Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư để phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quang Nam ppt (Trang 36 - 45)

* Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và còn nhiều yếu kém

+ Hệ thống cảng biển chưa được quy hoạch và đầu tư để có thể đón tàu có tải trọng

lớn vào làm hàng nên yếu tố “mở” về đường biển chưa được khai thông, chưa có đủ điều kiện để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Thực vậy, cảng Kỳ Hà với độ sâu hiện có của luồng vào cảng có đoạn chỉ 6m, nếu chỉ duy tu nạo vét hàng năm thì cũng chỉ có thể đón tàu công suất dưới 7000DWT vào làm hàng. Trong khi đó yêu cầu vận tải biển phục vụ cho xuất nhập khẩu hàng hoá thì cần phải có cảng container cho tàu tải trọng ít nhất từ 10.000 đến 20.000 DWT vào cảng thì chi phí vận chuyển mới có điều kiện hạ thấp. Việc cảng Kỳ Hà chưa được đầu tư nâng cấp mở rộng để tiếp nhận tàu có công suất lớn là một trong những yếu tố bất lợi về hạ tầng trong việc thu hút vốn đầu tư vào khu KTM. Trên thực tế nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi nghiên cứu các cơ hội đầu tư vào Chu Lai họ đều thấy sự hấp dẫn của cơ chế vượt trội song khi nghiên cứu về vận tải biển thì quy mô nhỏ của cảng chính là lý do để trong một số trường hợp họ không quyết định đầu tư.

+ Các trục giao thông chính kết nối giữa các khu chức năng chưa được đầu tư và lưu thông thuận lợi trực tiếp làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn nên chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư đến với Chu Lai.

Một số khu công nghiệp đang trong quá trình triển khai thi công thiếu các hạ tầng cơ bản như hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, các trục giao thông liên khu... Điều này chưa đảm bảo cho các nhà đầu tư vào Chu Lai, một số nhà đầu tư đã thực hiện dự án thì họ phàn nàn về điều kiện hạ tầng và việc cung cấp các tiện ích.

+ Sân bay Chu Lai được xem là linh hồn của khu KTM, là lợi thế duy nhất có trong các khu kinh tế ở Việt Nam là điều kiện tối quan trọng đểTW chọn Chu Lai làm nơi xây dựng khu KTM đầu tiên ở nước ta, song cho đến nay mới chỉ là sân bay vận chuyển hành khách nội địa, một tuần 2 chuyến từ Thành phố HCM đến và ngược lại, hiện chưa có đường bay đi Hà Nội. Lợi thế cuả nó về trung chuyển hàng hoá và hành khách quốc tế đang còn là tiềm năng nên chưa có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Việc đầu tư và khai thác sân bay Chu Lai gắn liền với sự phát triển của KKTM Chu Lai và khu kinh tế Dung Quất. Song vấn đề đặt ra là phải có chủ trương và kế hoạch đầu tư cho sân bay một cách khả thi bởi nó là kết cấu hạ tầng cần phải được đầu tư trước, làm cơ sở cho các nhà đầu tư thuộc các ngành và lĩnh vực tiếp tục thực hiện theo định hướng phát triển của khu KTM Chu lai.

+ Hạ tầng một số khu công nghiệp đang đầu tư chưa đồng bộ cả về mặt bằng, điện, nước và các yếu tố khác:

Đến nay Chu Lai đã đầu tư xây dựng 2 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng trên 250 ha, đây là một sự cố gắng lớn trong điều kiện chưa có nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng, chính nhờ vậy mới có điều kiện để thu hút các nhà đầu tư vào khu kinh tế như đã nêu trong phần đánh giá thu hút đầu tư. Song đầu tư xây dựng các khu công nghiệp ở Chu Lai trong thời gian qua còn quá nhiều bất cập, chưa đảm bảo cấp điện một cách nhanh chóng và thuận lợi cho nhà đầu tư. Việc đảm bảo nguồn nước cho sản xuất hiện đang rất khó khăn. Một mặt, công suất nhà máy nước tại Chu Lai chưa đảm bảo đáp ứng cho nhà đầu tư, mặt khác nhà máy nước hiện nay mới chỉ đảm bảo nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất chưa được lắp đặt và cung ứng kịp thời

