KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân loại rác tại nguồn và tái chế tại chỗ chất hữu cơ (Trang 88 - 90)

- Mô hình 2 (Rác hữu cơ có băm nhỏ) :

05 ngày 20 ngày 35 ngày

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Với mục tiêu đề ra khi thực hiện đề tài này là : Giảm thiểu đến mức thấp nhất các chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp tái chế, tái sử dụng tại hộ gia đình trước khi xử lý cuối cùng bằng cách sử dụng tác nhân Trùn quế để tham gia quá trình phân hũy chất thải rắn hữu cơ tạo thành nguồn phân bón vi sinh sạch phục vụ cây trồng. Qua kết quả thực hiện, đề tài này đã đạt được những mục tiêu đã đề ra :

- Đưa ra khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt cần phải thu gom xử lý, Đánh giá khả năng tái chế và tái sử dụng của một số thành phần rác thải có trong rác thải sinh hoạt nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất có thể lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình.

- Kết quả phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thì trung bình có khoảng 75% chất thải rắn hữu cơ có khả năng tái sinh tái chế, trong đó có khoảng 40 – 50% chất thải rắn hữu cơ dễ phân hũy mà Trùn quế có thể sử dụng được để cho ra sản phẩm phân bón vi sinh. Với kết quả này đã góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu chất thải phát sinh tại nguồn bằng cách phân loại, tái sinh, tái sử dụng tại chỗ mà thành phố Hồ Chí Minh đang quyết tâm thực hiện để giảm khối lượng chất thải trước khi xử lý cuối cùng.

- Tạo ra phân bón vi sinh sạch là sản phẩm từ quá trình phân hũy rác thải hữu cơ và tác nhân Trùn quế có hàm lượng chất dinh dưỡng cao để phục vụ tại chỗ quy mô hộ gia đình, với hàm lượng Nitơ (N) tổng chiếm từ 1,2 – 1,5%, hàm lượng oxit photphoric (P2O5) chiếm khoảng 1,3%, hàm

lượng oxit Kali (K2O) chiếm khoảng 0,4 - 0,7%; hàm lượng chất hữu cơ tương đối cao khoảng 26,2 – 34,3%; ngoài ra trong phân Trùn quế còn chứa một lượng lớn vi sinh vật cố định đạm và nitơ khoảng 106 – 108 CFU/g. Mặc khác phân trùn quế là nguồn phân bón sạch, an toàn cho môi trường và kể cả người sử dụng.

- Đề tài đã khảo nghiệm để đánh giá chất lượng phân Trùn quế bón cho các loại cây trồng (cụ thể là cây Cải Muổng, cây Trầu Bà Aán Độ) so với các loại cây phân bón vô cơ (có cùng hàm lượng N-P-K) và các loại cây không bón phân. Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy các loại cây khi sử dụng phân Trùn quế đều sinh trưởng và phát triển rất tốt về chiều cao cây, kích thước lá, số lượng lá …

- Luận văn thực hiện đã đạt được ý nghĩa về kinh tế – xã hội – môi trường nhất định. Đã giảm thiểu đáng kể khối lượng rác đưa đến bãi chôn lấp, ý thức cộng động được nâng cao, tiết kiệm được nguồn tài nguyên và giảm thiểu lượng khí thải phát sinh gây ô nhiễm môi trường.

- Hình thành bước đầu mô hình sử dụng Trùn quế tham gia vào quá trình phân hũy rác thải sinh hoạt thành phân bón vi sinh là mới trong điều kiện Việt Nam, cần được tiếp tục nghiên cứu thêm để hoàn thiện về mô hình.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân loại rác tại nguồn và tái chế tại chỗ chất hữu cơ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w