Phương hướng phát triển của Công ty May Thăng Long trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long potx (Trang 58 - 68)

3.1.1 Một số mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long

Công ty xây dựng kế hoạch phát triển Công ty không chỉ phát triển theo chiều rộng như nền kinh tế bao cấp, mà hiện nay Công ty phát triển nền kinh tế theo chiều rộng nhưng đặc biệt là chú ý phát triển theo chiều sâu. Để phát triển theo chiều sâu, Công ty đã xây dựng chiến lược kế hoạch, đầu tư vào máy móc trang thiết bị, đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào sản xuất, đổi mới cách thức tổ chức làm sao cho bộ máy tổ chức quản lý phải thật gọn, làm ăn có hiệu quả, đào tạo con người ngày càng có tay nghề cao hơn. Do đổi mới toàn bộ cách làm ăn mà từ đó chất lượng sản phẩm được nâng lên, do chất lượng tăng lên mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường Mỹ, thị trường Mỹ là một thị trường ngặt nghèo nhất cả về mẫu mã kiểu dáng, lẫn chất lượng nhưng hơn nữa là thời gian giao hàng. Bởi vậy muốn khai thác tối đa thị trường này và một số thị trường quốc tế khác nữa thì Công ty phải lập chiến lược kế hoạch phù hợp bằng công cụ giao khoán doanh thu và chi phí cho các xí nghiệp một cách thoả đáng.

3.1.2. Mục tiêu chung

Từ nay đến năm 2006 cần tạo lập được hành lang và môi trường đảm bảo thường xuyên cải tiến chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng của nền kinh tế quốc dân, của người tiêu dùng, góp phần đạt các mục tiêu chung trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ công nhân viên, tăng cường tiềm lực cho Công ty.

Để thực hiện mục tiêu chung trên, cần chú ý 3 định hướng chủ yếu sau:

+ Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển cụ thể về lượng sản phẩm cho ngành, về sản phẩm trọng điểm, sao cho có thể khắc phục được tình trạng yếu kém về chất lượng sản phẩm hiện nay.

Nâng mặt bằng chất lượng sản phẩm chung trong toàn Công ty lên một bước, đáp ứng được những nhu cầu cơ bản cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. Tập trung lực lượng để chế tạo được một số mặt hàng có chất lượng cao của thị trường trong nước và thế giới.

- Đổi mới, tăng cường các hoạt động khoa học công nghệ và quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh. Xây dựng và đưa vào cuộc sống những hệ thống chất lượng phù hợp với doanh nghiệp.

- Hình thành một phong trào chất lượng trong khắp Công ty nhằm huy động mọi nguồn lực của Công ty vào việc đảm bảo thường xuyên cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ, chất lượng điều hành của các cán bộ quản lý, nghiên cứu, triển khai, thiết kế công nghệ, thông tin, đào tạo…

Sự chuyển biến này phải tạo được tiền đề vững chắc để rút ngắn khoảng cách về trình độ, chất lượng sản phẩm hàng hóa của Công ty với các Công ty khác trong và ngoài nước, tạo diều kiện cho hàng hóa của Công ty may Thăng Long thâm nhập vào thị trường thế giới một cách bình đẳng, có sức cạnh tranh trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21.

3.1.3. Mục tiêu cụ thể

Chính sự đổi mới toàn bộ Công ty, thêm vào đó lại được quyền xuất khẩu trực tiếp. Quan trọng hơn cả là Công ty được tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng BVQI chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9002 :1994 nên tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã luôn vượt kế hoạch. Mặc dù trong thời điểm này môi trường cạnh tranh rất khốc liệt, biến động thị trường lớn nhưng dựa vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường và tổ chức tốt việc phối hợp hoạt động giữa các tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể. Công ty may Thăng Long có những kết quả đáng mừng. Luôn là đơn vị đi đầu nghành về tỷ lệ sản xuất hàng FOB cụ thể là dược Bộ công nghiệp và Tổng công ty dệt may Việt Nam tặng bằng khen đơn vị có tỷ lệ FOB cao nhất nghành. Có nhiều sản phẩm chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế như áo sơ mi, Jacket, quần âu, quần áo dệt kim. Thị trường của Công ty không ngừng được mở rộng. Hiện nay, Công ty đã có quan hệ với 80 hãng thuộc 40 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới trong đó bao gồm cả Mỹ, Nhật và Tây Âu. Sức sản xuất hàng năm là 5 triệu sản phẩm sơ mi quy chuẩn, tốc độ đầu tư tăng trung bình là 59%/năm, tốc độ tăng bình quân nộp ngân sách là 25%, tốc độ tăng doanh thu bình quân là 20%, tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu là 23%.

