Một số kinh nghiệm về thu hút vốn để xây dựng khu kinh tế mở ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư để phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quang Nam ppt (Trang 26 - 30)

trong quá trình phát triển. Đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hoá ngày càng diễn ra sâu sắc, đầu tư nước ngoài đang trở thành xu hướng tất yếu, là một trong những biện pháp quan trọng để các nước đang phát triển thay đổi cơ cấu đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Ngoài các nhân tố cơ bản trên ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư phát triển. Một số nhân tố có tính chất nội tại như nguồn vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước và có tính chất ngân sách Nhà nước được quyết định bởi chủ trương đầu tư, khả năng về nguồn vốn của Nhà nước đầu tư hàng năm cho khu kinh tế... có ý nghĩa to lớn ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào khu KTM Chu Lai.

Làm rõ bản chất của các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư là cơ sở lý luận rất quan trọng để phân tích đánh giá tình hình thực tiễn và đề ra các giải pháp thiết thực để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư cho phát triển các khu kinh tế nói riêng, địa phương và quốc gia nói chung.

1.4. Một số kinh nghiệm về thu hút vốn để xây dựng khu kinh tế mở ở Trung Quốc Quốc

Từ đầu những năm 80 thế kỷ XX, Trung Quốc đã lần lượt cho ra đời nhiều loại hình khu kinh tế mở. Đợt thứ nhất là các đặc khu kinh tế như: Thẩm quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam. Đợt thứ hai là 15 thành phố ven biển được tuyên bố trở thành các vùng kinh tế mở cửa, với 18 vùng phát triển kinh tế kỹ thuật ở các thành phố đó. Đợt thứ ba, mở rộng các vùng kinh tế mở cửa ra 61 thành phố thuộc cấp huyện, 43 thành phố thuộc cấp quận và những vùng rộng lớn thuộc bán đảo Liêu Đông, vùng ven biển Bột Hải, bán đảo Sơn Đông… Thẩm Quyến là một đặc khu kinh tế được xây dựng đầu tiên, từ một huyện nằm dọc ven biển, sau đó phát triển ra nơi khác. Hiện nay Trung Quốc có 5 Đặc khu

kinh tế với tổng diện tích trên 35.000km2, dân số trên 10 triệu người. Năm 1996 các đặc

khu kinh tế của Trung Quốc đã tạo ra giá trị sản lượng trên 315 tỷ USD, xuất khẩu 30 tỷ USD (bằng 25-30% kim ngạch xuất khẩu cả nước).

Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một đặc khu thành công nhất của Trung Quốc về mọi phương diện. Mới chỉ thành lập sau 20 năm mà đặc khu kinh tế Thẩm Quyến từ một vùng hoang vắng dọc ven biển đã trở thành trung tâm kinh tế đứng đầu đất nước Trung Quốc, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 34%/

năm. Năm 1996 giá trị sản phẩm công nghiệp của thành phố tăng lên 1500 lần so với lúc chưa xây dựng (1979) số sản phẩm xuất khẩu trên 60% đã đi đến trên 70 nước trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hằng năm khoảng 1,5 lần [1, tr.28- 29].

Thành công trong việc thu hút vốn đầu tư của đặc khu kinh tế Thẩm Quyến nói riêng, của các khu KTM ở Trung Quốc nói chung có nhiều nguyên nhân hợp thành đáng lưu ý:

- Cơ chế chính sách ưu đãi là mối quan tâm hàng đầu, là chìa khoá cho sự thành công trong thu hút vốn đầu tư ở Trung Quốc. Chỉ thị của Chính phủ cho đặc khu Thẩm

Quyên chỉ rõ: “Chỉ cho chính sách không cho tiền”. Đó là các chính sác ưu đãi về thuế -

hệ thống thuế đơn giản và ưu đãi; về tín dụng - cho phép mở ra nhiều loại hình tín dụng, kể cả ngân hàng nước ngoài, tạo cơ hội cho phát triển các tổ chức tài chính trung gian; về quản lý ngoại hối- nới lỏng chính sách quản lý ngoại hối nhằm tự do hoá thương mại...

