Tinh thần “vô ngôn”

Một phần của tài liệu THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN TRONG SO SÁNH VỚI THƠ THIỀN NHẬT BẢN (Trang 37 - 42)

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN

2.1.2.1.5.Tinh thần “vô ngôn”

Tôn chỉ của Thiền là: “Bất lập văn tự/ Trực chỉ nhân tâm”, nghĩa là đến thẳng tâm người, làm cho tâm bừng ngộ mà không qua phương tiện ngôn ngữ. Thế

nên, trong khi hướng dẫn, giúp đỡ các học trò của mình đạt ngộ, các Thiền sư có dùng những hành động, những câu nói ngắn gọn (như những công án) thì những hành động, những câu nói ấy cũng chỉ như “ngón tay chỉ trăng” chứ không phải trăng. Đặc biệt, khi đã đạt được trạng thái giác ngộ thì chủ thểđã giác ngộấy cũng không thể diễn tả cụ thể bằng ngôn ngữ cho người khác hiểu được cái trạng thái tư

tưởng, cảm xúc, nhận thức,… của mình. Bởi ngôn ngữ hữu hạn không thể diễn đạt

được chân lí vô cùng. Hãy nghe Hoằng Trí – một Thiền sư Trung Quốc phát biểu về

cái giây phút “mặc chiếu” này: “Im lặng và bình tĩnh quên hết ngữ ngôn. Cái ấy trạm nhiên hiện tiền. Khi người ta nhận ra nó, nó bao la vô hạn mức…” (Dẫn theo

Đoàn Thị Thu Vân, [56]). Hay như Thiền sư Vô Môn (1183 – 1260), trong phút hoát nhiên đại ngộ, gặp thầy mình là Nguyệt Lâm hòa thượng, sư không nói gì, chỉ ứng khẩu đọc một bài kệ hai mươi chữ “vô” nổi tiếng:

Vô vô vô vô vô Vô vô vô vô vô Vô vô vô vô vô Vô vô vô vô vô

(Theo Thiền sư Vô Môn - Vô Môn Quan, [40])

Xuất phát từ tinh thần “vô ngôn” ấy, đọc thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam và thơ Thiền Nhật Bản, người đọc luôn bắt gặp những giây phút lặng yên không nói của cả chủ thể và khàch thể trữ tình. Thửđến với Xuân Cảnh (Cảnh xuân) của Trần Nhân Tông. Hai câu đầu bài thơ mở ra một bức tranh thiên nhiên đẹp, tĩnh lặng với tiếng chim hót chậm rãi trong khóm hoa dương liễu, với áng mây chiều lướt bay trên bầu trời xanh biếc:

Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì, Hoa đường thiềm ảnh mộ vân phi.

(Trong đám hoa dương liễu rậm rạp, chim hót chậm rãi Che bóng thềm hoa, mây chiều lướt bay)

Trong bức tranh ấy, bỗng xuất hiện con người: “khách đến”. Cứ ngỡ sẽ có một cuộc trò chuyện, luận bàn về phong cảnh hoặc về thế sự. Thế nhưng:

Khách lai bất vấn nhân gian sự Cộng ỷ lan can khán thuý vi

(Khách đến chơi không hỏi việc người đời, Cùng tựa lan can ngắm màu xanh chân trời.)

Chỉ có lặng im. Nhân vật trữ tình chỉ cùng “khách” đứng tựa lan can ngắm màu xanh chân trời. Dường như trong giây phút ấy, cái giây phút mà mọi vật đang hiển lộ vẻđẹp chân như của chúng (chim hót, liễu trổ hoa, mây bay…), lòng người cũng trở nên lặng trong, thanh tĩnh; như cũng đang tan ra, hòa điệu cùng đất trời, tạo vật. Chỉ cần một tiếng nói (âm thanh của thế giới nhị nguyên phân biệt) sẽ phá tan bầu không gian thuần khiết, trong lặng, nên thơ ấy. Và người khách đến từ cuộc

đời trần tục với biết bao là “nhân gian sự” kia bước vào cảnh ấy bỗng nhiên cũng như được trút sạch tất cả, quên hết ngữ ngôn; lòng cũng trở nên nhẹ nhàng, có thể

thanh thản ngắm màu trời xanh, thả hồn vào những tiếng chim, vào áng mây chiều

đang bay trong tự do tự tại…

Hay như trong bài Gia Lâm tự của Trần Quang Triều, ta cũng bắt gặp cái “vô ngôn” đầy ý vị ấy. Phần đầu bài thơ (6 câu đầu) là một bức tranh phong cảnh với sắc hoa, với tiếng ve, với ánh trăng sáng dịu, với hơi đêm mát mẻ…:

Tâm khôi oa giác mộng, Bộ lý đáo thiền đường. Xuân vãn hoa dung bạc, Lâm u thiền vận trường. Vũ thu thiên nhất bích, Trì tĩnh nguyệt phân lương.

