Không gian, thời gian nghệ thuật 1 Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN TRONG SO SÁNH VỚI THƠ THIỀN NHẬT BẢN (Trang 89 - 92)

NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT GIỮA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN

3.1.2.5. Không gian, thời gian nghệ thuật 1 Không gian nghệ thuật

3.1.2.5.1. Không gian ngh thut

Cùng với thiên nhiên, không gian nghệ thuật trong thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam cũng thường là một không gian bao la, khoáng đạt, trong trẻo và lặng lẽ. Đó là “vạn dặm sông xanh, vạn dặm trời” (Ngư nhàn – Không Lộ), là “Muôn sông có nước, trăng muôn sông/ Vạn dặm không mây, trời vạn dặm” (Ngữ lục hỏi đáp với học trò - Trần Thái Tông), là “trời đất sao mà mênh mang/ chống gậy nhởn nhơ

ngoài thế gian” (Bài ngâm cuồng phóng – Tuệ Trung), là “Nghìn núi lặng tờ lá đỏ

rơi/ Mây ướt giăng như mộng, tiếng chuông xa vắng” (Chiều thu ở Vũ Lâm – Trần Nhân Tông), là “Non xanh nước biếc lại thêm cảnh sắc mùa thu” (Đi chơi thuyền – Huyền Quang), là “Trăng gió ở thế giới kia lại càng mênh mông” (Dặn bảo trước lúc mất – Pháp Loa) …v…v…

Không chỉ bao la, mênh mông, thoáng đạt mà không gian trong thơ Thiền Lý – Trần còn rất trong trẻo và lặng lẽ. Đó là cái trong trẻo, lặng lẽ của không gian ban đêm, nhất là đêm thu, với ánh trăng sáng, với hơi đêm mát mẻ đến lạnh lẽo: “Lòng hẹn với phong cảnh cùng trong trẻo, lặng lẽ”, (Gửi nhà sư Đức Sơn ở am Thanh Phong – Trần Thái Tông), “Một luồng ánh sáng trăng, cả mặt đất lạnh lẽo” (Phổ thuyết hướng thượng nhất lộ kệ - Trần Thái Tông), “Móc rơi trên sân thu, hơi

phong vẽ” (Thu sớm – Huyền Quang), “Mưa tạnh, trời một màu xanh biếc/ Ao lặng, trăng tỏa ánh mát dịu” (Chùa Gia Lâm - Trần Quang Triều) …v…v. Có thể

thấy, đấy là một không gian đã được lọc qua con mắt Thiền, cái tâm Thiền; nó là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh. Không gian bao la vô cùng vô tận kia là biểu tượng cho cái đại ngã tuyệt đối mà con người luôn hướng đến hội nhập vào; cái trong trẻo, lặng lẽ của không gian kia hay cũng chính là cái tâm Thiền, một cái tâm

đã đạt ngộ: trống không, bình đạm, trong trẻo và tĩnh lặng.

Không gian trong thơ Thiền Lý – Trần còn có sự chuyển hóa, sự đối lập. Nhưng đấy là sự đối lập trong thống nhất, biện chứng. Đấy là sự chuyển hóa, đối lập giữa cái vô cùng lớn lao và cái vô cùng nhỏ bé: “Chín cõi tuần hoàn chỉ là cái kiến bò trên miệng cối xay bột” (Chợt tỉnh – Tuệ Trung), “Trời đất hết thảy đều ở

trên đầu một sợi lông/ Mặt trời, mặt trăng chứa đựng trong một hạt cải” (Trả lời sư

