Ngày 25/12/1999 Công ty đã được BVQI Việt Nam đến đánh giá trước chứng nhận. Căn cứ vào kết quả đánh giá Công ty tiếp tục hoàn thiện các quy trình, tìm tài liệu, tìm biện pháp khắc phục những thiếu sót để phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002 và kết quả là ngày 10/4/2001 BVQI Vương Quốc Anh đã cấp chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9002. Kể từ đây vấn đề chất lượng đã có cơ hội bước sang một trang mới mà biểu hiện sâu hơn là chỗ đứng, thế đứng vững chắc của Công ty trong cơ chế thị trường. Liên tục trong những năm vừa qua, hàng của Công ty luôn được đánh giá cao trên thị trường quốc tế và được người tiêu dùng Việt nam bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Tỷ lệ phế phẩm và sản phẩm loại hai ngày càng giảm theo mỗi lô hàng sản xuất tại các thời điểm khác nhau, mức độ lỗi cũng giảm, thường xuất hiện những lỗi nhẹ. Công ty luôn đảm bảo 100% sản phẩm đạt chất lượng khi xuất giao cho khách hàng, làm được điều này là do Công ty có khả năng khắc phục những thiếu sót trong quá trình hoạt động hơn nữa là do quá trình chuẩn bị từ trước. Khi nhận được mỗi đơn hàng thì trên cơ sở của những yêu cầu kỹ thuật, những đặc điểm của sản phẩm, phòng Kỹ thuật đã xây dựng sơ đồ lắp ráp rất tỷ mỷ, rất chi tiết để hướng dẫn công nhân thực hành thao tác và đạt hiệu quả kinh tế cao về mặt kỹ thuật.
Nhìn chung tình hình thực hiện chỉ tiêu chất lượng như vậy là tốt. Công ty đạt được một số thành quả: Hiện nay, Công ty đã và đang sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại vào bậc nhất thế giới, tiêu biểu là máy thêu điện tử 20 chân. Tất cả những gì liên quan đến máy móc thiết bị đều được Công ty thực hiện một cách tốt nhất, thậm chí ngoài khả năng. Đó thực sự là một việc đáng tự hào và là lợi thế của Công ty mà ngành may đang phát triển như hiện nay. Về con người thì trình độ của người lao động ngày một tăng rõ rệt, cụ thể là đầu năm 90 bậc thợ trung bình là 2,5/7 còn hiện nay thì bậc thợ là 3,5/6. Cùng đó bộ máy quản lý có trình độ tăng đáng kể, hầu hết tốt nghiệp đại học và sau đại học.
Công ty sử dụng đòn bẩy kinh tế rất có hiệu quả luôn đảm bảo mức lương của người lao động, không những vậy công ty còn quan tâm đến đời sống, môi trường lao động của người công nhân.Không những vậy công ty thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoài như cắm trại,nghỉ mát,thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và tinh thần của người lao động.Vì thế người lao động cũng đóng góp hết sưc mình vào sự phát triển của công ty.
Bảng 3: Lương bình quân của người lao động
Đơn vị: đồng/người/tháng
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Lương 835.000 920.000 998.000 1.000.000 1.100.000
Công tác giải quyết ăn ở, chăm lo sức khỏe và các điều kiện khác cho công nhân viên một cách tốt nhất để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công nhân yên tâm sản xuất. Một ưu điểm quan trọng trong vấn đề chất lượng sản phẩm là Công ty xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002, không ngừng xây dựng và phát triển. Tuy nhiên Công ty còn một số hạn chế như thiếu vốn để thực hiện đồng bộ toàn bộ Công ty, đội ngũ thợ bậc cao còn ít chưa đáp ứng được tình hình hiện nay, công tác kế hoạch và công tác quản lý chưa thật nhịp nhàng, lỗi kỹ thuật vẫn còn xẩy ra tuy không nặng nhưng cũng cần phải khắc phục. Nhận thức của người lao động với hệ thống quản lý chất lượng chưa thật tốt, máy móc thiết bị vẫn chưa thật mang tính đồng bộ, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm không theo giai đoạn của quy trình công nghệ, chủ yếu dựa vào KCS nên cũng không thể tránh được những sai sót chủ quan, không đáng có, chế độ khuyến khích chất lượng sản phẩm còn ít, cơ chế thưởng phạt chất lượng chưa đúng đối tượng. Công ty chưa xây dựng phong trào thi đua chất lượng một cách thường xuyên, Công ty cần phải phấn đấu để thực hiện xây dựng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện.
