NGHĨA KINH TẾ – XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân loại rác tại nguồn và tái chế tại chỗ chất hữu cơ (Trang 83 - 88)

- Mô hình 2 (Rác hữu cơ có băm nhỏ) :

6.4.NGHĨA KINH TẾ – XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG

05 ngày 20 ngày 35 ngày

6.4.NGHĨA KINH TẾ – XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG

Các khía cạnh kinh tế – xã hội – môi trường trong phân loại rác tại nguồn đã đạt được một một kết quả nhất định, ngoài khía cạnh về kinh tế và xã hội trong quá trình này đã thể hiện rõ nét về mặt môi trường cũng như vượt qua những rào cản nhất định để có thể vượt qua để thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên thực tế cho thấy những lợi ích đã đạt được là rất lớn so với những rào cản, điều này đã được thể hiện rõ nét ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Những lợi ích về tiềm năng kinh tế, xã hội và môi trường khi triển khai quá trình phân loại rác tại nguồn để phục vụ cho quá trình tái chế, tái sử dụng như sau :

- Ý thức cộng đồng dân cư về ý nghĩa và sự cần thiết phải giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn, phân loại rác tại nguồn cũng như cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường đô thị ngày càng được nâng cao nhờ vào quá trình vận động, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đài chúng.

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường cho cán bộ, tăng ý thức tự giác, có trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

- Giúp người dân thành phố ngày có cái nhìn sâu hơn về ý nghĩa của việc tận dụng phế thải, sản phẩm dư thừa để tạo ra các sản phẩm có ích cho xã hội.

- Quá trình này là tiền đề hướng tới thực hiện chương trình xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn của thành phố theo chiến lược quản lý môi trường thành phố đến năm 2010.

- Khắc phục được trình trạng tồn đọng rác trong đô thị, bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp, văn minh để đáp ứng quá trình hội nhập của nền kinh tế nước nhà.

- Sức khỏe người dân, các điều kiện phúc lợi xã hội cũng được nâng cao thông qua nhận thức được của người dân trong việc phân loại rác tại nguồn để góp phần bảo vệ môi trường cho chính mình và cho cộng động dân cư.

- Công tác phân loại rác tại nguồn nhằm tạo thuận lợi cho các quá trình xử lý tiếp theo, đặc biệt là có thể sử dụng nguồn chất thải rắn hữu cơ với số lượng lớn phục vụ cho sản xuất phân compost, phân vi sinh có chất lượng cao mà không nhiễm các chất gây nguy hại.

- Giảm đáng kể diện tích đất dùng để phục vụ cho việc các bãi chôn lấp rác bằng việc tái sinh, tái sử dụng các loại rác vào các mục đích khác nhau.

- Phân loại rác tại nguồn đã góp phần cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển cũng như xử lý rác thải.

- Hiệu quả của quá trình tái chế, tái sinh và tái sử dụng được nâng cao, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các cơ sơ phân loại để tái sinh, tái chế.

- Tận dụng tối đa nguồn rác thải có nguồn gốc hữu cơ sử dụng vào mục đích làm phân bón phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, giảm lượng phân bón vô cơ cũng như tiết kiệm đáng kể ngoại tệ để nhập phân bón, giảm chi phí cho công tác bảo vệ môi trường.

Kinh tế

Lợi ích về mặt kinh tế khi thực hiện phân loại rác tại nguồn thể hiện ở các lợi ích kinh tế đạt được cũng như rào cản về tài chính.

Giảm được một khối lượng lớn rác có giá trị trong khối lượng rác cần phải xử lý do những người thu gom rác trực tiếp lựa riêng ra để bán trong lúc thu gom, mà nếu không thực hiện công tác phân loại tại chỗ thì khối lượng rác này cần phải vận chuyển đến bãi chôn lấp. Nhờ vậy quá trình này đã tiết kiệm được chi phí

vận chuyển đến bãi chôn lấp, đồng thời tiết kiệm thêm được chi phí chôn lấp rác.

Với khối lượng rác phế liệu có giá trị được thu gom và đem bán cho các cơ sở tái chế sẽ tạo ra nguồn thu nhập cho những người nhặt rác.

Giảm bới chi phí khám chữa bệnh cho những người thu gom rác, nhặt rác và phân loại rác tại các trạm phân loại rác tập trung.

Tận dụng được nguồn phân bón hữu cơ có giá trị nhờ vào việc chế biến rác thải hữu cơ dễ phân hũy thành phân compost và phân vi sinh thông qua quá trình phân loại rác tại nguồn.

Giảm được nguồn nước rỉ rác có nồng độ ô nhiễm cao từ các bãi chôn lấp khi áp dụng công nghệ xử lý truyền thống, do vậy đã giảm thiểu đáng kể chi phí xử lý nước thải từ các bãi chôn lấp rác (25.000 – 300.000 đồng/m3 nước thải tùy thuộc vào nồng độ khác nhau).

