công ty đề ra các quy định chế độ thưởng rõ ràng. Cụ thể là từng cá nhân, từng tổ sản xuất nếu sản phẩm làm ra vượt mức kế hoạch và đạt 100% yêu cầu thì Công ty sẽ thưởng theo phần
trăm lương hay thưởng theo sản phẩm,...ngoài ra còn thưởng cho các sáng kiến mới nó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm may. Điều này sẽ tạo cho người công nhân cố gắng làm việc, ý thức trách nhiệm của họ sẽ tăng lên, do đó làm giảm tỷ lệ sai hỏng đối với sản phẩm may, lỗi vệ sinh công nghiệp và một số lỗi khác.
áp dụng phương pháp kinh tế không chỉ chú ý đến thưởng mà còn phải chú ý đến phạt. Một cá nhân, một tổ, một nhóm công nhân may nếu sản xuất ra những sản phẩm có tỷ lệ lỗi cao hơn quy định của Công ty sẽ bị phạt, có nhiều hình thức phạt như trừ tiền lương, cắt các khoản phụ cấp... nếu lỗi nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng lô hàng, mất uy tín của Công ty có thể cho thôi việc. Đồng thời, phải đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích, nhưng cần lấy kích thích lợi ích cá nhân của những người lao động làm trung tâm. Trên cơ sở kích thích lợi ích cá nhân mà thúc đẩy lợi ích tập thể và xã hội. Đây chính là vận dụng quan điểm “lấy lợi ích cá nhân làm động lực trực tiếp” trong công cuộc đổi mới quản lý của Công ty. Các công cụ động viên vật chất của Công ty như sau:
Bảng 28: Các công cụ động viên Từ quỹ tiền lương Từ quỹ khen thưởng Từ quỹ phúc lợi Từ những nguồn khác Liên quan đến phúc lợi Liên quan đến sản xuất - Lươn g cơ bản. - Các loạI phụ cấp lương. - Thưởng từ lợi nhuận cuối năm. - Thưởng sáng kiến tiết kiệm. - Thưởng lao động tiên tiến. - Thưởng xí nghiệp hoàn thành việc sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Trợ cấp đi học và tổ chức bảo đảm nâng cao trình độ, tổ chức các buổi học về chất lượng trong nội bộ Công ty. - Tiền trích phục vụ những hoạt động văn hoá văn nghệ. - Trợ cấp nhà ăn tập thể. - Phục vụ nhà trẻ. - Trợ cấp văn hoá xã hội, thể dục TT, điều dưỡng, nghỉ mát, tham quan, du lịch... - Trợ cấp quần áo BHLĐ. - ăn ca... 3.5.3. Phương pháp tổ chức - giáo dục
Phương pháp tổ chức- giáo dục là hình thức liên kết những cá nhân và tập thể theo những tiêu chuẩn và mục tiêu đã đề ra trên cơ sở phân tích và động viên tính tự giác, khả năng hợp tác của từng cá nhân.
Đối với trình độ đội ngũ công nhân, ý thức trách nhiệm không cao dẫn đến chất lượng sản phẩm may có tỷ lệ tái chế nhiều, lỗi vệ sinh công nghiệp cao. Do vậy việc đào là rất cấp thiêt, nó giúp cho công nhân nhận thức rõ hơn về chất lượng, về vai trò của mình trong từng công việc.
Giáo dục không được xem nhẹ. Có nhiều hình thức động viên người lao động, nhưng suy cho cùng có hai hình thức động viên chính là động viên vật chất và động viên tinh thần.
Về tinh thần đề bạt, cử đi học...
Về vật chất thưởng tài chính, tăng lương…
Trong cả hai hình thức động viên, phương pháp giáo dục phải luôn luôn được coi trọng. đổi mới cả cách nghĩ và cách làm, kinh doanh trong Doanh nghiệp theo phương thức mới, sản xuất gắn liền với thị trường, chấp nhận cạnh tranh lành mạnh, tạo ra nhiều lợi nhuận cho Công ty. Giáo dục gắn sự ham muốn làm giàu chính đáng cho cá nhân với làm giàu chính đáng cho Công ty và xã hội.
Thất bại trong quản lý của lãnh đạo Công ty có nhiều nguyên nhân nhưng trong nhiều trường hợp lại chính là chưa làm tốt phương pháp tổ chức- giáo dục, chế độ lương bổng chưa thoả đáng, vẫn còn tình trang người làm nhiều thì hương công ít, người làm ít thì lai hưởng nhiều. Tổ chức ở đây thể hiện trên nhiều lĩnh vực: tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức lao động, tổ chức liên kết giữa các cá thể của quản lý, tổ chức thông tin trong quản lý.
