Thiên nhiên mang ý nghĩa biểu tượng cho quan niệm, triết lí Thiền tông trong thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam.

Một phần của tài liệu THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN TRONG SO SÁNH VỚI THƠ THIỀN NHẬT BẢN (Trang 81 - 83)

NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT GIỮA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN

3.1.2.4.1.Thiên nhiên mang ý nghĩa biểu tượng cho quan niệm, triết lí Thiền tông trong thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam.

Thin tông trong thơ Thin Lý – Trn Vit Nam.

Thứ nhất, thiên nhiên biểu tượng cho quan niệm vạn vật vốn cùng một bản thể, tức chân như:

Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.

(Nhật nguyệt II, Thiền Lão)

(Trúc biếc, hoa vàng không phải là cảnh bên ngoài Mây trắng, trăng vàng lộ rõ cái “chân” toàn vẹn.)

(Ngày tháng, II) Hay:

Hà sa cảnh thị bồđề đạo

(Đáp TừĐạo Hạnh chân tâm chi vấn)

(Khắp những thế giới nhiều như cát sông Hằng đều là đạo của Phật)

(Đáp TừĐạo Hạnh hỏi về chân tâm) Chính vì cùng một bản thể, một nguồn cội mà ra nên dù có biến hóa thế nào thì cuối cùng cũng trở về với nguồn cội, về với cái Một (cái nhất như – tức bản thể)

Xuân lai, xuân khứ nghi xuân tận Hoa lạc, hoa khai chỉ thị xuân.

(Đáp đệ tử diệu đạo chi vấn – Chân Không)

(Xuân đến, xuân đi nghĩ là xuân đã hết Hoa rụng, hoa nở vẫn chỉ là mùa xuân ấy)

(Trả lời đồđệ hỏi vềđạo huyền diệu)

Thứ hai, thiên nhiên biểu tượng cho quan niệm thế giới hiện tượng là hư ảo, biến đổi vô thường, luôn vận động và tuân theo qui luật

Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.

(Thị đệ tử - Vạn Hạnh)

(Vạn cây cỏ mùa xuân tươi tốt, mùa thu khô héo)

(Dặn bảo đệ tử) Hay:

Thu lai diệp tự hoàng

(Tham đồ hiển quyết – Viên Chiếu)

(Xuân dệt hoa như gấm Thu gieo lá đốm vàng)

(Chỉ rõ bí quyết đạo Thiền cho môn đồ)

Thứ ba, thiên nhiên biểu tượng cho sự lầm lạc của người đời. Những hình

ảnh thường được sử dụng để biểu đạt nội dung này là ý ngựa, lòng vượn, rùa mù soi vách đá, ba ba què trèo núi cao, con hươu khát chạy vào giữa ảo ảnh, con cá măng nhảy lên ngọn tre… Một vài ví dụ tiêu biểu như:

Cảnh bức Tây sơn mộ

Hà thời thích tốn âm? Duy năng bôn mã ý

Na khẳng trụ viên tâm? (…)

(Nhật mộ vô thường kệ - Trần Nhân Tông)

(Cảnh gần về chiều, mặt trời khuất non tây

Đến bao giờ mới luyến tiếc tấc bóng? Chỉ biết buông thả cái ý ngựa, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nào chịu dừng lại cái lòng vượn?

(Bài kệ vô thường buổi chiều)

Tương tâm khước hướng cầu tâm niệm

Đại tự niêm ngư trúc thướng can.

(Chí đạo vô nan – Tuệ Trung)

(Nếu lại đem lòng mình hướng vào tìm ma quỷở trong lòng Thì có khác gì con cá măng nhảy lên ngọn tre)

(Đạo lớn không khó)

Thứ tư, thiên nhiên biểu tượng cho trí tuệ bát nhã và chân tâm của người đạt

đạo. Hình ảnh thường được sử dụng để biểu hiện nội dung này là vầng trăng sáng,

đóa hoa sen trong lò lửa, ngọc bị thiêu trên núi … Ví dụ:

Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận Liên phát lô trung thấp vị can

(Ngọc bị thiêu trên núi mà vẫn luôn tươi nhuần Hoa sen nở trong lò lửa mà vẫn ướt chưa hề khô)

(Dạy bảo lúc sắp mất)

Trí giả do như nguyệt chiếu thiên

(Cảm hoài, II – Bảo Giám)

(Trí tuệ như trăng soi giữa trời)

(Cảm hoài, II)

Trường không chỉ kiến cô luân nguyệt

(Thị tu Tây phương bối – Tuệ Trung)

(Trên bầu không bao la chỉ thấy vằng trăng cô đơn)

(Bảo những người tu Tây phương) Trên đây chỉ là một số những biểu tượng quen thuộc. Trong thực tế, tính biểu tượng của hình ảnh thiên nhiên trong thơ Thiền Lý – Trần còn phong phú hơn nhiều. Điều cần lưu ý là có những hình ảnh hoàn toàn là hình ảnh biểu tượng (nghĩa là những hình ảnh không có thật trong thực tế) chẳng hạn như hình ảnh đóa sen trong lò lửa. Nhưng cũng có những hình ảnh vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh mang tính biểu tượng, chẳng hạn như hình ảnh vầng trăng trên bầu không bao la, hay ánh trăng dưới đầm lạnh …v…v. Những hình ảnh biểu tượng trên có tác dụng cụ thể hóa, hình tượng hóa những nội dung, khái niệm, phạm trù vốn trừu tượng, khó nắm bắt như bản thể, tâm, sự lầm lạc … nhằm giúp người cầu đạo dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận những yếu chỉ Thiền tông.

Một phần của tài liệu THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN TRONG SO SÁNH VỚI THƠ THIỀN NHẬT BẢN (Trang 81 - 83)