Thể hiện cảm thức thẩm mỹ Thiền

Một phần của tài liệu THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN TRONG SO SÁNH VỚI THƠ THIỀN NHẬT BẢN (Trang 61 - 66)

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN

2.1.2.4.Thể hiện cảm thức thẩm mỹ Thiền

Trước hết cần khẳng định cm thc thm m là một thuật ngữ văn học cũng

đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng như Đoàn Lê Giang trong Sách giáo khoa ngữ văn 10 [38], Lê Từ Hiển trong Basho (1644 - 1694) và Huyền Quang (1254 – 1334) – sự gặp gỡ với mùa thu hay sự tương hợp về cảm thức thẩm mĩ [24], Lưu

Đức Trung trong Haiku – hoa thời gian [23], v…v…Tuy nhiên cho đến nay, trong các sách công cụ hiện hành như150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003), Từđiển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (Nxb Giáo dục, 2004), Từđiển văn học (Bộ mới) do nhóm các giáo sư Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Hụê Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá đồng chủ biên (Nxb Thế giới, 2004),v…v… đều chưa có thuật ngữ này.

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên (Nxb Đà Nẵng, 2000), “cảm thức” là “nhận thức bằng cảm quan, nhận thức cảm giác” (Sđd, tr 107); “thẩm mỹ” là “cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp” (Sđd, tr 922). Như vậy, có thể hiểu cm thc thm m là nhn thc và cm th cái đẹp bng cm quan, cm giác. Đó là cái nhận thức còn tươi rói cảm giác, cảm xúc chứ chưa biến thành lí trí, thành quan niệm. Chính vì thế, nếu so với các thuật ngữquan nim thm m hay nhn thc thm m thì thuật ngữ cm thc thm m thiên về mặt tình cảm, cảm xúc, sự trực quan hơn. Và như thế cũng phù hợp hơn để nói về sự

cảm thụ, nhận thức cái đẹp trong thơ hơn, nhất là đối với thơ Thiền, một loại thơ

Ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng, triết lí Thiền tông, cảm thức thẩm mỹ trong thơ

Thiền Lý – Trần Việt Nam và thơ Thiền Nhật Bản cũng mang đậm màu sắc Thiền. Có thể tạm gọi đó là cm thc thm m Thin.

Cm thc thm m Thin là loi cm thc thm m thiên v cái đẹp thanh nhã, trong lng, gin khiết, bình đạm. Nó không thích s sc s, n ào, phn tp,

y mướt át hay cng cõi lên gân.

Chính cảm thức thẩm mỹ ấy đã chi phối cách lựa chọn màu sắc, âm thanh,

đường nét, chuyển động,… trong miêu tả, phản ánh con người cũng như ngoại vật. Trước hết, có thể thấy, màu sắc, âm thanh được ưa chuộng trong thơ Thiền Việt Nam cũng như thơ Thiền Nhật Bản là những màu sắc nhã, nhạt; những âm thanh êm ái, trầm lắng.

Trong thơ Thiền Việt Nam, đó là màu trắng, sáng của ánh trăng:

Minh nguyệt mãn hung khâm

(Đăng Bảo Đài sơn – Trần Nhân Tông)

(Trăng sáng rọi đầy cả ngực bụng)

(Lên núi Bảo Đài)

Nhất nhất tùng chi võng nguyệt minh

(Tảo thu – Huyền Quang)

(Từng khóm cành cây chăng lưới vầng trăng sáng)

(Thu sớm)

Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt

(Đốn tỉnh –Tuệ Trung)

(Trăng sáng đêm qua vẫn là trăng đêm nay)

(Chợt tỉnh) màu xanh nhạt của cỏ, cây, trời, nước:

Lục thủy thanh sơn hoạt kếđa.

(Giang hồ tự thích – Tuệ Trung)

(Non xanh nước biếc, kế sống dồi dào)

(Giang hồ tự thích)

Thiên thanh bàn khuất nhiễu ngô lư.

(Ngàn cây xanh quanh co, vấn vít quanh nhà ta)

(Ngủ ngày) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơn thanh thủy lục hựu thu quang.

(Phiếm chu)

(Non xanh nước biếc lại thêm cảnh sắc mùa thu)

(Đi chơi thuyền)

đó là những âm thanh êm ái, trầm lắng của tiếng chuông, tiếng ve, tiếng chày

đập vải,…

Thấp vân như mộng viễn chung thanh

(Vũ Lâm thu vãn – Trần Nhân Tông)

(Mây ướt giăng như mộng, tiếng chuông xa vắng)

(Chiều thu ở Vũ Lâm)

Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ

(Nguyệt – Trần Nhân Tông)

(Thức giấc nghe tiếng chày đập vải đâu đó)

(Trăng)

Đệ nhất thiền thanh thu tứ trường

(Đề Phổ Minh tự thủy tạ - Trần Nhân Tông)

(Một tiếng ve khiến tứ thu man mác)

(Đềở nhà thủy tạ chùa Phổ Minh)

Trong khi đó, thơ Thiền Nhật Bản thậm chí hầu như không dùng tính từ, trạng từ gợi tả màu sắc, âm thanh. Và nếu có (một cách gián tiếp) thì những sự vật, hiện tượng được Haiku nhắc đến cũng chỉ gợi cho người đọc liên tưởng đến những màu sắc nhã, nhạt; những âm thanh êm ái, trầm lắng. Đó cũng là ánh trăng nhưng hầu như không hề có trăng sáng, trăng vàng, trăng lấp lánh… mà chỉ có ánh trăng. Thế thôi!