Lãnh đạo Công ty cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi, phát hiện ra những ách tắc trong khâu tổ chức. Điều quan trọng đừng để cá thể nào đứng ngoài tổ chức, giao việc đúng người, không gò bó ép buộc.
3.5.4. Phương pháp tâm lý - xã hội.
Phương pháp tâm lý- xã hội là hướng những quyết định đến các mục tiêu cho phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý, tình cảm của con người.
- Phương pháp tâm lý ở công ty may Thăng thể hiện qua quyết định của lãnh đạo: không áp đặt, các phòng ban giao việc độc lập, nhân viên có quyền tự quyết công việc mình làm, họ có quyền khiếu nại khi thấy có những vấn đề sai. Nguyện vọng của công nhân viên luôn được đáp ứng kịp thời, khi cần và phù hợp với lĩnh vực nào sẽ được giải quyết để phát huy khả năng. Có những vấn đề nhân viên nghiệp vụ tham mưu được với lãnh đạo Cty về chuyên môn, qua những buổi hội thảo, họp bàn được tổ chức thường kỳ hàng tuần, hàng tháng.
- Ttuy nhiên những vấn đề này vẫn chưa đực thực hiện thật tốt.
3.5.5. Tăng cường giáo dục, truyền bá các thông tin về chất lượng.
Nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi sự cam kết của lãnh đạo Công ty. Đối với Công ty may Thăng Long sự cam kết của lãnh đạo Công ty thông qua chính sách chất lượng “Đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của Công ty”. Cùng với nhận thức đúng đắn và ý thức được vấn đề chất lượng, lãnh đạo Công ty cùng với cán bộ công nhân viên cùng nhau góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
Ngoài ra, công tác quản lý chất lượng rất quan trọng đối với một Doanh nghiệp sản xuất như Công ty may Thăng Long, giáo dục nâng cao chất lượng sản phẩm đối với lao động trong các Nhà máy nhằm mục đích họ hiểu được tầm quan trọng đó, chỉ có nâng cao chất lượng sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thông đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 thì yêu cầu rất cao đối với công nhân. Theo yêu cầu thì người công nhân phải hiểu rõ công việc mình đang làm và nhận thức được rằng đối với dây chuyền trước họ là khách hàng đối với dây chuyền sau họ là nhà cung ứng. Nếu như chính sách chất lượng của Công ty là thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng thì bản thân người công nhân phải thoả mãn yêu cầu của người công nhân ở công đoạn tiếp theo. Điều đó có nghĩa là người công nhân phải có trách nhiệm trong công đoạn của mình sản xuất ra bán thành phẩm không có lỗi. Tất cả các công đoạn đều được thực hiện tốt thì sản phẩm cuối cùng có chất lượng cao.
Tất cả các phương pháp quản lý của lãnh đạo đều nhằm mục đích đó là giáo dục nâng cao ý thức đội ngũ công nhân, nâng cao nhận thức về nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, năng suất cao, đáp ứng các đòi hỏi yêu cầu của khách hàng, đồng thời sản phẩm của Công ty càng có chỗ đứng trên thị trường, tạo sức cạnh tranh cho Công ty.
Tăng cường công tác quản lý của lãnh đạo Công ty có thể giúp xí nghiệp đảm bảo tiến độ giao hàng xuất khẩu và nội địa. Chấn chỉnh công tác quản lý giảm tăng ca, tăng giờ, tiết kiệm lao động, vật tư, giữ vững việc làm và thu nhập cho người công nhân.
Tăng cường quản lý của lãnh đạo giúp cho việc thực hiện vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm ở mọi quá trình, mọi khâu, nhằm thực hiện biện pháp “làm đúng ngay từ đầu” giúp cho công nhân làm việc một cách liên tục có năng suất lao động cao, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc mình làm, tạo đà cho các sáng kiến, cải tiến trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty nói chung và các sản phẩm may nói riêng. Đảm bảo tăng doanh thu cho Công ty, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Kết luận
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề lớn và quan trọng nhất đối với từng doanh nghiệp. Hiệu quả của sản xuất kinh doanh chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở của những hiệu quả trong các quá trình công tác khác nhau của quá trình sản xuất. Đặc biệt trong xu thế phát triển mới thì vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm đóng một vai trò hết sức bức xúc và cần thiết vì nó là một vấn đề nhạy cảm với xã hội và là một nhân tố quan trọng để mở rộng thị trường và kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển ổn định lâu dài của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm làm ra