2.6.Phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty May Thăng Long:
Hệ thống chất lượng trong Công ty may Thăng Long là một vòng tròn khép kín, người sau kiểm tra người trước, bộ phận sau kiểm tra bộ phận trước. Việc làm đó được tiến hành hàng ngày, hàng giờ tại Công ty đã hạn chế và làm giảm tỷ lệ sai hỏng rất nhiều. Hàng ngày KCS Công ty luôn luôn bám sát với xưởng sản xuất, kết hợp cùng KCS xí nghiệp, Kỹ thuật tiền phương, giám sát quá trình sản xuất xem nó diễn ra có đúng qui trình công nghệ mà phòng Thiết kế - Kỹ thuật ban hành không? tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trên chuyền sản xuất, nắm bắt những thông tin, ghi chép lại yêu cầu của khách khi họ đi kiểm tra hàng trên chuyền và có sự phản ánh kịp thời với người ra tiêu chuẩn, qui trình để có sự sửa đổi, hướng dẫn cho phù hợp với từng thời điểm sản xuất vì nhiều khi khách hàng sau khi đi kiểm hàng trên chuyền nếu có vấn đề gì cần thay đổi thường trao đổi ngay với Kỹ thật tiền phương và KCS Công ty sau đó mới thông báo lại cho người ra tiêu chuẩn, qui trình. Đây là một việc làm mang tính chất uyển chuyển trong công tác giao dịch với khách hàng để giải quyết công việc cho nhanh chóng tránh ùn tắc, gián đoạn chứ không phải lúc nào mọi thông tin cũng bắt nguồn từ người ra tiêu chuẩn, qui trình mà đây là thông tin hai chiều. Việc giám sát thường xuyên đã giúp cho cán bộ quản lý chất lượng và Kỹ thuật tiền phương phát hiện và ngăn chặn kịp thời những lỗi do người công nhân trực tiếp sản xuất mắc phải, lỗi do tiêu chuẩn, qui trình…. cùng với người ra tiêu chuẩn, qui trình đề ra biện pháp xử lý khắc phục. Tất cả những việc làm trên đều được ghi thành văn bản và gửi tới các bộ phận liên quan để cùng nắm bắt, giải quyết, tránh lặp lại lỗi đó lần sau và hàng tuần trưởng phòng KCS Công ty có trách nhiệm báo cáo trước Tổng giám đốc về chất lượng sản phẩm ở từng xí nghiệp và đề ra hướng giải quyết.
Như vậy là chúng ta thấy việc kiểm tra, giám sát chất lượng, đề ra các biện pháp khắc phục phòng ngừa là rất quan trọng, cần thiết không thể thiếu được trong sản xuất, nhất là trong sản xuất hàng loạt và qui mô lớn. Song không phải lúc nào cũng có thể thực hiện theo đúng trình tự nói trên bởi mặt bằng sản xuất của Công ty rất rộng và phân tán, có nhiều chi nhánh khác nhau. Ngoài trụ sở chính là Công ty may Thăng Long 250 Minh Khai - Hà nội thì Công ty còn một số chi nhánh và vệ tinh khác như xí nghiệp may Nam Hải ở Nam Định, xí nghiệp may Hà Nam ở Hà Nam - Phủ Lý, xí nghiệp may Hải Phòng do đó việc kiểm soát chất lượng ở tại các chi nhánh gặp nhiều khó khăn nên Tổng giám đốc ra quyết định ủy quyền cho giám đốc các chi nhánh, KCS tại chi nhánh được quyền
khai thác nguồn hàng gia công, ký kết một số mặt hàng, đơn hàng và nộp lại phần trăm lợi nhuận nhất định cho Công ty đồng thời chi nhánh phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm làm ra và tự giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật, chất lượng. KCS Công ty chỉ làm công tác hỗ trợ, kiểm tra xác suất lô hàng sản xuất nếu là đơn hàng của Công ty đưa xuống.