(Lòng đã nguội lạnh với giấc mộng công danh, Dạo bước đến cửa Thiền

Xuân muộn, dáng hoa mỏng mảnh, Rừng sâu, tiếng ve ngân dài. Mưa tạnh, trời một màu xanh biếc, Ao lặng, trăng tỏa ánh mát dịu)

Tất cả gợi lên một không gian hết sức trong sáng, yên tĩnh, thanh khiết, có khả năng thanh lọc tâm hồn con người. Trước cảnh ấy, nói đúng hơn là tắm mình trong cảnh ấy, tâm hồn con người nhưđược lọc sạch mọi bụi bẩn trần gian, mọi suy

tư, lo nghĩ đời thường để trở về với cái “hư tâm” trong sáng, thuần khiết. Mà đã là “hư tâm” thì còn có ngôn ngữ nào có thể diễn đạt được. Thế nên:

Khách khứ tăng vô ngữ, Tùng hoa mãn địa hương (Khách về, sư không nói gì

Khắp mặt đất ngát mùi hương hoa thông)

lúc khách ra về, cả sư và khách đều “vô ngữ”, chỉ có mùi hoa thông thơm ngát, lan tỏa khắp mặt đất và có lẽ cũng lan tỏa ngập lòng người, tạo nên mối hòa

điệu sâu thẳm giữa con người và đất trời, vạn vật. Chính sự “vô ngữ” (không nói)

ấy của cả chủ thể lẫn khách thể trữ tình trong bài thơ đã mở ra cho người đọc một trường liên tưởng, cảm xúc đa âm, vô giới hạn.

Ngôn ngữ là sản phẩm của con người. Cho nên khi nói đến ngôn ngữ, cho dù là “hữu ngôn” hay “vô ngôn” đều không thể tách rời chủ thể là con người. Nhưng nếu như trong thơ Thiền Lý –Trần Việt Nam, hình tượnhg con người luôn trực tiếp hoặc gián tiếp xuất hiện trong bài thơ thì trong thơ Thiền Nhật Bản, con người (nhân vật trữ tình) hầu như rất ít khi xuất hiện. Mà đã không có con người thì còn nói gì đến “hữu ngôn” hay “vô ngôn”. Toàn bộ bài thơ Haiku thường chỉ là sự vật, là cảnh vật. Tất cả hiện ra “như nó là”, không hề có một lời bình luận hay những từ

ngữ bộc lộ trực tiếp tâm trạng, cảm xúc chủ quan của nhà thơ. Thửđọc một vài bài trong số rất nhiều những bài thơ như thế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cành khô cánh quạđậu chiều thu. (Basho) Ao cũ con ếch nhảy vào vang tiếng nước xao.

(Basho)

Ánh trăng sáng dần một con ốc nhỏ

(Issa)

Trên chuông chùa một con bướm đậu

nghiêng mình ngủ mơ.

(Buson)

Đã có biết bao lời phân tích, cảm nhận về những bài thơ trên. Thế nhưng, những bài thơ ấy vẫn cứ như những “công án thiền” mà mỗi người tiếp xúc với

chúng phải tự mình khám phá, lĩnh hội, thể nhập theo cách nào đấy của riêng mình. Ngay khi con người (chủ thể hoặc khách thể trữ tình) có xuất hiện trong bài

thơ (rất ít khi) thì đó cũng là những con người “vô ngôn”, lặng yên không nói. Đó là nhân vật “tôi” ngồi lặng yên để cho vầng trăng tựa vào lòng trong thơ Basho:

Ngồi trên thuyền trôi và vầng trăng khuyết

tựa vào lòng tôi.

Là đứa bé hồn nhiên “bò theo” cánh bướm trong vườn:

Trong vườn cánh bướm

đứa bé bò theo, bướm bay

đứa bé bò theo, bướm bay.

(Issa)

hay đứa bé với công việc xay gạo nhọc nhằn vẫn nhìn ánh trăng trong thơ

Basho:

Đứa bé nhọc nhằn trong khi xay gạo vẫn nhìn lên trăng.

Tư thế “ngồi yên” ấy, hành động “bò theo” ấy, ánh mắt “nhìn trăng” ấy, … tuy lặng thinh, “vô ngôn” mà “nói” cùng ta biết bao điều …

Tóm lại, có thể nói như Đoàn Thị Thu Vân: “Cái mỹ học “vô ngôn” của Thiền tông đã mang đến cho thơ ca luồng sinh khí của một thế giới cảm xúc mới mẻ

Một phần của tài liệu THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN TRONG SO SÁNH VỚI THƠ THIỀN NHẬT BẢN (Trang 37 - 42)