Giảm thiểu được mùi hôi, khí methane, CO2 từ các bãi chôn lấp, và đặt biệt hơn cả là giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính (chi phí kiểm soát các loại khí này khoảng 6USD/tấn CO2, 180 USD/tấn CH4).

Tiết kiệm được diện tích đất vốn đã hạn hẹp của thành phố giành cho công tác đầu tư vào các bãi chôn lấp.

Tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên dùng để sản xuất các nguyên liệu thông qua việc tái chế, tái sinh và tái sử dụng các phế thải – ví dụ : Để sản xuất ra một tấn giấy bột thì cần khoảng 5,2 tấn nguyên liệu thô bao gồm : Gỗ, tre, lồ ô với độ ẩm 50% … khi đó để sản xuất ra tấn bột giấy thì cần 1,55 tấn giấy phế liệu đạt tiêu chuẩn tái chế.

Tiết kiệm đáng kể nguồn năng lượng sử dụng vào quá trình sản xuất.

Phân loại rác tại nguồn đã tiết kiệm đáng kể tài nguyên nước và giảm thiểu ô nhiễm nước, làm giảm đáng kể chi phí cho công đoạn tiền xử lý các phế liệu để

làm nguyên liệu sản xuất. Thực tế cho thấy nếu không được phân loại rác tại nguồn, các thành phần có khả năng tái sinh (giấy, nhựa, túi nylon …) sẽ bị nhiễm bẩn nhiều hơn. Muốn đưa vào sản xuất, các phế liệu này cần phải được rửa sạch và việc này không những tốn kém một lượng nước sạch mà còn tạo ra nước thải ô nhiễm cần phải xử lý trước khi đưa vào môi trường.

Ngoài những mặt kinh tế đã đạt được thì công tác phân loại rác tại nguồn cũng gặp phải những rào cản như : Cần phải đầu tư kinh phí lớn cho các hoạt động như : Hệ thống thùng chứa rác, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, hệ thống thu gom, vận chuyển, trạm phân loại tập trung và cho cả hệ thống tái chế và xử lý rác thải …

Có thể nói để giảm áp lực cho công tác xử lý rác cuối cùng, cần phải có sự chuẩn bị, đầu tư lớn về tài chính, sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo, sự đồng tình của mọi tầng lớp nhân dân … mới có thể thực hiện thành công việc phân loại rác tại nguồn.

Xã hội

Một trong những vấn đề nan gian và có tính chất quyết định cho sự thành công của trong việc phân loại rác tại nguồn là cần phải nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia vào chương trình bảo vệ môi trường. Sự đồng tình hưởng ứng tham gia của cộng đồng là rất cần thiết nhằm loại bỏ thói quen trước đây là để chung các thành phần rác với nhau bằng việc phân loại tại chỗ.

Giảm thiểu đáng kể chất thải đưa vào các thùng chứa rác đặt tại các điểm hẹn, mùi hôi đã được hạn chế, tạo ra một nét đẹp mới cho thành phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự cần thiết tham gia của cộng đồng, đặt biệt là các hộ gia đình nơi phát sinh ra chất thải đã góp phần đáng kể cho sự thành công chương trình xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn.

Tạo thêm công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư ở các công đoạn như thu gom, cơ sở tái chế rác, trạm phân loại rác tập trung và các nhà máy sản xuất phân compost.

Đặt biệt hơn cả là có thể tạo ra nguồn phân bón vi sinh có chất lượng tại chỗ dùng để phục vụ cho các loại cây trồng (đặt biệt là cây kiểng và rau sạch, đây là như cầu cuộc sống cần thiết hiện nay).

Phân loại rác tại nguồn còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng thu gom rác do rác đã được phân loại tốt nên đã hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh ở tỷ lệ cao.

Giải quyết dứt điểm tình hình một số bộ phân dân cư sống bám tại các bãi rác để thu nhặt các thành phần rác có khả năng tái chế.

Giúp người dân hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc tận dụng phế thải, sản phẩm dư thừa để tạo ra những sản phẩm có ích cho nền kinh tế – xã hội và môi trường.

Môi trường

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường : Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn đã tận dụng được những thành phần có khả năng tái sinh, tái sử dụng. Đặt biệt là việc tái chế tại chỗ chất thải rắn hữu cơ dễ phân hũy thành phân bón vi sinh có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu sử dụng tại chỗ, hạn chế quá trình sản xuất và sử dụng phân vô cơ bón cho cây trồng gây thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Đồng thời giảm được đáng kể khối lượng rác cũng như nước thải và khí thải tại các bãi chôn lấp, hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính (CH4, CO2).

Tiết kiệm được các nguồn tài nguyên đang ngày càng khan hiếm : Phân loại rác tại nguồn có thể mang lại những lợi ích thiết thực đối với việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên : Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên dùng để sản

xuất các nguyên liệu hoặc các sản phẩm và tiết kiệm tài nguyên nước và giảm thiểu ô nhiễm nước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân loại rác tại nguồn và tái chế tại chỗ chất hữu cơ (Trang 83 - 88)