Pháp Dung hỏi về sắc – không , phàm – thánh – Khánh Hỷ); đấy là sự chuyển hoá,

đối lập giữa không gian hiện thực và không gian tâm tưởng: “Ở nơi ánh sáng, ở nơi bụi bặm/ Nhưng thường lìa khỏi ánh sáng và bụi bặm” (Nói về đạo – Trường Nguyên), “Ngắm trông trời đất sao mà mênh mông/ Chống gậy nhởn nhơ ngoài thế

gian” (Bài ngâm cuồng phóng – Tuệ Trung) … “Nơi ánh sáng”, “nơi bụi bặm”, “trời đất mênh mông” ấy chính là không gian hiện thực, không gian nơi thân thể con người tồn tại. Thế nhưng, tâm người lại không ở trong không gian ấy mà lại “nhởn nhơ” trong không gian tâm tưởng, một không gian “ngoài thế gian”. Nhìn bề ngoài là thế, nhưng thật ra, đối với người đạt đạo thì không gian hiện thực và không gian tâm tưởng cũng chẳng khác gì nhau; không gian tâm tưởng cũng chính ở ngay hiện thực:

Hà sa cảnh thị Bồđềđạo

Nghĩ hướng Bồđề cách vạn tầm

(Đáp TừĐạo Hạnh chân tâm chi vấn)

(Khắp những thế giới nhiều như cát sông Hằng đều là đạo của Phật Thế mà lại tưởng rằng đến cõi Phật còn phải mất hàng vạn tầm)

(Đáp TừĐạo Hạnh hỏi về chân tâm)

Đối với người cầu đạo, không gian tâm tưởng, không gian mà con người muốn hướng đến, chính là thế giới Bồ đề, một thế giới mênh mông bát ngát, trong

suốt, tĩnh lặng. Nhưng thế giới ấy không phải ở một nơi nào đó ngoài thế gian mà chính thật cũng ở ngay trong thế giới hiện thực này. Chỉ cần phá bỏ được mê lầm, vọng kiến với cái nhìn nhị nguyên phân biệt thì thế giới Bồđề và thế giới phiền não cũng chỉ là một, không phải tìm cầu đâu xa, không phải cứ cố bức ra khỏi cái này để đến với cái kia.

Như vậy, có thể thấy, không gian trong thơ Thiền Lý – Trần là một không gian mang đậm màu sắc chủ quan của con người. Nó vừa là không gian hiện thực nhưng cũng đồng thời là không gian tâm tưởng, không gian biểu tượng cho cái tâm người đạt đạo. Nó “bát ngát không bờ bến, trong lặng, không mùi vị nhưng chính là

đậm đà mùi vị của Thiền” [56].

Không như thơ Thiền Lý - Trần, không gian trong thơ Thiền Nhật Bản thường là một không gian nhỏ bé. Đó có thể chỉ là tàu lá chuối, nơi con ếch đang

đánh đu:

Con ếch xanh trên tàu lá chuối

đánh đu một mình.

(Kikaku)

là một cái bóng cây, nơi nhà thơđang trú mưa cùng bướm:

Dưới bóng cây

trú mưa cùng bướm duyên trần ai hay.

(Issa)

là chiếc chuông chùa, nơi con bướm đang nằm ngủ mơ:

Trên chuông chùa một con bướm đậu

nghiêng mình ngủ mơ.

(Buson)

Thơ Thiền Nhật Bản cũng có những không gian bao la, rộng lớn. Nhưng đó vẫn là cái bao la, rộng lớn trong tầm mắt quan sát của con người chứ không phải cái bao la đến vô cùng tận mà với con mắt thường khó có thể quan sát được như trong

thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam. Đấy là bầu trời bao la với những tầng mây trắng, nơi chim vân tước đang hát ca:

Vượt qua

những tầng mây trắng vân tước hát ca.

(Kyoroku)

đấy là biển khơi bao la đang hiện ra trước mắt Issa:

Biển khơi

khi tôi nhìn thấy biển Mẹ tôi ơi!

Đặc biệt, không gian trong thơ Thiền Nhật Bản luôn luôn là không gian hiện thực. Đó là một không gian cụ thể, sinh động, đang hiện ra trước mắt nhà thơ; một không gian hoàn toàn tự nhiên như từ hiện thực đi thẳng vào thơ mà không qua sự điều chỉnh (phóng to hay thu nhỏ) theo cảm nhận chủ quan của nhà thơ.

Một phần của tài liệu THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN TRONG SO SÁNH VỚI THƠ THIỀN NHẬT BẢN (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)