Để tiếp tục duy trì kết quả đã đạt được và không ngừng phát triển thực hiện có hiệu quả mục tiêu kinh doanh của Công ty thì ban giám đốc cùng các phòng ban đã đề ra các chỉ

Bảng 24: Kế hoạch 2002-2005 TT Chỉ tiêu Đơn vị KH 2002 KH 2003 KH 2004 KH 2005 BQ năm Tốc độ PT 05/01 116% 1 Giá trị sản xuất công nghiệp Tr.đ 63800 74008 85849 99585 75648 181% 116% 2 Tổng doanh thu Tr.đ 154280 178965 207599 240815 182932 181% 116% Doanh thu CN Tr.đ 154280 178965 207599 240815 182932 181% 116% Doanh thu Xuất

khẩu Tr.đ 126440 146670 170138 197360 149922 181% 116% FOB + Nội Địa Tr.đ 103240 119758 138920 161147 122413 181% 116%

3

Kim ngạch xuất khẩu theo giá Hợp đồng Tr.usd 9 11 12 14 11 181% 116% Kim ngạch xuất khẩu theogiá(FOB) Tr.us d 50 57 67 77 59 181% 116% 4 Tổng kim ngạch nhập khẩu theo giá HĐ Tr.us d 9 10 12 14 11 181% 116% + Nhập thiết bị Tr.us d - - - - - + Nhập nguyên liệu Tr.us d - - - - - 5 Tổng vốn đầu tư Tr.đ 56500 141300 110000 51000 78620 149% 135% + Thiết bị Tr.đ 37000 120000 103000 51000 68020 175% 147% + Nhà xưởng Tr.đ 19500 21300 7000 10600 129% - Nguồn thương mạI Tr.đ - - - - - - Nguồn tín dụng ưu đãi Tr.đ - - - - -

- Khấu hao cơ

bản Tr.đ - - - - -

- Vay nước ngoài Tr.đ - - - - - - Nguồn ngân sách Tr.đ - - - - - + Đầu tư KHKT Tr.đ - - - - - 6 Sản phẩm sản xuất 1000s p 7060 8208 9521 11045 8390 181% 116% Tổng số SPSX 1000s p 4292 4979 5775 6699 5089 181% 116% Sản phẩm xuất khẩu 1000s p 4060 4710 5463 6337 4814 181% 116% 7 Tổng số lao động Người 2900 3364 3902 4527 3439 116% 8 Thu nhập bình quân 1000đ 1276 1480 1717 1992 1513 181% 116% 9 Nộp ngân sách Tr.đ 4284 4969 5765 6687 5101 176% 116% - Thuế VAT Tr.đ 2784 3229 3746 4346 3301 - Thuế TNDN Tr.đ 850 986 1144 1327 1021 - Thuế thu trên

vốn 650 754 875 1015 779

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long

Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty may Thăng Long như sau:

+ Cần xây dựng quy trình chất lượng đi đôi với kỷ luật làm việc chặt chẽ cho cán bộ công nhân viên, với cán bộ làm đúng và đủ giờ quy định, tạo ra tác phong làm việc nguyên tắc, tránh tình trạng làm chơi ăn thật. Tạo ra qua trình kiểm tra chất lượng từ đầu vào cho tới khi xuất sản phẩm cho khách hàng một cách chặt chẽ, áp dụng cho tất các khâu, các bộ phận...