Đặc biệt, chính sách ưu đãi hợp lý,kết hợp hài hoà lợi ích và mục tiêu quốc gia và của các nhà đầu tư. Chính cơ chế quản lý gọn nhẹ đơn giản, thông thoáng đã hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Hoa kiều ở nước ngoài, các chính sách ưu đãi cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp chung của Trung Quốc và mạnh dạn phân cấp quyền lực và trao quyền tự chủ cho các đặc khu, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

- Huy động vốn xây dựng kết cấu hạ tầng bằng nhiều hình thức, trong đó vốn ngân sách tập trung trong những năm đầu cho những công trình trọng yếu, đồng thời thực hiện mạnh mẽ cơ chế bán quyền sử dụng đất, cơ chế “mượn gà đẻ trứng”- tức là khi muốn xây dựng một công trình nào đó, chính quyền công bố quy hoạch, phân tích hiệu quả, rồi kêu gọi mọi người góp vốn xây dựng, sau này sẽ xem xét ưu tiên khi công trình hoàn thành.

- Không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư, chính quyền Thẩm Quyến cho rằng để thu hút đầu tư thì ưu đãi về thuế chưa đủ mà cần phải có một môi trường đầu tư hấp dẫn

nhất là cơ sở hạ tầng kể cả hạ tầng cứng và hạ

tầng mềm.

Qua nghiên cứu các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc có thể rút ra một số bài học thực

+ Phải xây dựng được hành lang pháp lý nhất quán, tạo được các ưu đãi đặc biệt về tài chính, tín dụng, ngoại hối, đất đai, lao động, cư trú, xuất nhập cảnh và kết cấu hạ tầng đồng bộ cả về kỹ thuật lẫn xã hội để hấp dẫn các nhà đầu tư.

+ Phải xây dựng cơ chế đặc biệt với thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước và phù hợp với các thông lệ quốc tế. Song phải có cơ chế giám sát các hoạt động kinh tế trong khu để đảm bảo chủ quyền quốc gia.

+ Phải xây dựng một kết cấu hạ tầng đồng bộ cả về kỹ thuật lẫn xã hội với chất lượng cao để tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư

+ Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức để thu hút vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là cho xây dựng kết cấu hạ tầng.

Kết kuận chương 1

KKTM Chu Lai là kktm đầu tiên của Việt Nam, được Chính phủ thành lập được thực hiện các cơ chế chính sách hấp dẫn và thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra vùng kinh tế động lực cho sự phát triển của tỉnh Quảng Nam nói riêng và của khu vực miền Trung nói chung, qua đó rút kinh nghiệm cho mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

KKTM Chu Lai được thành lập nhằm thu hút vốn đầu tư. Vốn đầu tư lại có vai trò quan trọng có tính chất quyết định đến sự hình thành và phát triển của KKTM Chu Lai.

Vốn đầu tư phát triển KKTM Chu Lai bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, được hình thành từ các nguồn khác nhau trong và ngoài nước bao gồm vốn của ngân sách nhà nước và các nguồn có tính chất ngân sách, vốn của các tổ chức tín dụng, vốn của các doanh nghiệp, vốn của dân cư...

Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển KKTM Chu Lai rất lớn không chỉ cho xây dựng kết cấu hạ tầng mà còn chính là để phát triển sản xuất kinh doanh. Việc thu hút vốn đầu tư chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau nhưng lại có mối quan hệ tác động biện chứng với nhau. Đó là các nhân tố về môi trường chính trị xã hội; cơ chế chính sách; kết cấu hạ tầng; nguồn nhân lực, các điệu kiện về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên…

Xác định đúng đắn vai trò, vị trí của kktm Chu Lai, làm rõ tầm quan trọng và nhu cầu vốn đầu tư, phân tích có hệ thống các nguồn hình thành cùng với các nhân tố ảnh

hưởng và tìm hiểu kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở các khu kinh tế mở của Trung Quốc là cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết cho việc phân tích đánh giá tình hình thu hút đầu tư và đề ra các giải pháp khả thi để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư để xây dựng thành công KKTM Chu Lai tỉnh Quảng Nam.

Chương 2

THựC TRạNG THU HúT CáC NGUồN VốN ĐầU TƯ VàO KHU KINH Tế Mở CHU

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư để phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quang Nam ppt (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)