4 Tổng 123,000,000 Nguồn: Phòng Kế hoạch Đầu tư
123.000.000 2010 Tổng diên tích văn phòng,
Tổng diên tích văn phòng,
dịch vụ: 3.826,0 m2
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư Khu chung cu C4 tại xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội
- Địa điểm xây dựng: Xã Xuân Đỉnh - Từ Liêm – Hà Nội
Phía Bắc và Đông Bắc giáp dân cư xã Xuân Đỉnh. Phía Đông giáp khu đoàn ngoại giao
Phía Tây Nam giáp tuyến đường nối từ đường Phạm Văn Đồng vào khu đoàn ngoại giao.
Phía Tây giáp đường Phạm Văn Đồng
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội - Tổng công ty Xây dựng Hà Nội.
- Mục tiêu đầu tư: Kinh doanh bán căn hộ (từ tầng 2 đến tầng 9) và cho thuê sử dụng lâu dài khu dịch vụ cho thuê ở tầng 1; có tầng hầm để xe.
- Nội dung và quy mô xây dựng: Nhà chung cư cao 9 tầng, trong đó: Các căn hộ từ tầng 2 đến tầng 9 Khu dịch vụ ( tầng 1) Tầng hầm để xe (1 tầng) - Tổng diện tích sàn xây dựng: 6327,0 m2 - Diện tích xây dựng: 703,0 m2 - Tổng số căn hộ: 48 - Diện tích sử dụng đất: 2271 m2
- Diện tích đất trống, bãi để xe, sân vườn: 1,502 m2
- Tổng mức đầu tư dự án: 55.834.680.000 đồng. Trong đó: Chi phí xây lắp 24.074.074.000 đ Chi phí thiết bị 2.260.108.000 đ Tiền đấu thầu đất 21.575.500.000 đ
Chi phí khác 1.607.594.272 đ
Dự phòng phí 1.955.924.339
Lãi vay trong quá trình xây dựng 3.362.478.696
- Nguồn vốn đầu tư
Vốn tự có ( 20%) 10.966.936.000 đ
Vốn vay Ngân hàng ( 50%) 27.417.340.000 đ Vốn huy động của khách hàng ( 30%) 16.450.404.000 đ - Kế hoạch tiến độ thực hiện dự án
Bảng 9: Kế hoạch tiến độ thực hiện dự án
STT Tên công việc Thời gian bắt đầu
Thời gian kết thúc
Đơn vị thực hiện
Cơ quan phê duyệt (nếu có)
1 Giai đoạn chuẩn bị
đầu tư Quý III/2004 Quý IV/2004
Cty CPXD số 1 - HN
TCT Xây dựng Hà Nội 2 Lập và trình phê
duyệt DAĐT Quý IV/2004 Quý II/2005
Cty CPCD số 1 - HN 3 Lập và trình phê duyệt TKKT, tổng dự toán
Quý I/2005 Quý II/2006 Cty CPXD số 1 - HN
4 Thi công xây dựng
phần thô Quý IV/2004 Quý II/2006
Đơn vị trực thuộc Cty
5
Hoàn thiện, bàn giao, đưa vào sử dụng
2008 2008 Đơn vị trực
thuộc Cty
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư
- Kế hoạch huy động vốn
Bảng 10: Kế hoạch huy động vốn
T
T Nguồn vốn Nội dung sử dụng vốn Tổng số (1000 đ)
1 Vốn tự có: 20% Đầu tư, xây dựng dự án 17.100.000
2 Vay Ngân hàng: 50% 21.933.872
30%
Tổng 54.834.680
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư
- Kế hoạch khai thác huy động từng phần
Bảng 11: Kế hoạch khai thác, huy động từng phần
Tên hạng mục Công suất/ Năng lực phục vụ
Vốn đầu tư (1000 đ)
Thời gian đưa vào khai thác
Khu chung cư C4 xã Xuân Đỉnh, huyện Từ
Liêm, Hà Nội
Diện tích căn hộ: 5120
m2 54.834.680 2010
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư
- Giải pháp kết cấu chung cư
Khoan cọc nhồi
Móng bê tông cốt thép
Kết cấu cột, vách bê tông cốt thép, tường xây gạch, sàn bê tông cốt thép có dầm, sử dụng bê tông thương thẩm...