Công việc chính của các Công ty may là may theo các đơn đặt hàng của khách hàng đặt và việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được chia làm nhiều khâu để dễ phân loại chất lượng sản phẩm.
+ Sản phẩm loại I: là sản phẩm đảm bảo tuyệt đối các yêu cầu về kỹ thuật và đạt được những tiêu chuẩn quy định trong tài liệu kỹ thuật và quy trình công nghệ về quy cách kích thước mầu sắc...
+ Sản phẩm loại II: là những sản phẩm chưa đạt yêu cầu, cần phải sửa chữa lại. Nếu sửa chữa xong mà khách hàng đặt không chấp nhận thì có thể tiêu thụ ở thị trường trong nước.
+ Phế phẩm là những sản phẩm hỏng do rách, lỗi sợi nhiều, dầu máy nhiều không tẩy sạch, thông số kích thước bị sai lệch nhiều không thể sửa chữa được.
Sản phẩm may của Công ty cung cấp cho thị trường nước ngoài và thị trường trong nước nên việc viểm tra chất lượng sản phẩm cũng khác nhau dựa vào các chỉ tiêu chất lượng. Đồng thời, cán bộ công nhân viên xí nghiệp may cùng cán bộ kiểm tra sản phẩm (KCS) sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm theo hai giai đoạn trước là - bao gói và sau là - bao gói để sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng đạt 100% loại I.
Để tìm hiểu cụ thể tình hình sản xuất và chất lượng sản phẩm may ta xem xét và đánh giá một số năm gần đây (trang sau biểu 9).
- Nhận xét: Sản phẩm may của Công ty bao gồm các loại: áo sơ mi nam nữ, áo jắc
két, quần âu, bộ comple, quần áo TE, bộ Pijama, quần áo dệt kim, bộ thể thao... chủng loại sản phẩm của Công ty rất đa dạng vầ phong phú, mỗi loại sản phẩm trên có thể được chia ra nhiều loại, nhiều kiểu khác nhau. Do tính chất đó mà quá trình kiểm tra sản phẩm càng thận trọng và chặt chẽ hơn.
Theo đánh giá của bộ phận KCS cùng cán bộ các xí nghiệp may thì từ năm 1997 là năm chất lượng sản phẩm may đi vào ổn định. Đó là sự đổi mới của Công ty với sự đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại.
- Nhìn vào bảng trên ta thấy, lượng sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm may mặc tương đối lớn. Hàng năm lượng sản xuất và lượng tiêu thụ tăng với tỷ lệ tương đối ổn định. Lượng tiêu thụ tăng hàng năm điều này cho thấy chất lượng sản phẩm của Công ty đã được nâng lên một cách rõ rệt.
Cũng theo bảng tổng kết cho ta thấy lượng sản phẩm xuất khẩu rất lớn (số lượng xuất khẩu lớn hơn số lượng tiêu thụ ở thị trường nội địa), thị trường tiêu thụ của sản phẩm xuất khẩu rất lớn ở hầu hết các nước trên thế giới như: EU, châu á, châu Phi...
- Sản phẩm may xuất sang các nước chủ yếu là do khách hàng đặt với số lượng và chỉ tiêu chất lượng định trước, sản phẩm may được kiểm tra rất kỹ qua nhiều khâu nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng của khách hàng. Do đó ta thấy lượng tồn kho và các sản phẩm không đạt chất lượng của khách hàng yêu cầu chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
- Xét số lượng sản phẩm may trong các năm 2000 - 2002 ta càng thấy rõ điều đó.
- 2.6.1. Xét về mặt hàng xuất khẩu: Do ngày càng mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ nên việc sản xuất sản phẩm của Công ty ngày càng có quy mô và tỷ lệ ngày một tăng cả về sản lượng và chất lượng.