+ Thường xuyên đào tạo cho các nhân viên phòng ban về chất lượng sản phẩm, vì chất lượng với Doanh nghiệp may là quan trọng hàng đầu, tuy nhiên học phải đi đôi với bám sát tình hình sản xuất tại các xưởng, tránh tình trạng học nhưng để để

+ Đối với công nhân trực tiếp phải tạo cho họ một tác phong làm việc nghiêm túc, kiểm tra nguyên phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất, khi sản xuất ra sản phẩm phải kiểm tra chất lượng kịp thời, tránh sai hỏng cho công đoạn sau

+ Nên thường xuên tổ chức các lớp đào tạo tay nghề cho công nhân, tổ chức các cuộc thi thợ giỏi có giải thưởng, nhằm động viên khích lệ nâng cao tay nghề, tổ chức thi nâng bậc định kỳ theo năm nhằm nâng bậc lương cho những người đạt điểm đỗ

+ Nên tổ chức phong trào thi đua của thanh niên về sáng kiến cải tiến kỹ thuật + Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị của Công ty

Máy móc thiết bị đóng vai trò quan trọng trong vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm. Không thể có chất lượng cao nếu không có máy móc thiết bị tốt, đồng bộ cho dù người công nhân có trình độ cao đến mấy đi chăng nữa. Máy móc thiết bị là công cụ để tạo ra sản phẩm, một máy móc thiết bị nào đó cũ, lạc hậu, lỗi thời sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của cả một dây chuyền, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ kém đi.

ở Công ty may Thăng Long có một thực tế là vấn đề máy móc thiết bị đã được đổi mới rất nhiều và có chất lượng cao. Nhưng ở đây tôi xin đề cập một vấn đề, đó là công nghệ sản xuất của Công ty, sản xuất hàng loạt, số lượng lớn, liên tục, phức tạp cho nên vì thế vấn đề đặt ra là phải đổi mới ngay những máy móc kỹ thuật không đồng bộ, thay thế nó bằng những máy móc đồng bộ để đảm bảo khả năng duy trì và nâng cao chất lượng cho từng sản phẩm sản xuất ra nói riêng và toàn bộ lô hàng nói chung.

Tuy nhiên, do điều kiện hiện nay của Công ty là mới đầu tư xây dựng Nhà máy may Hà Nam & Trung Tâm sản xuất & dạy nghề Láng Hòa Lạc với số tiền đầu tư khoảng 100 tỷ đồng, và xây dựng một số công trình khác. Số tiền đầu tư chủ yếu là vay lãi của ngân hàng và một phần vốn của Công ty . Do đó, lượng vốn dành cho đổi mới trang thiết bị hiện nay có rất nhiều hạn chế nên Công ty phải giải quyết theo hướng sau:

+ Kịp thời xử lý những máy móc thiết bị không sử dụng được còn để trong kho cũng như các loại máy móc thiết bị không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn tham gia sản xuất.

+ Không nên đầu tư tràn lan hoặc quá tập trung vào một loại công nghệ sản xuất nào đó mà phải đầu tư có trọng điểm thay thế dần thiết bị cũ, lạc hậu tiến tới đồng bộ hoá và hiện đại hoá toàn bộ máy móc thiết bị sản xuất trong Công ty.

Trong bảng tình hình máy móc thiết bị của Công ty dưới đây cho ta thấy tình hình máy móc thiết bị của Công ty và một số hướng giải quyết về máy móc thiết bị. Tất cả các máy móc thiết bị đều đang hoạt động, không hư hỏng lớn, số lượng máy móc thiết bị gồm nhiều chủng loại máy, đa dạng, khả năng công nghệ làm được nhiều mặt hàng. Tuy nhiên máy móc thiết bị đưa vào sử dụng từ 7- 12 năm nên chất lượng máy có giảm đi. Tình trạng một số máy móc thiết bị của Công ty may Thăng Long .

Quan sát thực trạng nhà máy, tôi thấy có hai loại máy đó là máy thùa khuyết và máy ép mex nên cần được thay thế. Ta có thể tham khảo hai bảng sau để thấy được tính hiệu quả của biện pháp.