Điều đáng nói là do không có chủ đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp nên khi san lấp mặt bằng xong thì các dịch vụ về điện, nước và các đảm bảo khác như thông tin liên lạc, điện chiếu sáng công cộng và các dịch vụ khác khi các nhà đầu tư có nhu cầu không có tổ chức nào đứng ra giải quyết cho nhà đầu tư. Đây là tồn tại do quá trình triển

khai ban đầu chưa có bài bản, vừa làm vừa học nên không tránh khỏi sai sót. Chính vì vậy, đã gây nhiều phiền toái cho các nhà đầu tư và tạo ra sự kém hấp dẫn trong môi trường đầu tư.

+ Hạ tầng xã hội chưa đảm bảo cho phát triển một khu kinh tế lớn. Hiện tại chưa có trường đào tạo nghề chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của nhà đầu tư, chưa có bệnh viện đáp ứng về quy mô và chất lượng khám và chữa bệnh phục vụ cho các nhà đầu tư cũng như con cái và gia đình họ. Trên thực tế, một số nhà đầu tư triển khai công tác tuyển dụng lao động có tay nghề cao, các cán bộ kỹ thuật, các chuyên gia gặp không ít khó khăn. Trong quy hoạch xây dựng KTTM có bố trí đất để xây dựng các công trình công cộng song trên thực tế chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng xã hội trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Vì vậy, làm cho môi trường đầu tư ở KKTM vốn đã chưa hấp dẫn càng trở nên kém hấp dẫn hơn.

+ Hạ tầng các khu dân cư tái định cư cũng chưa được đầu tư xây dựng kịp thời và đồng bộ nên việc giải phóng mặt bằng hiện đang gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư nhất là trong các khu công nghiệp và khu du lịch. Các khu đô thị chưa được quy hoạch và chưa có nhà đầu tư có năng lực về tài chính để khởi động, hạ tầng các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí chưa được đầu tư xây dựng góp phần làm cho môi trương đầu tư tại Chu Lai chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

* Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập

Về cơ chế chính sách: Từ khi hàng loạt các khu kinh tế ra đời cho đến tháng 11-

2006,Chu Lai không những không thể hiện được tính chất vượt trội vốn có của mình mà

còn có nhiều mặt thể hiện sự tụt hậu hơn so với các quy định chung của pháp luật hiện hành và so với nhiều khu kinh tế khác trong cả nước. Điều này diễn ra như một tất yếu bởi vì, từ năm 2003 đến nay luật pháp nước ta đã có nhiều thay đổi ngày càng thông thoáng hơn theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, cùng với việc ra đời sau của các khu kinh tế trong cả nước trong khi đó khung pháp lý của khu KTM Chu Lai chậm thay đổi. Cụ thể trên các lĩnh vực như:

+ Ưu đãi về thuế: Chu Lai có nhiều lĩnh vực không được ưu đãi bằng các khu kinh

số nguyên nhiên vật liệu: Hầu hết các khu kinh tế hiện nay đều được hưởng thuế thu nhập cá nhân bằng 50% thuế suất quy định của Nhà nước, trong khi Chu Lai không được hưởng ưu đãi này. Một số ngành và lĩnh vực quan trong khi đầu tư vào các khu kinh tế khác thì được hưởng thuế suất về thuế lợi tức doanh mghiệp với tỷ lệ 10% suốt đời dự án trong khi ở Chu Lai không được ưu đãi này.

+ Về xây dựng kết cấu hạ tầng: Hầu hết các khu kinh tế, các nhà đầu tư kinh doanh

kết cấu hạ tầng đều được hưởng thuế suất thuế lợi tức ở mức đặc biệt và bằng 50% so với các khu kinh tế khác.

