MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Thiết kế và lắp đặt mô hình

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân loại rác tại nguồn và tái chế tại chỗ chất hữu cơ (Trang 62 - 66)

- Nuôi trong 90 ngày

5.3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Thiết kế và lắp đặt mô hình

5.3.1. Thiết kế và lắp đặt mô hình

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu quá trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn để tái chế tại chỗ chất hữu cơ và khả năng tham gia của trùn quế và mức độ sử dụng thành phần (loại) thức ăn hữu cơ của Trùn quế. Quá trình nghiên cứu được thực hiện dưới hai mô hình :

Mô hình 1 : Hỗn hợp thành phần chất thải rắn hữu cơ sau khi đã phân loại

được cho vào mô hình nuôi với tác nhân phân hũy chính là Trùn quế.

Mô hình 2 : Hỗn hợp thành phần chất thải rắn hữu cơ sau khi đã phân loại

sẽ được đem đi băm nhỏ rồi để qua ngày rồi sau đó cho vào mô hình nuôi với tác nhân phân hũy chính là Trùn quế.

Điều kiện mô hình nghiên cứu

- Không gian và thời gian đặt hai mô hình là giống nhau.

- Không sử dụng những loại vật liệu dùng làm mô hình xử lý như : Gỗ có tinh dầu, vật liệu bằng kim loại (Pb, Cu, Zn …) và các loại vật liệu hen rỉ. Mô hình sử dụng là chậu gốm.

- Thức ăn và lượng trùn cho vào mô hình có trọng lượng bằng nhau. Lượng thức ăn cho vào 0,5 kg/ngày cho mỗi mô hình và lượng trùn cho vào mỗi mô hình là 2,0 kg trùn tươi. Thành phần rác hữu cơ sau khi phân loại sử dụng cho quá trình phân hũy của Trùn quế như : Thực phẩm sống, rau, quả trái cây, giấy vụn, rơm rạ. Các loại thành phần rác hữu cơ này cần phải có những điều kiện cần thiết như :

+ Rác hữu cơ sau khi đã phân loại phải mềm thì rất thích hợp cho quá trình sử dụng của trùn quế.

+ Thực phẩm phải sống (không nấu chín vì chúng chứa nhiều độc tố gây hại có Trùn quế như : Muối ăn, các loại gia vị gây đắng, cay, chua và chát.

+ Rác hữu cơ sử dụng cho quá trình phân hũy không chứa các chất gây đắng, chua, chát.

- Mô hình đặt ở vị trí yên tĩnh, thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào, tránh nước mưa, đảm bảo độ ẩm và hạn chế địch hại (chuột, cóc, kiến ...), hạn chế tiếng ồn.

Kích thước xây dựng mô hình phân hũy chất thải rắn hữu cơ với sự tham gia của Trùn quế phụ thuộc vào số lượng chất thải hữu cơ sau khi đã phân loại tại nguồn. Có thể sử dụng nhiều mô hình nuôi Trùn quế như :

- Nuôi bằng cách đào luống.

- Nuôi trong bồn xây.

- Nuôi trong bạt nhựa.

- Nuôi trong khay gỗ và nuôi trong xô, chậu.

Tuy nhiên để tiết kiệm diện tích, tiện lợi cho việc duy chuyển để thu hoạch phân cũng như đảm bảo vẻ đẹp mỹ quan địa điểm đặt mô hình (tại hộ gia đình) mà ta có thể lựa chọn và sử dụng loại mô hình thích hợp. Tuy nhiên mô hình phân hũy rác thải hữu cơ bằng tác nhân Trùn quế nuôi trong xô hoặc chậu là phù hợp nhất.

Hình 5.3 : Mô hình phân hũy rác hữu cơ bằng nuôi Trùn quế

Hình 5.4 : Mô hình Chậu nuôi dùng để phân hũy rác hữu cơ

Mô hình này có thể tận dụng những xô, chậu có sẵn trong gia đình hoặc đi mua. Xô, chậu sử dụng phải có mặt thoáng phía trên đủ lớn với kích thước bằng 3/2 chiều cao chậu/xô nuôi (chiều cao không vượt quá 20 cm) nhằm tận dụng khả

Rác thải sinh hoạt hộ gia đình

Phân loại tại chỗ

Chất thải hữu cơ dễ phân hũy thích hợp sử dụng Xử lý sơ bộ (băm nhỏ 2 – 3mm) Ô nuôi Trùn quế Sản phẩm : Trùn quế và phân trùn

Thu hoạch phân Trùn quế phục vụ bón cây trồng Điều kiện môi trường nuôi

năng thông thoáng không khí tự nhiên. Khi chọn những loại xô, chậu thực hiện mô hình phải có lỗ thoát nước để thoát lượng nước dư trong quá trình phân hũy cũng như lượng nước dư khi ta tưới ẩm, ngoài ra có thể bố trí các lỗ thông gió xung quanh mô hình nhằm tăng cường khả năng trao đổi oxy giữ môi trường bên trong và bên ngoài. Vì vậy trong quá trình thực hiện mô hình cần tạo môi trường nuôi được thông thoáng và không nên tưới nuớc quá nhiều làm độ ẩm vượt qua ngưỡng trên 78%.

Vị trí đặt mô hình cần phải để ở nơi cao ráo và thoáng mát, hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mô hình, tránh nước mưa, ngoài ra mô hình cần phải đặt tránh xa các loài động vật gây hại như : Kiến, chuột, cóc … và cách xa nguồn gây tiếng ồn.

Để mô hình được vận hành tốt, cần phải chuẩn bị lớp thức ăn ban đầu làm lớp nền để lót trong ô nuôi.

Để trùn quế thích nghi dần trong môi trường mới (môi trường thức ăn là chất thải rắn hữu cơ sau khi đã phân loại), lúc đầu cần phải chuyển đổi dần môi trường thức ăn từ thức ăn có chất xơ (phân gia súc) sang môi trường thức ăn là chất thải rắn hữu cơ.

Chất nền : Phải có cơ cấu xốp, kết cấu tương đối khô, có khả năng giữ ẩm tốt, không gây phản ứng nhiệt, pH không nằm ngoài phổ chịu đựng của trùn, đặt biệt đây là môi trường sống tạm thời của trùn khi gặp điều kiện bất lợi lúc ban đầu. Chất nền có cho vào trong thời gian ban đầu có thể là phân bò + rơm (đã phân hũy), phân heo + rơm (đã phân hũy), cả hai lại thức ăn nền này thông thường kết hợp khi sử dụng loại trùn Quế tươi (100% - ít lẫn chất nền sau khi mua) hoặc sử dụng hỗn hợp bao gồm chất nền và trùn (70% là trùn và 30% là chất nền).

Lớp thức ăn nền ban đầu để cho trùn dần thích nghi trong môi trường mới (thức ăn là chất thải rắn hữu cơ) phải có độ pH = 6 – 8.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân loại rác tại nguồn và tái chế tại chỗ chất hữu cơ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w