- Phương án kinh doanh thu hồi vốn
Bảng 12: Phương án kinh doanh thu hồi vốn
TT Nội dung Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá cho
thuê (đ) Thành tiền
1 Bán căn hộ m2 4.893 9.658.000 47.256.594.000
2 Cho thuê khu
Tổng 60.047.394.000 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư
- Đánh giá hiệu quả của dự án
Chỉ tiêu tài chính:
Chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án: NPV = 288.471.000 đồng Suất sinh lợi nội tại (năm 1) : IRR = 11.0%
Hiệu quả xã hôi:
Góp phần tăng quỹ nhà ở cho thành phố với 4.893 m2 sàn Góp phần đáp ứng một phần nhu cầu về nhà ở cho người dân
Đối với chủ đầu tư: góp phần nâng cao uy tín, nâng cao năng lực thi công, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên...
Theo dự kiến đến tháng 6/2009, Công ty sẽ hoàn tất các thủ tục pháp lý với các sở ban ngành để được phép điều chỉnh dự án từ 9 tầng lên thành 11 tầng và được điều chỉnh cơ cấu, diện tích mặt bằng, căn hộ cho phù hợp với diện tích thực tế đã thi công.
Các máy móc thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng chung cư
Đến nay, công ty đã tích lũy và đầu tư được một lực lượng thiết bị thi công hùng hậu như giáo, cốp pha, cẩu tháp, thiết bị làm đường, thiết bị thi công móng...Hiện tại, công ty đang áp dụng một số thiết bị có trình độ khoa học kỹ thuật cao để đưa vào xây dựng các công trình lớn như:
- Công ty áp dụng hệ thống cốp pha trượt cho các công trình xây dựng nhà cao tầng, các khu chung cư cao cấp.
- Công ty đã áp dụng hệ thống dự ứng lực trong quá trình đổ bê tông sàn tại các toà nhà cao tầng hiện đại.
- Công ty đã thay hệ thống cọc bê tông ép bằng công nghệ khoan cọc nhồi. Thiết bị khoan cọc nhồi
Trong xây dựng cơ bản các công trình nhà cao tầng, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuất, việc xử lý nền móng rất quan trọng. Nó là khâu cơ bản để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ công trình.
Để xử lý nền móng, người ta có nhiều phương pháp như móng bè, đóng cọc tre, đóng cọc bê tông cốt thép và khoan cọc nhồi. Trong thời gian gần đây, với yêu cầu về chất lượng và tiến độ như hiện nay, công nghệ đóng cọc và ép cọc bê tông cốt thép để xử lý nền móng công trình, được ứng dụng cho các công trình ở các kho vực rộng, thoáng, có cấu tạo địa chất nền cứng, không phức tạp, không gần các khu dân cư hoặc các công trình kế cận. Nhưng khi xử lý nền móng của các công trình trên nền đất yếu và gần các khu dân cư, để đảm bảo an toàn cho các công trình kế cận cũng như chất lượng các công trình mới, đặc biệt là các công trình phải chịu tải trọng lớn như sân vận động, nhà chung cư cao tầng, cầu đường, người ta dùng tới công nghệ Khoan cọc nhồi. Đó là phương pháp tạo lỗ khoan trên mặt đất tới độ sâu theo thiết kế, dựng vách bằng hoá chất, lồng vách thép, đặt cốt thép và nhồi bê tông mác cao sau đó rút cốt thép lên tạo thành hình cọc.
Máy khoan cọc nhồi là một loại thiết bị xây dựng dùng để tạo lỗ cọc nhồi trong công nghệ thi công cọc nhồi bê tông hay vữa xi măng (tức là lấy đất lên khỏi nền để hình thành hố đào) bằng phương pháp khoan.