+ Về cơ chế quản lý: khu kinh tế mở Chu Lai vẫn còn trực thuộc tỉnh Quảng Nam

về mặt kế hoạch và tài chính nên chưa chủ động trong việc lập và bố trí kế hoạch đặc biệt trên lĩnh vực tài chính hoạt động của khu kinh tế mở Chu Lai như một đơn vị dự toán cơ sở.

+ Về cơ chế tài chính: Cơ chế tài chính cho Chu Lai không còn thực hiện theo cơ

chế được Chính phủ quy định tại Quyết định 108 mà được thực hiện theo quy định chung của luật ngân sách nên có nhiều khó khăn về nguồn thu cho phát triển khu kinh tế mở

+ Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan: chưa được ban hành và triển khai trên

thực tế

+ Cơ chế ưu đãi về vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đang gặp khó khăn cả về

bên trong lẫn bên ngoài hàng rào: Theo cơ chế hiện hành thì Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư

xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế. Việc đầu tư xây dựng bên trong chỉ thực hiện đối với các khu công nghiệp trong vùng đặc biệt khó khăn nên Chu Lai không được hưởng ưu đãi này. Mặt khác, để xây dựng khu kinh tế cần phải có nguồn vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng của ngân sách TW song nguồn thu này không đáp ứng cho nhu cầu xây dựng các công trình thiết yếu trong giai đoạn đầu.

* Hoạt động xúc tiến đầu tư còn nhiều yếu kém,biểu hiện trên một số khía cạnh cụ thể như:

+ Hình thức tổ chức XTĐT còn đơn giản, chủ yếu là tổ chức các cuộc hội nghị giới thiệu cơ chế chính sách trong và ngoài nước đối với các doanh nghiệp theo các đoàn do

các cơ quan của Chính phủ tổ chức mà chưa tổ chức được các cuộc XTĐT độc lập với sự tham gia của các nhà đầu tư dành riêng cho khu kinh tế mở Chu Lai.

+ Chưa xác định các đối tác chiến lược cần kêu gọi đầu tư một cách chủ động để từ đó tổ chức xúc tiến một cách bài bản mà thường rơi vào tình trạng bị động, lúng túng hoặc là tháp tùng các đợt xúc tiến đầu tư chung chung thiếu sự chuẩn bị chu đáo hoặc không được bố trí thời gian hợp lý để giới thiệu nội dung mà mình cần hoặc là phải tiếp đón quá nhiều các nhà đầu tư nhỏ lẽ. Trong khi đó không đến được với các nhà đầu tư lớn hoặc các nhà đầu tư lớn cũng không đến được với Chu Lai. Chu Lai đang cần các nhà đầu tư lớn nhất là các nhà đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng và các nhà đầu tư vào các khu chức năng để chính họ là những người kêu gọi các nhà đâù tư thứ cấp khác vào đầu tư trong các khu của họ làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng.

+ Chưa xây dựng các nhóm ngành, các danh mục dự án cần ưu tiên kêu gọi đầu tư một cách chủ động.

+ Chưa có bộ máy chuyên nghiệp làm công tác XTĐT mà chủ yếu dựa vào phòng xúc tiến đầu tư thuộc ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai để thực hiện việc này nên hiệu quả mang lại chưa cao.

+ Kinh phí đầu tư cho công tác này còn hạn chế, hằng năm ngân sách nhà nước đầu tư cho công XTĐT khoảng vài trăm triệu đồng thì chưa đủ điều kiện để tổ chức các các cuộc xúc tiến đầu tư quy mô được, chưa kết hợp các nguồn kinh phí xúc tiến đầu tư từ các doang nghiệp.

+ Công tác nghiên cứu về xúc tiến đầu tư chưa được chú trọng,chưa có bộ phận có trách nhiệm, có năng lực và được đầu tư đầy đủ các phương tiện và điều kiện làm việc, chưa kết nối với các cơ quan xúc tiến đầu tư của Trung ương trên địa bàn một cách có hiệu quả.

+ Chưa coi trọng việc đào tạo cán bộ cho công tác quan trọng này, mà thường sử dụng cán bộ một cách tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan của cán bộ lãnh đạo.