Quán bên đường

các du nữ ngủ

trăng và đinh hương.

(Basho)

vầng trăng trong nước vẫn còn sơ nguyên. (Chôsu) Dưới vầng trăng thu khói từ bếp lửa lướt qua mặt hồ. (Ransetsu) Đơn nhất

ôi đêm không ngờ trăng giữa mùa thu

(Ryota – Lê Thiện Dũng dịch)

Nhật Bản là đất nước của Mặt trời. Mặt trời được người Nhật tôn kính, sùng bái, được lấy làm biểu tượng của quốc kì. Thế nhưng trong thơ Haiku rất ít khi xuất hiện hình ảnh Mặt trời mà lại tràn ngập hình ảnh ánh trăng. Rõ ràng cảm thức thẩm mỹ Thiền đã chi phối rất lớn trong việc chọn lựa màu sắc, âm thanh, hình ảnh trong thơ Thiền Việt Nam và Nhật Bản.

Đó là tiếng chuông nhưng cũng không là tiếng chuông vang vọng hay tiếng chuông trầm lắng…chỉ có chuông, có tiếng chuông:

Hoa đào như áng mây xa chuông từ Ueno đến? hay từ Asakusa? (Basho) Đền Mii bội âm chuông bảy kì quan lịm sương. (Basho)

Trên chuông chùa một con bướm đậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiêng mình ngủ mơ.

và đa số các bài thơ Thiền của cả Việt Nam và Nhật Bản là “vô thanh”. Các âm thanh êm ái, trầm lắng trên cũng chỉ làm tăng thêm vẻ tĩnh lặng của cảnh vật mà thôi.

Về đường nét, chuyển động, thơ Thiền Việt Nam và thơ Thiền Nhật Bản cũng thiên về chọn lựa những đường nét đơn sơ, giản khiết. Một cánh quạ trên cành khô:

Trên cành khô

cánh quạđậu

chiều thu.

(Basho) Một cành triêu nhan vươn lên từ rác:

Giữa mùa thu tàn vươn lên từ rác một cành triêu nhan.

(Taici) Một con bướm trên chiếc chuông:

Trên chuông chùa một con bướm đậu

nghiêng mình ngủ mơ.

(Buson) trong thơ Thiền Nhật Bản.

hay một cành mai trước sân:

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

(Cáo tật thị chúng – Mãn Giác) “một đóa sen trong lò lửa vẫn ướt chưa khô”:

Liên phát lô trung thấp vị can.

(Thị tịch – NgộẤn) trong thơ Thiền Việt Nam.

Những chuyển động nhẹ nhàng, không gây ồn áo náo động trong thơ Thiền Việt Nam, đó là áng mây chiều bay:

(Xuân cảnh – Trần Nhân Tông) là “từng đôi cò trắng bay đáp xuống đồng”:

Bạch lộ song song phi hạđiền

(Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông) là “chiếc thuyền nhỏđược gió đưa trôi trên nước bát ngát”:

Tiểu đĩnh thừa phong phiếm diểu mang.

(Phiếm chu – Huyền Quang) trong Thơ thiền Nhật Bản, đó là cánh bướm “vẫn từ từ bay”:

Cánh bướm ô hay có người đuổi bắt

vẫn từ từ bay.

(Garaku) là Sơn ca bay trong vô hình, chỉ còn tiếng hát:

Sơn ca trên mây chỉ còn tiếng hát vô hình chim bay.

(Ampu)

là con ốc nhỏđang chậm rì, chậm rì trèo núi Fuji:

Chậm rì, chậm rì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kìa con ốc nhỏ trèo núi Fuji.

(Issa)

Một lần nữa có thể khẳng định chính cảm thức thẩm mỹ thiền đã tạo cho thơ

Thiền Việt Nam và Nhật Bản một thế giới nghệ thuật với những đặc trưng thẩm mỹ

riêng biệt, độc đáo, không thể lẫn lộn với những thế giới nghệ thuật được tạo nên từ

những cảm thức thẩm mỹ khác.

Một phần của tài liệu THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN TRONG SO SÁNH VỚI THƠ THIỀN NHẬT BẢN (Trang 61 - 66)