Công nghệ xử lý móng bằng khoan cọc nhồi dựa trên nguyên lý: Tạo nên những lỗ cọc trong nền đất sau đó rót trực tiếp nguyên vật liệu ( bê tông, bê tông cốt thép, cát...) vào những lỗ đó để tạo thành cọc.
Ưu điểm của phương pháp này là cọc được chế tạo tại chỗ, không mất công vận chuyển, tiết kiệm được chi phí và cọc đó có độ dài liên tục theo thiết kế,
không phải cắt, hàn. Ngoài ra dùng phương pháp nhồi cọ tại chỗ tránh được làm nền móng công trình gây ảnh hưởng đến các công trình kế cận.
Nhận thấy những ưu điểm đó và trên cơ sở nhu cầu thi công xây dựng của công ty, năm 2002, công ty đã sử dụng vốn vay Ngân hàng để đầu tư mua thiết bị này với:
- Tổng mức đầu tư: 3.621.991.000 đồng.
Trong đó: VĐT thiết bị: 3.379.515.000 đồng Chi phí khác: 70.000.000 đồng
Dự phòng phí: 172.476.000 đồng
Vốn vay ngân hàng tại thời điểm này với lãi suất 9%/ năm Thời gian hoàn trả vốn vay : 5 năm
- Tên thiết bị: Đầu khoan cọc nhồi thuỷ lực Hiệu : Soilmec R9G
Nơi sản xuất: Nhật Bản Chất lượng trên 80% Chiều sâu khoan 60,5m
Chiều dài cần Keybar : 4 đoạn * 18,7m Đường kính lỗ khoan mã 3m
Số lượng mua : 1 bộ
Hiện nay, thiết bị thi công này được công ty sử dụng cho xây dựng các công trình nhà chung cư cao tầng, mang lại những hiệu quả không nhỏ trong quá trình thi công xây dựng công trình, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đảm bảo chất lượng công trình và không gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng liền kề. Công nghệ cốt pha trượt
Phương pháp trượt sử dụng khái niệm ép đùn trong thi công bê tông. Kích thủy lực đưa cốp pha nâng lên một cách liên tục theo phương đứng trong quá trình đổ bê tông. Sự tiện lợi của phương pháp trượt là tính toán khối hóa cho kết cấu và không có mạch ngừng. Hiệu quả của hệ thống này mang lại là rút ngắn thời gian xây dựng ( 1 tầng trong 1 ngày) và giảm chi phí nhân công giá thành cho chủ đầu tư. Ngoài ra, phương pháp này cho phép thi công nhanh không cần đà giáo hoặc ván khuôn cho các bức tường nhà dân dụng, công nghiệp hoặc các công trình xây dựng bằng bê tông, bê tông cốt thép, bê tông ứng suất trước hoặc tường xây hỗn hợp có bê tông phủ trên mặt hoặc trên cả 2 mặt.
Dưới đây sẽ trình bày ngắn gọn những thuận lợi qua việc áp dụng phương pháp cốp pha trượt trong các công trình xây dựng:
- Tiến hành thực hiện đồng thời nhiều thao tác (các thao tác mà các phương pháp xây dựng khác phải thực hiện kế tiếp nhau), dẫn đến sự rút ngắn thời gian thi công đánh kể.
- Loại trừ thời gian chết và chồng chéo, qua việc xác định các bước cho dây chuyền công nghệ và trong khuôn khổ tất cả các thiết bị phụ thuộc vào bước tiến hành, do đó đảm bảo được tính liên tục của công việc.
- Đảm bảo chất lượng cao của công trình qua bê tông được đổ liền khối và cho phép tiết kiệm đáng kể cốt thép
- Tạo ra khả năng chế tạo, gia công các chi tiết dự trữ của từng bộ phận các cấu kiện của cốp pha trượt. Các cấu kiện này độc lập với hình dạng công trình. Gông đỡ: trạm nâng, ti, khung gỗ... Như vậy được đưa vào từng đơn vị thi công và thực hiện tiết kiệm vật liệu, thời gian và chi phí.