Do đặc điểm là mặt hàng xuất khẩu nên tất cả các sản phẩm xuất khẩu đều đạt 100% loại I. Để tạo ra tất cả sản phẩm loại I, cán bộ phòng KCS Công ty và cán bộ KCS xí nghiệp đã kiểm tra phát hiện những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ đưa vào tái chế và sửa chữa lại. Quá trình kiểm tra sản phẩm may dệt kim được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn I (trước là - bao gói) khisản phẩm được tạo ra do các quá trình sản xuất, cán bộ quản lý kiểm tra sản phẩm. Giai đoạn này sản phẩm sản xuất ra có tỷ lệ tái chế các sản phẩm lỗi (không đạt yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng) khá cao. Cụ thể là:
Bảng 4: Lỗi trước khi bao gói
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2004
Tỷ lệ tái chế lần I 18,3% 15,2% 13,6%
Tỷ lệ tái chế cao vào năm 2001 và giảm dần với tỷ lệ giảm ổn định và năm 2003 chỉ còn 13,6%.
Với tỷ lệ sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được đưa vào tái chế lại lần I, tuy nhiên tái chế lần I cán bộ quản lý lại kiểm tra lần II, ta thấy tỷ lệ tái chế lần II khá cao vào năm 2001 và giảm dần đến năm 2003 chỉ còn 2,1%.
Sau tái chế lần II tỷ lệ loại I đều đạt 100% loại I, tức là thoả mãn yêu cầu của khách hàng, thoả mãn tất cả các thông số kỹ thuật, các chỉ tiêu chất lượng ( như đã nêu ở mục Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm chủ yếu của Công ty).
Với tỷ lệ tái chế lần I, lần II như vậy, cán bộ quản lý thống kê được lỗi chủ yếu do may, vệ sinh công nghiệp, kỹ thuật và một số lỗi khác. May do trình độ đội ngũ công nhân, do máy móc thiết bị, do quá trình quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến một số lỗi như cắt chỉ vào đường may, may lệch, bỏ đường may, độ lệch can khi may, may sai quy cách... tỷ lệ lỗi nay chiếm trên 80%, trong các năm tỷ lệ này giảm không đáng kể năm 2001 tỷ lệ lỗi do may là 87,8%, năm 2003 tỷ lệ lỗi do may là 83,6%. Điều này cho thấy lực lượng lao động của Công ty không thay đổi và trình độ tay nghề không được nâng lên, ý thức trách nhiệm trong quá trình sản xuất không được cải thiện. Vệ sinh công nghiệp gây ra một phần lỗi là do dính dầu trong quá trình sản xuất, do môi trường làm việc cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty. Lỗi kỹ thuật và một số lỗi khác như lỗi sợi, mầu, lệch mầu giữa các chi tiết trên sản phẩm, lỗi về thêu...
Tất cả các lỗi trên đều ảnh hưởng chất lượng sản phẩm của Công ty.
Giai đoạn II ( sau là bao gói). Quá trình là bao gói được quản lý và kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ vì đây là quá trình cuối cùng để xuất hàng đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm sau khi kiểm tra ở giai đoạn I được chấp nhận sẽ được đưa vào là để đóng gói, ở giai đoạn này quá trình là sản phẩm cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sau khi là bao gói việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành và những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được đưa vào tái chế lại. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ sản phẩm không đạt yêu cầu còn khá cao khi là sản phẩm.
Bảng 5: Giai đoạn sau bao gói
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Lỗi chủ yếu vẫn là quá trình là bao gói, trong quá trình là bao gói vẫn phát hiện ra lỗi do may, tỷ lệ này chiếm tỷ lệ khá cao. Ngoài ra, còn có một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như vệ sinh công nghiệp, lỗi kỹ thuật, một số lỗi khác. Lỗi là bao gói chủ yếu là do công nhân làm việc gây ra lỗi đó, do tay nghề công nhân, do máy móc thiết bị sử dụng, do cán bộ quản lý, lỗi là bao gói chủ yếu là: là không phẳng, gấp sai quy cách, gấp ẩu, dính chỉ, dính bụi. Lỗi do may vẫn do các nguyên nhân của quá trình trước còn sót lại (không kiểm tra kỹ trong quá trình trước).
ở giai đoạn này lỗi vệ sinh công nghiệp, lỗi kỹ thuật, một số lỗi khác tăng hơn giai đoạn trước. Các dạng lỗi ở giai đoạn này có sự biến động thường xuyên qua các năm.
Với các dạng lỗi này lãnh đạo Công ty cùng toàn bộ cán bộ xí nghiệp may cần xem