Tinh thần “vô ngại”, “vô úy”

Một phần của tài liệu THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN TRONG SO SÁNH VỚI THƠ THIỀN NHẬT BẢN (Trang 32 - 33)

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN

2.1.2.1.3.Tinh thần “vô ngại”, “vô úy”

Chính tinh thần “vô ngã” đã dẫn đến tinh thần “vô ngại”, “vô úy”. Thật vậy, chính vì bám vào cái ngã nên con người thường hay “tham sinh”, “úy tử”. Mà sinh tử vốn vô thường và con người bình thường không bao giờ thoát khỏi cái vòng luân hồi ấy. Thế nên, con người luôn sống trong lo lắng, sợ hãi. Tinh thần “vô ngã” khiến con người không còn e ngại, sợ sệt bất cứ điều gì, có thể vượt qua nỗi sợ lớn nhất của con người đó là sợ chết. Chính vì thế, hầu hết những nhà thơ - Thiền sư

trong những phút lâm chung của mình vẫn luôn rất bình tĩnh, sáng suốt, có thểđể lại những lời răn dạy, nhắn nhủ đệ tử (“thị tịch”) với những ý nghĩa thâm sâu, vi diệu. Một cành mai vẫn tươi nở trước sân mặc cho mùa xuân đã tàn, trăm hoa đã rụng trong bài Cáo tật thị chúng của Mãn Giác Thiền sư là bài ca bất tuyệt về tinh thần lạc quan, về niềm tin bất diệt vào sự hằng thường, vượt lên trên qui luật sinh tử của con người đã đạt đạo; một “giấc mộng phiêu lãng” trong bài từ thế chi ca của Basho có thểđưa dẫn nhà thơ tiếp tục cuộc hành trình ở nơi “thế giới bên kia”…

Nằm bệnh giữa hành trình chỉ còn mộng tôi phiêu lãng trên những cánh đồng hoang.

Ngay trong hoàn cảnh khốn cùng: nhà cháy, phải sống nơi nhà kho dột nát trong cơn đau yếu giữa mùa đông giá rét, trước lúc lâm chung, Issa vẫn không hề

than van, sợ sệt. Ông vẫn có thể nhìn tuyết rơi cả trên tấm chăn đắp của mình như

một món quà của Tịnh Độ Niết Bàn:

chăn giường tôi tuyết trắng từ Tịnh Độ rơi sang.

Không có một tinh thần “vô ngại”, “vô úy” không thể có được những vần thơ

như thế.

Rõ ràng, chính tinh thần “vô ngã” đã đưa con người vượt lên trên lằn ranh của sự sống chết, để trong mọi hoàn cảnh, con người vẫn có thể ung dung, điềm tĩnh với tinh thần “vô ngại”, “vô úy”.

Một phần của tài liệu THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN TRONG SO SÁNH VỚI THƠ THIỀN NHẬT BẢN (Trang 32 - 33)