- Có thể chế tạo cốp pha trượt “vạn năng” bằng kim loại hoặc các tấm đặc biệt, cho phép thi công các công trình khác nhau thông qua việc lắp ráp đơn giản một số tấm panô định hình. Nó đảm bảo sử dụng cho đến mài mòn hoàn toàn, không cần
thiết có một số lượng lớn công trình giống nhau. Điều đó cho phép tiết kiệm lớn, với điều kiện là bảo dưỡng và khai thác tốt các cấu kiện của cốp pha trượt.
- Bảo đảm thi công các công trình có độ cao lớn (100m, có thể hơn) không cần có dàn giáo, cùng lắm thì cũng chỉ cần vận thăng cho công nhân lên xuống và như vậy cũng sẽ tiết kiệm được vật liệu và nhân công.
- Cần tránh việc thi công tiếp theo phải sử dụng dàn giáo các bức tường sẽ được sử dụng như cột trụ để lắo khuôn hoặc các cấu kiện đúc sẵn, còn việc nâng giữ đối với sàn hoặc cầu thang thì dùng cẩu.
- Thực hiện tiết kiệm đáng kể nhân công vì các công tác đều được cơ giới hoá, thợ nề thay bằng thợ bê tong, dễ đào tạo hơn.
- Độ dày lớp trát hoàn thiện được rút xuống còn khoảng 3 – 7mm so với độ dày lớp trát tường bình thường là 25mm bởi vì bề mặt các vách tường sau khi ra khỏi ván khuôn trượt là rất đều đặn và phẳng. Điều này dẫn đến việc tiết kiệm vật liệu và nhân công.
- Sau khi trượt, bề mặt tường các công trình hoặc từng phần hoặc bộ phận đã đạt yêu cầu hoàn thiện không cần bắc dàn giáo để hoàn thiện thêm. Việc thực hiện các sửa chữa cuối cùng được sử dụng dàn treo đưa vào bức tường đã khô cứng. - Đảm bảo thi công liên tục trong cả thời gian mùa đông, nhờ có những biện pháp
hữu hiệu, đảm bảo sự đông cứng tốt cho bê tông.
Theo nhận định của một số chuyên gia xây dựng, trong tương lai không xa, công nghệ cốp pha trượt sẽ rất thích hợp và đem lại hiệu quả cao cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ngày càng có qui mô lớn hơn.
Hệ thống dự ứng lực
Thông thường những nhà chung cư là nhà cao tầng, trong đó chiều cao tầng phụ thuộc vào hệ kết cấu có dầm hay không có dầm. Nếu hệ kết cấu sàn không có dầm với bước cột lớn thì chiều cao tầng có thể giảm và tính linh hoạt
của không gian ở trong các căn hộ cũng như phòng làm việc sẽ cao hơn nhiều so với nhà có bước cột bé hoặc nhà có bước cột lớn nhưng lại có dầm. Đặc biệt là những nhà có sử dụng hệ thống điều hoà không khí trung tâm thì giải pháp sàn không dầm lại rất tiện lợi. Hiện nay một số chủ đầu tư và công ty xây dựng đang sử dụng giải pháp sàn ko dầm bê tông dự ứng lực cho các loại nhà chung cư cao tầng và nhà làm việc với bước cột lớn (7x7m, 8x8m, 9x9m) hoặc có thể có khẩu độ lớn nhiều hơn nữa để khắc phục yếu tố độ võng đối với bản sàn không dầm.
Hiện nay, công nghệ kéo căng bê tông dự ứng lực đã triển khai tương đối mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực cầu đường. Một số công trình trụ sở và nhà ở đã và đang được thi công theo công nghệ này. Nhưng để phát triển được một cách mạnh mẽ trong lĩnh vực xây dựng nhà cửa cần có sự chỉ đạo của các nhà quản lý, lãnh đạo chuyên ngành cũng như việc thuyết phục các chủ đầu tư về việc áp dụng loại công nghệ mới này trên cơ sở chứng minh hiệu quả của nó như: độ bền của công trình, giá trị sử dụng và yếu tố giá thành