+ Công cụ phục vụ công tác xúc tiến đầu tư chưa được tăng cường nhất là hoạt động của website chưa tốt, chưa xây dựng được mạng lưới cộng tác viên trong và ngoài nước một cách rộng rãi.

Có thể nói rằng,việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa tại chỗ” là một bước tiến lớn trong công cuộc cải cách hành chính ở nước ta và đựơc thực hiện đầu tiên tại khu kinh tế mở Chu Lai, song trên thực tế còn nhiều vướng mắc cụ thể là:

+ Mặc dù có những cố gắng nhất định nên công tác cấp phép đầu tư và một số thủ tục khác được thực hiện khá nhanh, song việc phối hợp giữa các bộ phận chưa được chặt chẽ, đặc biệt là chưa xây dựng quy trình đầu tư theo cơ chế môt cửa nên trên thực tế có sự thiếu đồng bộ ở các khâu sau khi cấp phép như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các ưu đãi về thuế, cùng nhà đầu tư giải quyết kịp thời các phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư. Thủ tục đầu tư vừa có phần chậm như đã phân tích trên nhưng lại có phần lỏng lẻo do chưa có quy định về trách nhiệm của nhà đầu tư khi được cấp phép đầu tư nhất là trách nhiệm về tài chính nếu như chủ đầu tư không thực hiện theo hợp đồng đã ký kết. Lợi dụng tình hình này trong thời gian qua có không ít nhà đầu tư đến đăng ký đầu tư chiếm đất, hoặc có tình trạng chuyển nhượng dự án cho các nhà đầu tư khác dưới nhiều hình thức khác nhau song Ban Quản lý Chu Lai không biết.

+ Khi có vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, việc phối hợp giải quyết chưa kịp thời và hiệu quả, làm giảm niềm tin đối với nhà đầu tư nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng, cung cấp điện và nước.

+ Đối với một số dự án thẩm quyền cấp phép đầu tư thuộc TW thì thời gian cấp phép không thực hiện được theo yêu cầu của nhà đầu tư.

+ Bộ máy cán bộ làm công tác trên lĩnh vực này còn nhiều bất cập nhất là về kiến thức quản lý nhà nước và ngoại ngữ, tinh thần trách nhiệm chưa cao, một số có tư tưởng ỷ lại.

+ Điều hành của lãnh đạo chưa thật sự quán triệt nguyên tắc một cửa tại chỗ, chưa xác định đầu mối giải quyết công việc có tính chất tổng hợp và cơ quan phối hợp giải quyết, vì vậy công việc khi được giao và trên thực tế triển khai thường gặp vướng mắc.

+ Cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện mô hình một cửa tại chỗ còn thiếu và không tập trung: Chưa có trụ sở làm việc chính thức, thiếu các công cụ cần thiết khác.

+ Chưa xem cải cách thủ tục hành chính là một yếu tố của môi trường đầu tư có tính chất quyết định khi các ưu đãi đầu tư khác không còn nữa hoặc không đóng vai trò quyết định nữa.

* Nguồn nhân lực trên địa bàn KKTM trình độ thấp, số đông chưa qua đào tạo.

+ Nguồn lao động trên địa bàn KKTM Chu Lai có số lượng dồi dào với gần 600.000 người, hàng năm tỉnh quảng nam có gần 50.000 lao động đến tuổi cần việc làm trong đó khu vực các huyện đồng bằng và ven biển chiếm hơn 80% nguồn lao động. Tuy vậy, chất lượng nguồn lao động còn thấp. Theo số liệu thống kê tỷ lệ nguồn lao động qua đào tạo còn ở mức thấp mới đạt tỷ lệ 25%.

+ Cơ sở đào tạo công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật còn thiếu và yếu. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 1 trường Đại học mới được thành lập- Đại học Phan Châu Trinh, 3 trường cao đẳng, 3 trường trung học kỹ thuật một trường dạy nghề và các trung tâm dạy

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư để phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quang Nam ppt (Trang 36 - 45)