Bang 25: Bảng tính giá trị giảm do máy hỏng năm 2000

Tên máy Chức năng Lỗi Giá trị

Công làm lại Phế phẩm Máy thùa khuyết Thùa khuyết Khuyết bị sờn, toét 6.000.000 5.000.000 Máy ép mex ép mex Bong mex, sùi mex 5.000.000 10.000.000

Bang 26: Bảng tính giá trị tăng nếu thực hiện nếu thực hiện việc thay thế máy móc thiết bị

(Đơn vị Đồng)

Tên máy Dự kiến vốn đầu tư Dự kiến vốn đầu tư

Máy thùa khuyết 60.000.000 11.000.000

Máy ép mex 100.000.000 15.000.000

Tổng cộng 160.000.000 26.000.000

Như vậy, nếu bỏ ra 160 triệu tiền vốn đầu tư, một năm Công ty đã tiết kiệm được 26 triệu đồng hao phí do không đầu tư. Đây là một việc làm hết sức mang ý nghĩa kinh tế và hoàn toàn Công ty có khả năng thực hiện.

3.3. Đào tạo nâng cao tay nghề và ý thức trách nhiệm cho công nhân

Đào tạo là một hoạt động được tổ chức có hệ thống để lao động nâng cao tay nghề và ý thức trách nhiệm. Như vậy, đào tạo giáo dục nâng cao tay nghề, nâng cao hiểu biết của công nhân là một việc làm rất cần thiết, mở lớp đào tạo tạI công ty là vấn đề tất yếu cần phải có nhằm đáp ứng nhu cầu lao động tại chỗ.

Việc thay đổi, đầu tư trang thiết bị máy móc công nghệ mới vào sản xuất, Doanh nghiệp cũng cần phải hực hiện các chương trình đào tạo để công nhân có thể nắm bắt được các quá trình hoạt động, các thông số cần thiết để sử dụng máy móc thiết bị tốt hơn. với sự thay đổi nhanh nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm cho nên các Doanh nghiệp sản xuất cần đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề, từ đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty, tiết kiệm thời gian lao động, tăng năng suất lao động của người công nhân.

Việc đào tạo công nhân trong Doanh nghiệp một cách hợp lý nghĩa là sẽ nâng cao kiến thức tay nghề, hợp tác các nhóm tốt hơn, giảm tỷ lệ sai hỏng, giảm chi phí, tăng sự năng động của người lao động, giảm tai nạn, tăng năng suất lao động của công nhân, tăng chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và có hiệu kinh doanh quả cao.

Đối với Công ty may Thăng Long, mặt hàng tiêu thụ sản phẩm phong phú ngày càng được mở rộng ở thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Do vậy Công ty ngày càng mở rộng sản xuất thu hút một lực lượng lao động rất lớn, tuổi đời còn trẻ điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm và tình hình sản xuất của Công ty. Nhìn vào bảng tình hình tiêu thụ sản phẩm ta thấy gây ra lỗi chủ yếu của sản phẩm may là ra quá trình may và vệ sinh công nghiệp (trước là bao gói) lỗi may chủ yếu đứt chỉ, bỏ mũi, may nhầm mác cỡ, may sai quy cách, thiếu chi tiết sản phẩm, thiếu đường may, ... các lỗi này chủ yếu do tay nghề công nhân thấp, nhận thức về chất lượng chưa rõ ràng. Điều này nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, khả năng sản xuất, tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của Công ty. Lỗi vệ sinh công nghiệp do dính dầu, vương chỉ, bẩn, ố vàng các lỗi này cũng do công nhân sản xuất đảm nhiệm.

Sau là bao gói ta thấy lỗi sản phẩm chủ yếu là may, là, vệ sinh công nghiệp. Lỗi may ở đây phát hiện tiếp theo của quá trình trước, lỗi này là do trình độ công nhân, ý thức, trách nhiệm của họ. Lỗi là bao gói cũng do lực lượng công nhân đảm nhiệm, lỗi này do trình độ công nhân, ý thức trang thiết bị, tình hình quản lý.

Với tình trạng trong các xí nghiệp may là trình độ công nhân thấp, ý thức, trách nhiệm thấp, môi trường làm việc không tốt.

Công ty cần đề ra các kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề như sau:

3.3.1. Đào tạo ngay tại các xí nghiệp

Đối với công nhân may chủ yếu là kỹ thuật may, công nhân là bao gói, công nhân đóng gói. Công ty cần xác định rõ những đối tượng nào cần đào tạo và đào tạo như thế nào, có thể đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo nâng cao ý thức trách nhiệm... nhu cầu đào tạo cần xác định:

- Xác định đội ngũ đã có những kiến thức, kỹ năng làm trong dây chuyền may kết

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long potx (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)