CÓ TRONG PHÂN TRÙN QUẾ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân loại rác tại nguồn và tái chế tại chỗ chất hữu cơ (Trang 77 - 79)

- Mô hình 2 (Rác hữu cơ có băm nhỏ) :

05 ngày 20 ngày 35 ngày

CÓ TRONG PHÂN TRÙN QUẾ.

Quá trình phân hũy chất thải rắn hữu cơ sau khi qua quá trình phân loại với sự tham gia của Trùn quế đã tạo ra một loại phân bón có đặt điểm như sau :

Về cảm quan : Đây là loại phân ở dạng bột, màu đen xám, mùi hơi tanh, khi để khô chúng có mùi như mùi đất mới. Nếu độ ẩm > 40% thì vắt thành cục, <15% có thể bóp thành bột, thành đất mùn khi chúng được tinh chế kỹ : Xay, sàng thành bột mịn với kích thước 0,1 – 0,2mm, nếu bột này đem đi vo viên với kích cỡ 3 – 5 mm thì giống như hạt tiêu sọ, xốp có tỷ trọng ~ 0,3 - 0,45g/hạt.

Về chất lượng : Có thể nói đây là loại phân hữu cơ sinh học sạch và tốt – chúng không chứa những độc tố, sử dụng rất tốt cho trồng rau quả sạch, các loại cây kiểng, hoa …

Thành phần chất lượng chính của loại phân sinh học này như sau :

Hàm lượng chất lượng phân Trùn quế sinh ra từ quá trình phân hũy chất thải rắn hữu cơ sau khi đã phân loại được Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 phân tích cho kết quả như sau :

Bảng 6.1 : Kết quả phân tích thử nghiệm chất lượng phân Trùn quế

STT Hàm lượng các chất hữu cơ có trong phân Mẫu I Mẫu II Mẫu III

01 Độ pH 8,5 7,8 7,6

02 Độ ẩm (%) 46,4 45,6 32,7

03 Hàm lượng nitơ – N (%) 1,2 1,2 1,5

04 Hàm lượng photphoric – P2O5 (%) 1,3 1,3 1,3 05 Hàm lượng Oxit kali – K2O (%) 0,7 0,7 0,4 06 Hàm lượng chất hữu cơ – HC (%) 26,2 26,8 34,3

07 Tổng số vi sinh vật cố định đạm – CFU/g (khuẩn lạc) 8,9 x 106 9,3 x 106 1,8 x 108 08 Tổng số vi sinh vật cố định lân – CFU/g (khuẩn lạc) 7,6 x 106 8,4 x 106 4,8 x 107 Qua kết quả tham khảo một số loại phân hỗn hợp hữu cơ sinh học, vi sinh, sinh hóa như HC–N–P–K của Doanh nghiệp tư nhân Lâm Bưu (Bình Dương) với kết quả : HC= 40-N=1,5–P2O5=3–K2O=2 (gọi là phân hữu cơ sinh hóa) hoặc phân hữu cơ khoáng : HC= 23-N=2–P2O5=3–K2O=1 hoặc của Công ty TNHH Phân Bón Nông Nghiệp Hữu Cơ : HC= 23-N=1–P2O5=3–K2O=0,5. Phần lớn các công ty, xí nghiệp này đều sử dụng các nguyên liệu như : Than bùn, bã bùn mía, mật rỉ đường, men ... đã và đang sản xuất với số lượng lớn để cung cấp cho các loại cây lương thực cũng như cải tạo đất.

So sánh với phân hữu cơ sinh học sạch đi từ quá trình phân hũy rác hữu cơ có chọn lọc thông qua tác nhân Trùn quế cho thấy chất lượng của loại phân bón này tương đương với các loại phân bón do các công ty, xí nghiệp tạo ra, hơn nữa loại phân này có vượt trội hơn ở chỗ có thêm thành phần khuẩn lạc (vi sinh vật kích thích), đây là loài gây kích thích cho quá trình tăng trưởng của các loại cây trồng.

Nếu loại phân bón này có cho thêm lượng N-P-K bằng phân khoáng vào thì tạo thành phân khoáng hữu cơ có tăng chất vô cơ HC = 23, N = 2-4, P2O5 = 3–5, K2O = 2-3 thì cho ra sản phẩm phân bón đặt biệt cho một số cây trồng như : Cây tiêu, cây kiểng, các loại cây cho rau và quả …

Quy định tạm thời số 161 QĐ/TĐC của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường về mật độ vi sinh vật có trong phân bón vi sinh, đối với vi sinh vật cố định đạm và cố định lân là từ 1,0 x 106 – 1,0 x 107 CFU/g. Điều này chứng minh rằng trong phân trùn quế thì sự có mặt của các vi sinh vật là rất lớn.

Tóm lại, có thể nói phân hữu cơ sinh hóa sạch (phân Trùn quế) là loại phân sạch có thể sản xuất tại chỗ tại quy mô hộ gia đình để phục vụ cho quá trình bón chăm sóc cho các loại cây làm đẹp cũng như phục vụ các loại cây cho nguồn thức ăn sạch trong quy mô hộ gia đình …

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân loại rác tại nguồn và tái chế tại chỗ chất hữu cơ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w